Giá trị của nghệ thuật so sánh trong dân ca Sán Chí

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 62 - 66)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1.2. Giá trị của nghệ thuật so sánh trong dân ca Sán Chí

Biện pháp so sánh gĩp phần tạo nên những ấn tượng thẩm mỹ phong phú cho người đọc; giúp người đọc cĩ thể cảm nhận sâu sắc hơn về đặc điểm, thuộc tính của đối tượng, sự vật, hiện tượng nào đĩ được so sánh. Trong dân ca Sán Chí, biện pháp so sánh được sử dụng như một phương tiện biểu hiện khiến lời thơ mang ý tứ, nội dung sâu sắc. Khi nĩi đến giá trị biểu hiện của ngơn ngữ ở

thể loại trữ tình là chúng ta nĩi tới "tính đa nghĩa" của từ biểu thị, nĩ khiến cho cả câu văn, văn bản hay nội dung trữ tình mang nhiều hơn một tầng ý nghĩa. Trong lời thơ sịnh ca Sán Chí, giá trị biểu hiện của phép so sánh nằm chủ yếu ở các hình ảnh thuộc vế B. Những hình ảnh thiên nhiên dùng để so sánh với em

(cơ gái) hoặc với anh (chàng trai) đã làm rõ điều đĩ. Mỗi hình ảnh so sánh, hoặc tập hợp các hình ảnh cùng trường nghĩa đều cĩ giá trị biểu cảm riêng. Qua bảng thống kê trên cho thấy, khơng phải ngẫu nhiên "cơ gái" lại được so sánh ngang bằng với nhiều hình ảnh thiên nhiên đến vậy. Trong tư duy nghệ thuật của người Sán Chí, luơn tồn tại những hình ảnh được xem là biểu tượng cho cái đẹp, cho tuổi trẻ, và họ quan niệm: vẻ đẹp của thiên nhiên chính là chuẩn mực, là thước đo cho vẻ đẹp của con người, nhất là người phụ nữ. Ví cơ gái như "trăng" như "sao" đang lung linh toả sáng hay như hoa mẫu đơn, hoa đào, hoa sen đang ở độ tươi tắn, đẹp đẽ là ngụ ý khẳng định cơ gái - nhân vật trữ tình - đang ở độ tuổi trăng trịn, xinh xắn và tràn đầy sức sống. Ngược lại chàng trai thường ví mình là người hèn kém, ví mình như "đám mây đen",

chỉ dám đứng xa nhìn "nguyệt", mang nhiều mặc cảm, sự buồn phiền vì thấy khơng xứng với em.

Vậy nên, khi giá trị của cơ gái càng được nâng lên thì khoảng cách giữa em và anh càng lớn, càng khiến chàng trai mang thêm nỗi cơ đơn, mất hy vọng.

Như vậy cĩ thể thấy, vế B trong cấu tạo hình thức so sánh khơng chỉ làm rõ hơn về đối tượng so sánh ở vế A mà khi đặt tồn bộ cấu trúc so sánh dưới điểm nhìn của người nĩi, ta sẽ thấy rõ hơn giá trị của phép so sánh trong việc biểu hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình.

Ví dụ:

Kến mỏi cại líu nẩy

Họp jéng mơ mơi nhệt sẳng lai Nhản jéng thện jặn mơi jéng nhệt

Hou jéng lện vạ sui mền hại. [5, bài 241]

(Thấy em tươi tắn em ơi

Trơng tựa vành trăng lưỡi liềm lên Mắt tựa sao trời mày tựa nguyệt Miệng tựa hoa sen nở trên ao).

Trong khúc ca trên, sự điệp lại bốn lần liên từ "jéng" (tựa); sự phong phú về hình ảnh so sánh: bạc vàng, trời cao, nguyệt, bơng sen… đã gĩp phần nhấn mạnh vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ, tươi tắn của cơ gái. Hình tượng "em" ở đây được nhìn nhận đánh giá dưới con mắt của chàng trai đang yêu nên sắc đẹp của cơ gái càng trở nên lung linh, toả sáng, đáng quý hơn. Sự xuất hiện của "em" cũng đã tác động mạnh mẽ tới tâm lý của chàng trai. Khi đứng trước người đẹp, anh đã khơng khỏi ngỡ ngàng, bối rối, liên tưởng tới bao hình ảnh đẹp để mà ví von, ngợi ca cơ. Như vậy phép so sánh trong khúc ca trên khơng chỉ dùng để khẳng định vẻ đẹp của cơ gái (nhân vật xuất hiện gián tiếp) mà qua đĩ cịn gĩp phần hé mở tâm trạng phấn chấn, ngạc nhiên của người nĩi (nhân vật trữ tình "anh").

Cách so sánh dùng từ sỉ (là) như đã nĩi trên mang tính khẳng định cao về đặc điểm, thuộc tính của đối tượng được so sánh. Mượn hình ảnh hay sự vật quý giá để ví von với người thiếu nữ một mặt nhằm tơn vinh, ca ngợi sắc đẹp của "phái yếu", mặt khác thể hiện quan niệm thẩm mỹ khá tinh tế, phong phú của người Sán Chí.

Trong một số khúc ca, nhân vật trữ tình là chàng trai, thơng qua cách nĩi so sánh để làm nổi bật đối tượng (chủ yếu là cơ gái) đã bộc lộ nỗi buồn đơn phương, cảm giác hụt hẫng khi nhận thấy mình khơng xứng với "em":

Hẹng cú cnện chặu cặp màn chặu Sịc sắng dỉ nạn chại cối vạ

Nẹng sỉ cối vạ chại cối tày

Hơu dặng nạn chịng sịch tặu tện.[5, bài 457]

(Đi qua ngàn châu rồi vạn châu Trên đá thực khĩ trồng hoa quế Nàng là hoa quế trồng đất quý Giống tốt khĩ trồng trên ruộng đá).

Ở khúc ca trên, sự so sánh đã khẳng định giá trị cao quý của em (em như hoa quế - loại cây quý và hiếm). Giá trị này càng lớn, lại càng thể hiện sự thất vọng, bi quan của chàng trai (anh sẽ khĩ đến với em như hoa quế khĩ trồng trên ruộng đá). Trong nhiều bài hát, chàng trai tự ý thức về thân phận nghèo hèn của mình, đâu sánh được với em "giàu xinh".

Hai vế A, B trong cấu trúc so sánh đơi khi cịn tạo thành những cặp so sánh sĩng đơi nhằm biểu hiện hai hồn cảnh, hai thân phận khác nhau của hai chủ thể "anh" và "em". Cấu trúc so sánh sĩng đơi này gĩp phần diễn tả tâm trạng, khát vọng trong tình yêu của nhân vật trữ tình.

Ví dụ:

Dến chí phội lại túi mền chủ Lện vạ chến tằng phịng lai cnịu Nẹng sỉ cối nhặn cnắng cối nhổi

Tảy sỉ pặn nhặt jặm lẩy sặu.[5, bài 502]

(Chim én bay đến trước chỗ ngồi Hoa sen chuyển chỗ, phượng đến chầu Em là quý nhân nĩi lời đẹp

Anh là người nghèo, trong lịng sầu).

Các cặp so sánh đơi thường xuất hiện là: em là quý nhân - anh là người khĩ; em là người giàu – anh là người nghèo; em là phượng hồng – anh là chim sẻ; em là nguyệt sáng – anh là mây đen.

Cách thức so sánh song song thành cặp như vậy khơng chỉ nhấn mạnh vào sự đối lập về hồn cảnh giữa anh và em trong ý thức của nhân vật trữ tình để từ đĩ nhân vật nảy sinh nhiều tâm trạng mà cịn bộc lộ ước mơ được gắn bĩ, giao kết của đơi lứa trong tình yêu.

Tĩm lại, đối tượng được so sánh trong sịnh ca Sán Chí chủ yếu là con người, cịn đối tượng dùng để so sánh cĩ thể là hình ảnh thiên nhiên, là đồ vật cụ thể, hoặc sự vật mang tính trìu tượng... Từ so sánh thường dùng là liên từ sỉ

(là, như), jéng (tựa). Cách so sánh phần nhiều hướng tới thể hiện quan niệm: thiên nhiên là chuẩn mực cho con người. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong tư duy của người Sán Chí nĩi riêng cũng như con người nĩi chung xưa kia. Trong sịnh ca Sán Chí, phép so sánh ngồi việc biểu hiện quan niệm thẩm mỹ của con người, làm rõ đối tượng được so sánh, khi đặt dưới điểm nhìn của người hát nĩ cịn cĩ tác dụng bộc lộ cách nhìn chủ quan gắn với những tâm trạng khác nhau trong hồn cảnh khác nhau của hình tượng nhân vật trữ tình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)