Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 45 - 112)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp gồm các tài liệu, báo cáo đã công bố trên các công trình, tạp chí, bài báo trong và ngoài nƣớc; các báo cáo tổng kết các chỉ tiêu kinh tế xã hội thành phố các năm, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua từng năm; định hƣớng của thành phố trong phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên...

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm xử lý số liệu khác để tiến hành phân nhóm, phân tổ, phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố tổng hợp thành các hệ thống bảng biểu, số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.3.1. Số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về các đặc điểm của thành phố Vĩnh Yên, về hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố; kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp về các yếu tố đầu vào, về tổ chức quản trị doanh nghiệp, về marketing, tiêu thụ hàng hóa… (qua các tƣ liệu, số liệu thống kê doanh nghiệp). Những tài liệu, số liệu này đƣợc thu thập tại Hội DNNVV, các phòng ban chuyên môn của UBND thành phố Vĩnh Yên, các sở có liên quan thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (sở Kế hoạch và Đầu tƣ, sở Công thƣơng,…), Chi cục Thống kê Vĩnh Yên, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã đƣợc công bố...

2.3.3.2. Số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập qua điều tra, phỏng vấn cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Vĩnh Yên, một số cán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bộ lãnh đạo của thành phố, cán bộ quản lý các phòng ban nghiệp vụ của thành phố, khách hàng của các doanh nghiệp…

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn mẫu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Tác giả áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp với chọn mẫu theo lớp (hạn ngạch). Ƣu điểm của phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện là dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, thƣờng đƣợc sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Nhƣng phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là không xác định đƣợc sai số lấy mẫu, sự khác biệt của các thông số mẫu và tổng thể. Do đó để hạn chế nhƣợc điểm của phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, có thể sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo lớp. Phƣơng pháp chọn mẫu theo lớp dựa vào một số đặc trƣng kiểm soát, xác định một số phần tử sao cho chúng đảm bảo tỷ lệ của tổng thể và các đặc trƣng kiểm soát.

- Chọn mẫu điều tra: Do hạn chế về nguồn lực, thời gian nên chỉ tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn: 110 ngƣời, trong đó:

+ Điều tra tất cả 60 cán bộ, nhân viên của 30 DNNVV.

+ Điều tra 10 cán bộ lãnh đạo của thành phố Vĩnh Yên, cán bộ thuộc các phòng ban thuộc các sở.

+ Điều tra 10 cán bộ lãnh đạo và quản lý các phòng ban của thành phố Vĩnh Yên.

+ Điều tra 30 Khách hàng của các DNNVV.

Trƣớc khi tiến hành điều tra, phỏng vấn đồng loạt, tác giả đã phỏng vấn sơ bộ, bảng câu hỏi đƣợc triển khai phỏng vấn thử 10 đối tƣợng nhằm: Phát hiện và sửa chữa những sai sót trong bảng câu hỏi; tạo điều kiện cho điều tra viên luyện tập và nắm vững kỹ thuật phỏng vấn, cấu trúc bảng câu hỏi; ƣớc lƣợng thời gian tiến hành cuộc phỏng vấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về ý kiến cần hỏi, lỗi câu văn... Những lỗi này đã đƣợc điều chỉnh trong bảng câu hỏi và bổ sung vào tài liệu hƣớng dẫn phỏng vấn. Thời lƣợng để một điều tra viên phỏng vấn hoàn tất một bảng câu hỏi là từ 35 đến 45 phút.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Căn cứ phiếu điều tra thu đƣợc, tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh lại trƣớc khi tổng hợp (làm sạch phiếu điều tra)

- Tổng hợp và xử lý thông tin, sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm Excel: Nhập dữ liệu và tổng hợp theo các mục đích nghiên cứu, trên cơ sở phân tổ thông kê, dãy số thời gian,…

2.3.5. Phương pháp phân tích thông tin, dữ liệu

Luận văn áp dụng một số phƣơng pháp phân tích sau:

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu, tƣ liệu đã thu thập đƣợc để mô tả năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, chỉ ra những ƣu, nhƣợc, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân.

- Phƣơng pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian: là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê đƣợc sắp xếp theo thời gian đúng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tƣợng. Vận dụng phƣơng pháp này để đánh giá quá trình năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên theo thời gian.

- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Dựa vào phƣơng pháp này, toàn bộ số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo những tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tổ thống kê là cơ sở cho việc vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê khác nhƣ phƣơng pháp chỉ số, phƣơng pháp hồi quy, phƣơng pháp cân đối…

- Phƣơng pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên theo các tiêu chí khác nhau. Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gian, để làm rõ sự khác nhau về năng lực cạnh tranh của các DNNVV; từ đó chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân những hạn chế về năng lực cạnh tranh của các DNNVV. Phân tích so sánh là phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và đƣợc đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề…

- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp chuyên khảo (dùng để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của một DNNVV cụ thể trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên), phƣơng pháp chuyên gia: Dựa vào các phân tích của chuyên gia để rút ra những nhận xét, nhận định đánh giá thực trạng hay đề ra giải pháp.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung, ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Cụ thể:

2.4.1. Doanh thu

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể đƣợc coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hƣớng tốt hay xấu.

2.4.2. Thị phần

Trên thực tế có rất nhiều phƣơng pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉ tiêu thƣờng hay đƣợc sử dụng. Thị phần đƣợc hiểu là phần thị trƣờng mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lƣợng thị trƣờng. Do đó thị phần của doanh nghiệp đƣợc xác định:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng doanh thu toàn ngành

Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trƣờng của doanh nghiệp càng rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt động của doanh nghiệp và ƣu thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trƣờng nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng so với toàn ngành.

Để đánh giá đƣợc khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ ta dùng chỉ tiêu thị phần tƣơng đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết đƣợc những mặt mạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ.

2.4.3. Giá

Giá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Vì giá có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp BĐS. Khi mua sản phẩm BĐS, ngƣời tiêu dùng ngoài các yếu tố nhƣ vị trí địa lý, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lƣợng mẫu mã sản phẩm, thì ngƣời tiêu dùng luôn quan tâm đến vấn đề giá bán sản phẩm. Từ đó ta thấy rằng giá là chỉ tiêu đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Nếu hàng hóa của 2 doanh nghiệp có chất lƣợng ngang nhau, hàng hóa của doanh nghiệp nào có giá thấp thì năng lực cạnh tranh sẽ cao hơn và ngƣợc lại giá cao thì năng lực cạnh tranh sẽ hạn chế.

2.4.4. Lợi nhuận độc quyền

Trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể thu đƣợc lợi nhuận độc quyền do tính khác biệt của sản phẩm hàng hóa, có tính chất độc quyền và đáp ứng đƣợc thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thị trƣờng vẫn tồn tại rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều khách hàng tiềm năng, có tiềm lực tài chính mạnh, có nhu cầu cao, sẵn sàng đầu tƣ những khoản tiền lớn để mua những sản phẩm có những đặc điểm đặc thù (hàng độc) hơn so với những sản phẩm khác.

2.4.5. Thương hiệu của doanh nghiệp

- Thƣơng hiệu của doanh nghiệp: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lƣợng khách hàng rất lớn. Mục tiêu của các doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận... Nhƣng để đạt đƣợc các mục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo đƣợc uy tín của mình trên thị trƣờng, phải tạo đƣợc vị thế của mình trong con mắt của khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thƣơng hiệu của doanh nghiệp đó là “con ngƣời trong doanh nghiệp”, là uy tín của doanh nghiệp về đẳng cấp của sản phẩm hàng hóa, về đạo đức kinh doanh...

- Giá trị thƣơng hiệu của doanh nghiệp: Đƣợc thể hiện ở trong tâm lý khách hàng thông qua các nhận diện thƣơng hiệu ở nhãn hiệu sản phẩm, ở logo, màu sắc thƣơng hiệu, ở slogan...

Có thể khái quát các chỉ tiêu đánh gái năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm 2 nhóm:

- Nhóm các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh: Quy mô, số lƣợng, chất lƣợng: Sản phẩm, nguồn nhân lực, máy móc thiết bị, vốn kinh doanh, diện tích đất đai, nhà xƣởng…

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả cạnh tranh: Thị phần, giá cả, mức độ đáp ứng thị trƣờng, khả năng phản ứng với các đối thủ cạnh tranh, sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng hàng hóa và dịch vụ, thƣơng hiệu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1. Chỉ số đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhóm chỉ số Các chỉ số thành phần

Năng lực tài chính

- Tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận

- Tăng trƣởng thị phần

Tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất)

- Khả năng nâng cao thƣơng hiệu và uy tín doanh nghiệp

- Khả năng nâng cao thƣơng hiêu về sản phẩm dịch vụ trên thị trƣờng

Trình độ trang bị và công nghệ

- Năng lực mạng lƣới

- Khả năng ứng dụng KHCN vào cung cấp sản phẩm dịch vụ

- Khả năng và tốc độ đổi mới công nghệ - Mức độ hiện đại và công nghệ đang sử dụng

Năng lực marketing

- Năng lực nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ - Khả năng giảm giá bán, giá cƣớc

- Năng lực mạng lƣới phân phối và xúc tiến hỗn hợp

Cơ cấu tổ chức

- Độ linh hoạt trong tổ chức sản xuất, đổi mới sản xuất

- Mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất Nguồn nhân lực - Đánh giá lao động

- Động lực đối với ngƣời lao động Năng lực hợp tác trong

nƣớc và quốc tế

- Khả năng liên doanh liên kết hợp tác kinh doanh trong nƣớc

- Khả năng hợp tác quốc tế trong mở rộng thị trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội của thành phố Vĩnh Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Vĩnh Yên có là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dƣơng; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hƣớng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hƣớng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam. Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đƣa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nƣớc nhƣ: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9-50m so với mặt nƣớc biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hƣớng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và đƣợc chia thành 2 vùng: Vùng đồi thấp và vùng đồng bằng - đầm lầy. Nhìn chung, địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho giao thông, xây dựng.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu đƣợc chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. Nhìn chung, thời tiết của Thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, lƣợng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 45 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)