Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các DNN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 83 - 112)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

3.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các DNN

trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

3.5.1. Môi trường kinh tế, xã hội

Trong thời đại của sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao thì không có một DN nào có thể tự lo cho mình các đầu vào đƣợc. Làm nhƣ vậy sẽ có hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả vì không phát huy lợi thế so sánh giữa các ngành hoặc giữa các quốc gia. Để kinh doanh đạt hiệu quả tốt DN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải tìm mua đầu vào từ bên ngoài với điều kiện là ngƣời cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng, nếu không DN sẽ sai hẹn với khách hàng của mình và nhƣ vậy sẽ phƣơng hại đến năng lực cạnh tranh.

Sự thay đổi các yếu tố kinh tế xã hội: Sự thay đổi này có thể do thay đổi dân số dẫn tới thay đổi nhu cầu tiêu thụ, sự thâm nhập của các sản phẩm mới cũng nhƣ sản phẩm thay thế. Những thay đổi này làm tăng nhu cầu tiêu dùng xã hội, nhƣng có thể làm tăng hay giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN.

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: nhƣ hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống trƣờng học, bệnh viện … đều có ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh, tới năng lực canh tranh của DN. DN nào kinh doanh ở khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển, dân cƣ đông đúc, trình độ dân trí cao, đƣợc chăm sóc sức khỏe đầy đủ sẽ có nhiều lợi thế canh tranh, bởi vậy mà nhiều DN FDI đều thích đầu tƣ vào những vùng có hệ thống giao thông, thông tin phát triển và trình độ dân trí cao. Những yếu tố đó giúp cho họ phát huy đƣợc năng lực canh tranh của mình.

3.5.2. Chính sách kinh tế và pháp luật của chính phủ

Cơ chế chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của DN. Nội dung của cơ chế chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tƣ hay kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn…Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật, chính sách về đầu tƣ, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trƣờng,…nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng nhƣ toàn bộ quá trình hoạt động của DN. Do vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của DN nói chung và nâng cao sức cạnh tranh của DN nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ chế chính sách về đầu tƣ nhằm tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi và an toàn, kích thích DN mở rộng đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ vào ngành, lĩnh vực, địa bàn, sản phẩm mới. Thể chế, chính sách đầu tƣ có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, tiết kiệm thời gian, nguồn lực, giảm chi phí đầu tƣ của DN…

Cơ chế chính sách về đất đai, vốn, công nghệ, lao động…nhằm tạo điều kiện cho DN tiếp cận thuận lợi các yếu tố đầu vào, kích thích và điều tiết việc sử dụng chúng hiệu quả hơn, đồng thời tạo tiền đề cho các DN giảm chi phí sử dụng các đầu vào.

Cơ chế chính sách về thƣơng mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo môi trƣờng bình đẳng đối với các DN.

Các thể chế, chính sách đối với DN có thể đƣợc đánh giá theo từng chính sách hoặc bằng chỉ tiêu.

Các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích hay hạn chế, ƣu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của từng DN thuộc các ngành đó. Ví dụ, đánh thuế vào nguyên liệu nhập khẩu sẽ đẩy giá thành sản phẩm xuất khẩu lên cao, làm cho nó không có năng lực cạnh tranh, nhƣ vậy là không khuyến khích xuất khẩu. Để hạn chế nhập khẩu của sản phẩm đƣợc chế biến từ thủy sản, các nƣớc phát triển áp dụng "hàng rào kỹ thuật", trong đó quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo mà với trình độ công nghệ lạc hậu thì không thể vƣợt qua đƣợc…. Các chính sách kinh tế, mọi quy định và thủ tục phải minh bạch, đơn giản, không phân biệt đối xử giữa các loại hình DN sẽ có tác động mạnh tới kết quả và năng lực canh tranh của DN.

Môi trƣờng pháp lý: Bao gồm Luật và các văn bản dƣới Luật. Luật bao gồm Luật trong nƣớc và Luật quốc tế, các văn bản dƣới luật cũng vậy, có các quy định do Chính phủ Việt Nam ban hành, có những quy định do các tổ chức quốc tế (WTO, AFTA, ASEAN) ban hành mà các DN Việt Nam khi tham gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào hội nhập và toàn cầu hóa phải chấp hành. Mọi luật lệ và quy định trong hợp tác và kinh doanh quốc tế đều có ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của DN và tới năng lực cạnh tranh của nó. Các luật lệ, quy định sẽ tạo môi trƣờng cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa mọi DN trong và ngoài nƣớc. Bởi vậy, việc tạo ra môi trƣờng pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một mặt, tạo thuận lợi cho mọi DN kinh doanh, mặt khác DN dựa vào đó mà điều chỉnh hoạt động của mình để hài hòa lợi ích của các DN khác trong xã hội và trên thƣơng trƣờng quốc tế, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các DN của trong nƣớc với nhau và giữa DN trong nƣớc với DN nƣớc ngoài. Việc chấp hành luật pháp nghiêm minh của các cơ quan quản lý và các DN sẽ đƣa lại hiệu quả kinh doanh tốt. Ngƣợc lại, việc thực thi pháp luật không nghiêm thiếu trong sáng sẽ dẫn DN về con đƣờng bất chính (trốn thuế, gian lận thƣơng mại…). Trong môi trƣờng pháp lý không lành mạnh, nhiều khi năng lực cạnh tranh thị trƣờng của DN không đƣợc đánh giá đúng thực chất của nó (vì không do nội lực, không do nỗ lực của DN quyết định. Điều đó dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế và rối loạn trật tự xã hội.

3.5.3. Trình độ cạnh tranh của các đối thủ canh tranh

Một là, trình độ và năng lực quản lý DN của các đối thủ: Một yếu tố

ảnh hƣởng đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ DN nào là vai trò của những ngƣời lãnh đạo DN, những quyết định của họ có tầm ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động của DN.

Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong DN có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động DN. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để DN có một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Thông thƣờng đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một DN ngƣời ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lƣợc mà DN xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả hoạt động cao, có sự tăng trƣởng theo thời gian và khả năng vƣợt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của DN.

Hai là, trình độ thiết bị công nghệ: Đây là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của các DN. Một DN có trụ sở làm việc khang trang, bề thế, cơ sở vật chất tiện nghi, đầy đủ sẽ tạo đƣợc tâm lý tốt và gây ấn tƣợng với mỗi khách hàng khi đến giao dịch, từ đó sẽ thu hút đƣợc ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của DN.

Mặt khác, khi DN muốn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ DN hiện đại thì cần phải có sự gắn kết chặt chẽ với yếu tố công nghệ DN. Công nghệ DN tiên tiến, hiện đại sẽ giúp DN cung cấp đƣợc cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiện ích, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống, ngày nay khi xã hội càng phát triển thì khách hàng có nhu cầu ngày càng cao với những sản phẩm dịch vụ hiện đại gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Ba là, chất lượng nguồn nhân lực của các DN: Để phù hợp với môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt vào tạo ra năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của DN thì lợi thế thông qua con ngƣời đƣợc xem là yếu tố căn bản. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, có trình độ cao đƣợc coi là yếu tố then chốt mang lại sự thành công cho các DN. Các DN muốn đƣa ra đƣợc những sản phẩm dịch vụ tốt, có chất lƣợng để thu hút đƣợc khách hàng và năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ thì cần phải có trong tay một đội ngũ cán bộ có chất lƣợng.

Bốn là, năng lực tài chính của DN: Năng lực tài chính của DN thể hiện

ở quy mô vốn, chất lƣợng tài chính có khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản. Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, các DN cần có vốn để mua sắm trang thiết bị, đầu tƣ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng mạng lƣới hoạt động....Đối với các DN có quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mô vốn nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tƣ phát triển các sản phẩm dịch vụ thì phải xây dựng chiến lƣợc tăng vốn dài hạn, theo những lộ trình thích hợp, phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi DN trong từng thời kỳ.

Năm là, năng lực marketing của DN: Marketing có vị trí quan trọng trong hoạt động của DN. Mục tiêu của marketing là phát triển và đƣa ra các loại sản phẩm dịch vụ DNNVV mới; ứng dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng; nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút thêm khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ, qua đó mở rộng thị phần hoạt động của DN. Nhiệm vụ của marketing là xác định đƣợc các thị trƣờng tiềm năng, lựa chọn thị trƣờng cụ thể, làm sáng tỏ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và quan trọng hơn là phải xây dựng đƣợc chƣơng trình đồng bộ cũng nhƣ kế hoạch hoạt động để đảm bảo thành công những mục tiêu chính của nó.

Để tồn tại và phát triển thì DN cần có năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của DN trong cạnh tranh là DN phải nhận diện đƣợc đối thủ cạnh tranh, phát hiện đƣợc các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu DN có khả năng duy trì và sáng tạo liên tục các lợi thế cạnh tranh của mình, DN sẽ luôn đi trƣớc các đối thủ và giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh để đạt mục đích duy trì và mở rộng thị trƣờng, gia tăng lợi nhuận.

Trong nền kinh tế thị trƣờng thì DNNVV có vai trò quan trọng và sẽ đặc biệt quan trọng khi nhìn nhận dƣới giác độ cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là cấp thiết mang tính sống còn của bản thân DNNVV cũng nhƣ phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Trong điều kiện kinh tế tri thức, cạnh tranh đồng nghĩa với việc mở rộng “không gian sinh tồn”. DN phải cạnh tranh kinh doanh, cạnh tranh môi trƣờng, cạnh tranh tƣ bản, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh đó một cách phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 4.1. Quan điểm và định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên

Mục tiêu phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trƣởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 15- 16%/năm, GTGT khoảng 17-18%/năm; Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GTSX khoảng 14-15%/năm, GTGT tăng khoảng 15-16%/năm.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2015 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 54%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 44,6 % và khu vực nông lâm ngƣ nghiệp chiếm khoảng 1,4 %. Đến năm 2020 các tỷ lệ tƣơng ứng là 60,0%; 39,3%, 0,7%. Khu vực dịch vụ trở thành ngành đóng góp lớn vào kinh tế thành phố, hình thành các lĩnh vực dịch vụ hiện đại đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, các khu du lịch nghỉ dƣỡng và các điểm tham quan đƣợc đông đảo du khách quan tâm.

- Đến năm 2020, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo không gian sống an toàn, chất lƣợng cao cho khoảng 132 ngàn ngƣời.

4.1.2. Định hướng phát triển hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

- Phát triển công nghiệp của Thành phố theo hƣớng tận dụng không gian hiện có, liên kết, hợp tác với các khu công nghiệp của tỉnh và của các địa phƣơng lân cận.

- Giới hạn về quy mô các khu công nghiệp nhƣ hiện nay và từng bƣớc thu hẹp các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng, chuyển đổi dần mục tiêu từ sản xuất công nghiệp để cung ứng rộng rãi trên thị trƣờng sang sản xuất để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giải quyết việc làm và đáp ứng nhu cầu hoạt động cho thành phố dịch vụ, du lịch và tiêu dùng tại chỗ.

- Định hƣớng đến năm 2015: Tăng 50 doanh nghiệp; cơ cấu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 40% là công nghiệp, 42% là thƣơng mại, còn lại là nông nghiệp và ngành nghề khác. Quy mô doanh nghiệp tăng lên 12% so với năm 2013. Mở rộng ngành nghề kinh doanh. Nhân lực đào tạo tay nghề cao hơn để đáp ứng nhu cầu.

4.1.3. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Một là, đổi mới tƣ duy, chủ động sáng tạo, tập trung điều hành bằng những giải pháp thích hợp, khả thi. Đảm bảo sự phát triển bền vững hệ thống các DNNVV trên địa bàn về mạng lƣới, thị trƣờng, thị phần và giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Hai là, Tập trung đổi mới mô hình tổ chức, tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc; từng bƣớc nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp. Từng bƣớc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp.

Ba là, tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ để nâng cao trình độ công nghệ, trang thiết bị, coi đây là khau đột phá để nâng cao năng lực cạnh trành của các DNNVV trên địa bàn.

Bốn là, coi trọng chiến lƣợc xây dựng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Cũng phải coi đây là khâu đột phá để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn. Quan điểm chung là việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả cơ quan quản lý nhà nƣớc, các hiệp hội doanh nghiệp và của từng doanh nghiệp, từng ngƣời lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 83 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)