Lối sử dụng ẩn dụ trong dân ca Sán Chí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 66 - 68)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2.1. Lối sử dụng ẩn dụ trong dân ca Sán Chí

Theo GS. Trần Đình Sử: “Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cơ sở dịng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cai được nĩi tới thì giấu đi một cách kín đáo” [9, 11].

Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đĩ vế biểu thị đối tượng cần so sánh bị giảm lược đi, chỉ cịn lại vế được dùng để so sánh. Ẩn dụ là biện pháp tu từ (gọi tắt là ẩn dụ tu từ) được sử dụng phổ biến trong thơ ca nĩi chung, văn học dân gian nĩi riêng. Trong sịnh ca Sán Chí, ẩn dụ cũng được xem là một phương thức biểu hiện tạo nên tính đa nghĩa về ngơn từ, ngồi ra biện pháp tu từ này cịn cĩ tác dụng diễn đạt sâu sắc thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trữ tình.

Những hình ảnh ẩn dụ thường xuất hiện trong lời thơ của các khúc hát sịnh ca là:

Thuyền, chim én, chim sẻ, mây đen, tùng, bách... (ẩn dụ chỉ chàng trai); hoa, trăng, sao Bắc Đẩu, phượng hồng, vịt quý... (ẩn dụ chỉ cơ gái).

Mỗi hình ảnh ẩn dụ trên đều mang giá trị biểu cảm riêng và được sử dụng phù hợp với hồn cảnh, tâm trạng, thĩi quen dùng từ của người nĩi. Như vậy, một trong những cơ sở để làm nảy sinh và hiểu được ý nghĩa của ẩn dụ trong sịnh ca Sán Chí là mơi trường diễn xướng, hồn cảnh phát ngơn của chủ thể trữ tình. Cho nên, cĩ những trường hợp, chỉ cĩ những người cùng trực tiếp tham gia cuộc hát đối đáp, giao duyên mới hiểu được hết ẩn dụ trong lời hát của đối phương dựa trên hồn cảnh, chủ đề phát ngơn cụ thể. Như vậy, phép ẩn dụ đã nảy sinh ngẫu nhiên tại một thời điểm nhất định do sự quy ước ngầm một hình ảnh nào đĩ với đối tượng định nĩi tới (thường là quy ước của chủ thể phát ngơn).

Cnụ lại tốu líu nẩy

Mảo sịc nẹng ọc dắng hộ phụng Nhặt tặu pển trồi hộ phụng sẳng

Pặc tặc cnặt jặn lạc na phụng. [5, bài 325]

(Vừa đến đây với em

Chẳng biết nhà em ở phương nào Mặt trời thì trú ở nơi đâu

Bảy sao Bắc Đẩu lạc chốn nào).

Lời hát trên là của chàng trai. Trong đĩ cĩ hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, sao Bắc Đẩu. Chàng hỏi hai đối tượng trên nhưng thực chất là ngầm hỏi về nơi ở của cơ gái (đang ở chốn phương trời nào). Và cơ gái dường như hiểu được hàm ý của chàng trai, đã mượn “mặt trời”, “sao Bắc Đẩu” để thơng báo gián tiếp tới anh nơi ở của mình :

Cnụ lại tốu líu nẩy

Chính sịc lạng ọc dắng hộ phụng Nhặt tặu pển trời tọng phụng sẳng

Pặc tặc cnặt jặn cnội nhệt heng. [5, bài 326]

(Vừa đến đây với anh

Đã biết nhà anh ở phương nào Mặt trời kia ở phương Đơng Bảy sao Bắc Đẩu đi theo trăng).

Trong nhiều khúc hát, nhân vật trữ tình đã khéo léo bộ lộ cảm xúc của mình thơng qua các hình ảnh ẩn dụ:

Phọng cnụi dăng mui lạc tành cnện Dặng mui vạ phắt lèng dạu dạu Dặng mui sá lạc vụng dặng lẩy

Mảo tạn mảo com cịng dến chại. [5, bài 799]

(Trước sân giĩ thổi cành mai ngả Cành mai đơm hoa sáng lung linh Cây mai trồng ở trong lịng muội Mẫu đơn đâu dám trồng chung vườn).

Đặt lời hát trên trong bối cảnh cuộc đối đáp giao duyên của đơi trai gái thì hình ảnh “cành mai” là ẩn dụ để nĩi về người con gái, cịn “hoa mẫu đơn”

chỉ chàng trai. Hoa mẫu đơn, hoa mai đều là những lồi hoa đẹp và quý được ngầm ví với anh và em. Lối nĩi ẩn dụ như trên đã làm cho lời thơ nghe mượt mà, bĩng bẩy, hấp dẫn hơn.

Những hình ảnh, con vật gần gũi, thân quen như: vịt, ngỗng, chim, cá... cũng được người Sán Chí dùng để so sánh ngầm với hồn cảnh, tình cảm của mình. Lối nĩi về các sự vật, hiện tượng như đơi cá bơi theo dịng nước; “cá tiên” "vịt quý" cùng bơi lội tung tăng... là cách nĩi thơng thường trong cuộc sống. Nhưng khi những lời hát trên được đặt trong bối cảnh gặp gỡ, tâm tình

của đơi lứa thì hình ảnh “đơi cá”; “cá tiên – vịt quý” lại mang ý nghĩa bĩng giĩ, ẩn dụ. Ngụ ý của chàng trai ở đây muốn nhắn gửi tới cơ gái rằng: đến những sinh vật nhỏ bé như cá, hay vịt cịn cĩ đơi cĩ cặp, huống chi anh vẫn cịn cơ đơn, chỉ mong được kết bạn, được sánh bước cùng em đến trọn đời.

Hình ảnh “hoa đào” mọc trên núi, trên rừng vốn quen thuộc với người dân Sán Chí đã được chàng trai ở khúc ca sau ngầm ví với người con gái anh yêu qua lời hát giao duyên:

Nhặn sịch tạo vạ sẹng tặc chơu Tạo vạ anh cú lẩy vạ dên Tạo vạ sẹng jên nhặn cnái líu

Lang lai chải hàu cnái họng chậy. [5, bài 73]

(Ai cũng biết hoa đào nở sớm Hoa đào tàn, hoa mận đầy vườn Hoa đào nở trước người hái hết Anh tới sau chỉ hái cành khơng).

Sắc đẹp rực rỡ, tươi tắn tràn đầy nhựa sống của hoa đào đã khiến chàng trai liên tưởng tới cơ gái mình đang tưởng nhớ. "Hoa đào người đã hái hết" ý muốn nĩi cơ gái đã cĩ người yêu, cĩ nơi cĩ chốn. Gián tiếp gọi người thương là hoa, qua lời hát chàng trai như muốn bộc lộ sự nuối tiếc vơ hạn của mình khi biết sẽ chẳng cịn cơ hội nào để đến với em.

Nhìn chung, người Sán Chí thường mượn những hình ảnh, sự vật, con vật gần gũi thân thuộc (trăng, hoa, thuyền, chim, con nhện, con cá...) để gọi thay tên mình, hoặc gọi thay người khác. Sự phong phú về hình ảnh ẩn dụ suy cho cùng cũng là sản phẩm của lối tư hình tượng nằm trong nhiều chủ thể khi diễn xướng, phát ngơn. Cách nĩi ẩn dụ, kín đáo giúp người Sán Chí cĩ thể dễ dàng trao gửi tình cảm, bộc lộ nhiều suy tư, chất chứa, khĩ diễn tả một cách trực tiếp. Những hình ảnh ẩn dụ đã đem lại nhiều giá trị biểu cảm nhất định cho lời thơ trong sịnh ca nĩi chung.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)