5. Kết cấu nội dung của luận văn
2.4.4. Lợi nhuận độc quyền
Trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận độc quyền do tính khác biệt của sản phẩm hàng hóa, có tính chất độc quyền và đáp ứng đƣợc thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thị trƣờng vẫn tồn tại rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều khách hàng tiềm năng, có tiềm lực tài chính mạnh, có nhu cầu cao, sẵn sàng đầu tƣ những khoản tiền lớn để mua những sản phẩm có những đặc điểm đặc thù (hàng độc) hơn so với những sản phẩm khác.
2.4.5. Thương hiệu của doanh nghiệp
- Thƣơng hiệu của doanh nghiệp: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lƣợng khách hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận... Nhƣng để đạt đƣợc các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo đƣợc uy tín của mình trên thị trƣờng, phải tạo đƣợc vị thế của mình trong con mắt của khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thƣơng hiệu của doanh nghiệp đó là “con ngƣời trong doanh nghiệp”, là uy tín của doanh nghiệp về đẳng cấp của sản phẩm hàng hóa, về đạo đức kinh doanh...
- Giá trị thƣơng hiệu của doanh nghiệp: Đƣợc thể hiện ở trong tâm lý khách hàng thông qua các nhận diện thƣơng hiệu ở nhãn hiệu sản phẩm, ở logo, màu sắc thƣơng hiệu, ở slogan...
Có thể khái quát các chỉ tiêu đánh gái năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm 2 nhóm:
- Nhóm các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh: Quy mô, số lƣợng, chất lƣợng: Sản phẩm, nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, vốn kinh doanh, diện tích đất đai, nhà xƣởng…
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả cạnh tranh: Thị phần, giá cả, mức độ đáp ứng thị trƣờng, khả năng phản ứng với các đối thủ cạnh tranh, sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ, thƣơng hiệu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.1. Chỉ số đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhóm chỉ số Các chỉ số thành phần
Năng lực tài chính
- Tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận
- Tăng trƣởng thị phần
Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất)
- Khả năng nâng cao thƣơng hiệu và uy tín doanh nghiệp
- Khả năng nâng cao thƣơng hiêu về sản phẩm dịch vụ trên thị trƣờng
Trình độ trang bị và công nghệ
- Năng lực mạng lƣới
- Khả năng ứng dụng KHCN vào cung cấp sản phẩm dịch vụ
- Khả năng và tốc độ đổi mới công nghệ - Mức độ hiện đại và công nghệ đang sử dụng
Năng lực marketing
- Năng lực nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ - Khả năng giảm giá bán, giá cƣớc
- Năng lực mạng lƣới phân phối và xúc tiến hỗn hợp
Cơ cấu tổ chức
- Độ linh hoạt trong tổ chức sản xuất, đổi mới sản xuất
- Mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất Nguồn nhân lực - Đánh giá lao động
- Động lực đối với ngƣời lao động Năng lực hợp tác trong
nƣớc và quốc tế
- Khả năng liên doanh liên kết hợp tác kinh doanh trong nƣớc
- Khả năng hợp tác quốc tế trong mở rộng thị trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Vĩnh Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên có là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dƣơng; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hƣớng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hƣớng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam. Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đƣa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nƣớc nhƣ: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9-50m so với mặt nƣớc biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hƣớng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và đƣợc chia thành 2 vùng: Vùng đồi thấp và vùng đồng bằng - đầm lầy. Nhìn chung, địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho giao thông, xây dựng.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu đƣợc chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. Nhìn chung, thời tiết của Thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lƣợng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lƣợng mƣa tập trung theo mùa, sƣơng muối, kết hợp với điều hiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mƣa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.
Về thủy văn, Thành phố có nhiều hồ ao, trong đó Đầm Vạc rộng 144,52 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nƣớc quan trọng. Thành phố Vĩnh Yên nằm ở lƣu vực sông Cà Lồ và sông Phó Đáy, nhƣng chỉ có một số con sông nhỏ chảy qua, mật độ sông ngòi thấp. Khả năng tiêu úng chậm đã gây ngập úng cục bộ cho các vùng thấp trũng
3.1.1.4. Tài nguyên, môi trường
- Tài nguyên đất: Theo đánh giá của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc, cho thấy đất đai của Vĩnh Yên đảm bảo tiêu chuẩn đất trồng lúa và nhiều loại cây rau, màu. Nhóm vật liệu xây dựng có đất sét, đá xây dựng, cuội cát sỏi,… trong đó, mỏ đất sét Đầm Vạc là mỏ đất sét lớn.
- Môi trƣờng không khí: Về cơ bản, chƣa bị ô nhiễm nhiều do sự phát triển của các khu công nghiệp, chủ yếu là do phƣơng tiện giao thông, vận tải và tiếng ồn của tàu hỏa, máy móc xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc, dân số trung bình năm 2013 là 1.020.597 ngƣời. Theo ƣớc tính của chính quyền thành phố, tính cả dân số không thƣờng trú tại Thành phố, thì tổng số dân số sử dụng kết cấu hạ tầng thành phố, khoảng 104.520 ngƣời. Mật độ dân số thành phố Vĩnh Yên năm 2013 là 824 ngƣời/km2, cao gấp gần 2,3 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh. Nếu tính cả số dân không thƣờng trú, thì mật độ dân số lên tới khoảng 2.057 ngƣời/km2, gấp 2,53 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh.
Bảng 3.1. Dân số và cơ cấu dân số thành phố Vĩnh Yên
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013
Dân số trung bình Ngƣời 98.384 101.336 102.253
- Nam " 48.648 50.108 50.060
- Nữ " 49.735 51.227 52.173
- Thành thị " 84.790 87.334 8.829
- Nông thôn " 13.593 14.001 1.414
- % thành thị % 88 91 92
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011- 2013 3.1.2.2. Nguồn nhân lực
Theo số thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 có 61,8 nghìn ngƣời, chiếm 65,2% tổng dân số. Trong đó, lao động khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp là chiếm 17,2%; khu vực công nghiệp + xây dựng chiếm 40,1%; khu vực dịch vụ chiếm 42,7%. Trên thực tế, số lƣợng lao động làm nông nghiệp giảm mạnh, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh. Hiện nay, Thành phố còn 2 xã nông nghiệp, song đã có kế hoạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nhiều ngƣời nông dân hiện chƣa chuyển đổi đƣợc ngành nghề mới một cách ổn định nhƣng họ cũng không còn là những ngƣời làm nông nghiệp theo đúng nghĩa, vì thế, số liệu về lao động nông nghiệp nêu trên chỉ là số tƣơng đối và mang tính thời điểm.
Chất lƣợng nguồn nhân lực của Thành phố từng bƣớc đƣợc nâng lên, do đòi hỏi của quá trình phát triển. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang hoạt động kinh tế, lao động có trình độ chuyên môn trở lên chiếm 21,2%, Sơ cấp và trung cấp nghề chiếm 10,4%. Đây là một lợi thế to lớn của Thành phố trong quá trình phát triển. Tuy vậy, số lao động chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 68,4%.
Bảng 3.2. Dịch chuyển cơ cấu lao động
Đơn vị: % Khu vực 2011 2012 2013 Tổng số lao động 100,0 100 100,0 - Khu vực NN 32,4 17,2 17,0 - Khu vực CN 31,5 40,3 35,9 - Khu vực DV 36,1 42,5 47,1
Nguồn: Phòng thống kê thành phố và Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011- 2013
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp, từ 67,6% năm 2012 lên 82,8% năm 2013. Theo xu thế đã đƣợc hình thành trong quá khứ, dự kiến tỷ trọng lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 83%. Mức độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp hàng năm đạt 3,08%/năm, thuộc loại giảm nhanh so với trung bình cả nƣớc (1%/năm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2.3. Môi trường văn hóa, nhân văn
Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng đất cổ xƣa, có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời. Qua nhiều lần tách nhập, mở rộng, đến ngày 01/01/1997, Thành phố Vĩnh Yên đƣợc xác định trở lại là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, dân số thƣờng trú hơn 100 ngàn ngƣời, chủ yếu là dân tộc Kinh.
Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh tàn phá, cho đến nay, vùng đất Vĩnh Yên vẫn còn nhiều công trình văn hoá có giá trị lớn nhƣ: chùa Tích, chùa Cói, đình Đông Đạo, chùa Hà Tiên, chùa Phú… Hoà quyện với các giá trị văn hoá hiện vật là các lễ hội truyền thống và các loại hình văn hoá dân gian đặc trƣng nhƣ lễ hội đình Cả, tứ thú Nhân Lƣơng, lễ hội móc khuỷ ở Khai Quang, lễ hội giết trâu ở Thanh Trù...
3.1.2.4. Điều kiện kinh tế, xã hội
Từ ngày tái thiết lập tỉnh 1/1/1997, Thành phố Vĩnh Yên trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá xã hội lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Với hệ thống hạ tầng kiến trúc ngày càng hoàn thiện tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, Thành phố thực sự thay đổi. Nổi bật là ngành sản xuất công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với qui mô lớn, tập trung ở các vùng ven Thành phố, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi và nguồn lực lao động dồi dào.
Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn (1999-
2013) đạt 17,2%/năm. GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 56,8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế (năm 2013): Công nghiệp - Xây dựng chiếm 60,1%; Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 29,18% và Nông lâm thuỷ sản chiếm 10,72%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.3. Đánh giá chung những ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
3.1.3.1. Thuận lợi
- Vị trí địa kinh tế: Là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của tỉnh, gần sân bay quốc tế Nội Bài; Đầm Vạc có ấn tƣợng sâu đậm nhƣ Tam Đảo và địa hình đa dạng để phát triển các loại hình kinh tế;
- Hiếm có thành phố nào ở miền Bắc có mặt nƣớc rộng nhƣ Vĩnh Yên, biểu tƣợng của thành phố là cánh vạc. Môi trƣờng tự nhiên của Vĩnh Yên khác các thành phố khác, đây là lợi thế lớn.
- Có vị trí thuận lợi, sự kết nối tốt với Tam Đảo, với Hà Nội và với Phú Thọ. Ngoài ra, thành phố nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Khẩu - Lao Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế khu vực.
- Sức phát triển kinh tế tốt, tốc độ tăng trƣởng cao; GTGT/ngƣời cao.
- Vĩnh Yên đã rở thành một trung tâm hành chính cấp vùng (yêu cầu phải phát triển mạnh dịch vụ tài chính - ngân hàng, giáo dục và y tế);
- Vĩnh Yên đƣợc quy hoạch và đầu tƣ với tƣ cách là địa phƣơng nằm trong vùng động lực của Vĩnh Phúc.
- Đã hình thành mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là từ Nhật Bản. Có nhiều cơ hội tiếp cận với những ngành công nghệ sạch (từ các doanh nghiệp Nhật Bản)
Tất cả những thuận lợi trên, cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có cơ hội phát triển đa dạng ngành nghề, có động lực, có điều kiện để phát triển, có khả năng giao lƣu, kết nối về sản phẩm, nguyên liệu, các yếu tố đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các địa phƣơng khác trong tỉnh và trong cả nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.3.2. Khó khăn
- Đây là thành phố nhỏ, chỉ trên 10 vạn dân, mới lên thành phố đƣợc gần chục năm nay, trong thành phố còn 2 xã nông thôn;
- Hạ tầng sản xuất, xã hội và giao thông còn rất yếu kém;
- Quỹ đất nhỏ, mật độ dân số cao, toàn bộ quỹ đất đã đƣợc sử dụng. Nếu so đất xây dựng còn dƣ địa cho phát triển, thì thành phố Vĩnh Yên thuộc vào loại thấp nhất so với các thành phố ở Miền Bắc;
- Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm rất phổ biến. Tuy nhiên, lại thiếu nhân lực chất lƣợng cao, thừa lao động giản đơn;
- Công tác giải phóng mặt bằng và bồi thƣờng còn chậm; quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, nhất là quản lý môi trƣờng;
- Phân hóa giàu nghèo ở Vĩnh Yên thuộc loại lớn của tỉnh;
- Dân trí, nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế.
Tất cả những khó khăn trên đều ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của