Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 81 - 83)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các DNNVV trên địa bàn

thành phố Vĩnh Yên có tính cạnh tranh còn hạn chế về khối lƣợng, thị phần, chất lƣợng, tính độc đáo của sản phẩm...

Thứ hai, giá cả của các sản phẩm do các DNNVV trên địa bàn sản xuất

và cung ứng trên thị trƣờng chƣa đảm bảo tính cạnh tranh mạnh so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp thuộc các địa phƣơng khác.

Thứ ba, mạng lƣới phân phối sản phẩm còn nhiều hạn chế, chƣa đồng

bộ, thiếu tính hệ thống và hiệu suất hoạt động, tác dụng phân phối chƣa cao.

Thứ tư, các chiến lƣợc và giải pháp khuếch trƣơng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên còn nhiều hạn chế, chƣa hoàn toàn đủ mạnh tác động đến các quyết định của ngƣời tiêu dùng.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

(1) Nguyên nhân từ cơ quan quản lý

- Môi trƣờng vĩ mô:

+ Do môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, luôn biến động, chƣa thật lành mạnh: Hàng nhập lậu qua biên giới còn nhiều, đặc biệt là hàng Trung Quốc với giá bán rất rẻ, dần chiếm thị trƣờng nông thôn và miền núi.

+ Do sự phân hóa ngày càng lớn về thu nhập của ngƣời tiêu dùng giữa thành thị, nông thôn và miền núi nên mức tiêu dùng ở nông thôn và miền núi còn rất thấp so với thành thị. Khả năng xâm nhập các loại sản phẩm vào hai loại thị trƣờng trên do đó rất khó khăn.

- Sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan quản lý đối với hệ thống các DNNVV trên địa bàn thành phố:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cần tiếp tục tăng cƣờng và phát huy mạnh mẽ hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố và Quỹ Đầu tƣ phát triển thành phố, trong đó trong giai đoạn hiện nay cần tăng cƣờng hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, vực dậy sản xuất.

- Hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp cần mở rộng hình thức hoạt động, đồng thời mạnh dạn có những cơ chế đột phá đặc biệt phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn.

- Triển khai đồng loạt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ về mặt vốn, tài chính, lãi suất, mà cả về cơ chế chính sách trong đầu tƣ, mở rộng sản xuất, phát triển thị trƣờng tiêu thụ để doanh nghiệp vƣơn lên.

- Tiếp tục duy trì đều đặn các buổi đối thoại, trao đổi giữa Lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp.

(2) Các nguyên nhân từ phía DNNVV

Thứ nhất, DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ít vốn và khả năng

tiếp cận vốn hạn chế. Tình trạng ít vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của DNNVV của thành phố.

Thứ hai, tình trạng kĩ thuật và công nghệ lạc hậu. Thực trạng này đang

đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Tình trạng đó dẫn đến chủng loại sản phẩm, tính độc đáo của sản phẩm, chất lƣợng của sản phẩm còn nhiều hạn chế; năng suất lao động chƣa cao.

Thứ ba, năng lực quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thậm chí còn yếu. Trình độ, năng lực tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp có hạn chế rất lớn, nhiều doanh nghiệp chƣa có chiến lƣợc kinh doanh mà vẫn chủ yếu kinh doanh dựa trên kinh nghiệm, kinh doanh theo phi vụ. Các chiến lƣợc phân phối, chiến lƣợc truyền thông và xúc tiến thƣơng mại của các DNNVV của Vĩnh Yên cũng còn nhiều yếu kém: Tầm hoạt động và mạng lƣới phân phối sản phẩm hẹp; hoạt động xúc tiến thƣơng mại còn giản đơn, sơ lƣợc và không có hiệu quả thiết thực; chi phí cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại rất thấp.

Thứ tư, hạn chế trong tiếp cận nguồn nguyên vật liệu giá cạnh tranh và

chƣa có thƣơng hiệu doanh nghiệp. Đa số các DNNVV trên địa bàn Vĩnh Yên phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Công nghiệp chế tạo vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp. Nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm có sự tăng trƣởng cao (hàng da giày, dệt may, chế biến thực phẩm...) đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

Thứ năm, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp. Thách thức rất lớn của DNNVV trên địa bàn thành phố là chất lƣợng nguồn nhân lực thấp. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản trị. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)