Trình độ cạnh tranh của các đối thủ canh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 86 - 112)

5. Kết cấu nội dung của luận văn

3.5.3. Trình độ cạnh tranh của các đối thủ canh tranh

Một là, trình độ và năng lực quản lý DN của các đối thủ: Một yếu tố

ảnh hƣởng đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ DN nào là vai trò của những ngƣời lãnh đạo DN, những quyết định của họ có tầm ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động của DN.

Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong DN có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động DN. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để DN có một chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Thông thƣờng đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một DN ngƣời ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lƣợc mà DN xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả hoạt động cao, có sự tăng trƣởng theo thời gian và khả năng vƣợt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của DN.

Hai là, trình độ thiết bị công nghệ: Đây là yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của các DN. Một DN có trụ sở làm việc khang trang, bề thế, cơ sở vật chất tiện nghi, đầy đủ sẽ tạo đƣợc tâm lý tốt và gây ấn tƣợng với mỗi khách hàng khi đến giao dịch, từ đó sẽ thu hút đƣợc ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của DN.

Mặt khác, khi DN muốn đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ DN hiện đại thì cần phải có sự gắn kết chặt chẽ với yếu tố công nghệ DN. Công nghệ DN tiên tiến, hiện đại sẽ giúp DN cung cấp đƣợc cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiện ích, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống, ngày nay khi xã hội càng phát triển thì khách hàng có nhu cầu ngày càng cao với những sản phẩm dịch vụ hiện đại gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Ba là, chất lượng nguồn nhân lực của các DN: Để phù hợp với môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt vào tạo ra năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của DN thì lợi thế thông qua con ngƣời đƣợc xem là yếu tố căn bản. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, có trình độ cao đƣợc coi là yếu tố then chốt mang lại sự thành công cho các DN. Các DN muốn đƣa ra đƣợc những sản phẩm dịch vụ tốt, có chất lƣợng để thu hút đƣợc khách hàng và năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ thì cần phải có trong tay một đội ngũ cán bộ có chất lƣợng.

Bốn là, năng lực tài chính của DN: Năng lực tài chính của DN thể hiện

ở quy mô vốn, chất lƣợng tài chính có khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an toàn không để xảy ra đổ vỡ hay phá sản. Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, các DN cần có vốn để mua sắm trang thiết bị, đầu tƣ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng mạng lƣới hoạt động....Đối với các DN có quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mô vốn nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tƣ phát triển các sản phẩm dịch vụ thì phải xây dựng chiến lƣợc tăng vốn dài hạn, theo những lộ trình thích hợp, phù hợp với nhu cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi DN trong từng thời kỳ.

Năm là, năng lực marketing của DN: Marketing có vị trí quan trọng trong hoạt động của DN. Mục tiêu của marketing là phát triển và đƣa ra các loại sản phẩm dịch vụ DNNVV mới; ứng dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng; nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút thêm khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ, qua đó mở rộng thị phần hoạt động của DN. Nhiệm vụ của marketing là xác định đƣợc các thị trƣờng tiềm năng, lựa chọn thị trƣờng cụ thể, làm sáng tỏ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ và quan trọng hơn là phải xây dựng đƣợc chƣơng trình đồng bộ cũng nhƣ kế hoạch hoạt động để đảm bảo thành công những mục tiêu chính của nó.

Để tồn tại và phát triển thì DN cần có năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của DN trong cạnh tranh là DN phải nhận diện đƣợc đối thủ cạnh tranh, phát hiện đƣợc các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu DN có khả năng duy trì và sáng tạo liên tục các lợi thế cạnh tranh của mình, DN sẽ luôn đi trƣớc các đối thủ và giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh để đạt mục đích duy trì và mở rộng thị trƣờng, gia tăng lợi nhuận.

Trong nền kinh tế thị trƣờng thì DNNVV có vai trò quan trọng và sẽ đặc biệt quan trọng khi nhìn nhận dƣới giác độ cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là cấp thiết mang tính sống còn của bản thân DNNVV cũng nhƣ phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Trong điều kiện kinh tế tri thức, cạnh tranh đồng nghĩa với việc mở rộng “không gian sinh tồn”. DN phải cạnh tranh kinh doanh, cạnh tranh môi trƣờng, cạnh tranh tƣ bản, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh đó một cách phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 4.1. Quan điểm và định hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên

Mục tiêu phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trƣởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 15- 16%/năm, GTGT khoảng 17-18%/năm; Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GTSX khoảng 14-15%/năm, GTGT tăng khoảng 15-16%/năm.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2015 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 54%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 44,6 % và khu vực nông lâm ngƣ nghiệp chiếm khoảng 1,4 %. Đến năm 2020 các tỷ lệ tƣơng ứng là 60,0%; 39,3%, 0,7%. Khu vực dịch vụ trở thành ngành đóng góp lớn vào kinh tế thành phố, hình thành các lĩnh vực dịch vụ hiện đại đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm, các khu du lịch nghỉ dƣỡng và các điểm tham quan đƣợc đông đảo du khách quan tâm.

- Đến năm 2020, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đồng bộ, đảm bảo không gian sống an toàn, chất lƣợng cao cho khoảng 132 ngàn ngƣời.

4.1.2. Định hướng phát triển hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

- Phát triển công nghiệp của Thành phố theo hƣớng tận dụng không gian hiện có, liên kết, hợp tác với các khu công nghiệp của tỉnh và của các địa phƣơng lân cận.

- Giới hạn về quy mô các khu công nghiệp nhƣ hiện nay và từng bƣớc thu hẹp các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng, chuyển đổi dần mục tiêu từ sản xuất công nghiệp để cung ứng rộng rãi trên thị trƣờng sang sản xuất để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giải quyết việc làm và đáp ứng nhu cầu hoạt động cho thành phố dịch vụ, du lịch và tiêu dùng tại chỗ.

- Định hƣớng đến năm 2015: Tăng 50 doanh nghiệp; cơ cấu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 40% là công nghiệp, 42% là thƣơng mại, còn lại là nông nghiệp và ngành nghề khác. Quy mô doanh nghiệp tăng lên 12% so với năm 2013. Mở rộng ngành nghề kinh doanh. Nhân lực đào tạo tay nghề cao hơn để đáp ứng nhu cầu.

4.1.3. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Một là, đổi mới tƣ duy, chủ động sáng tạo, tập trung điều hành bằng những giải pháp thích hợp, khả thi. Đảm bảo sự phát triển bền vững hệ thống các DNNVV trên địa bàn về mạng lƣới, thị trƣờng, thị phần và giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Hai là, Tập trung đổi mới mô hình tổ chức, tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc; từng bƣớc nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp. Từng bƣớc mở rộng quy mô của các doanh nghiệp.

Ba là, tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ để nâng cao trình độ công nghệ, trang thiết bị, coi đây là khau đột phá để nâng cao năng lực cạnh trành của các DNNVV trên địa bàn.

Bốn là, coi trọng chiến lƣợc xây dựng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Cũng phải coi đây là khâu đột phá để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn. Quan điểm chung là việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả cơ quan quản lý nhà nƣớc, các hiệp hội doanh nghiệp và của từng doanh nghiệp, từng ngƣời lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và vừa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

4.2.1. Đối với các cơ quan quản lý của thành phố Vĩnh Yên

4.2.1.1. Hỗ trợ về vốn

Trƣớc hết, hỗ trợ về vốn và tiếp cận tín dụng cho DNNVV. Để các DNNVV dễ dàng hơn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cần có sự hài hòa lợi ích của 3 nhân tố là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc. Các ngân hàng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trƣờng; cải tiến thủ tục cho vay đối với DNNVV theo hƣớng đơn giản, rõ ràng hơn nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Về phía địa phƣơng, chính quyền cũng cần chủ động thành lập các tổ chức, các quỹ hỗ trợ vốn, quỹ bảo lãnh tín dụng... tạo thêm nhiều cơ hội cho các DNVVN tiếp cận nguồn vốn. Trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn, mặc dù đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ vốn, song cơ chế và sự hỗ trợ chƣa đủ mạnh, chƣa thật thuận tiện, do vậy, trong thời gian tới cần phải tăng cƣờng hơn nữa. Cụ thể, cần tập trung vào:

- Thành phố Vĩnh Yên cần sớm quy hoạch cà định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này là rất quan trọng trong việc khuyến khích các chủ doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh. Chính phủ cần nắm bắt kịp thời thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa và nắm bắt các hoạt động hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức quốc tế từ đó quy các nguồn vốn này vào một đầu mối để quản lý, doanh nghiệp dễ tiếp cận khi cần vay vốn. Trên thực tế, hiện nay chỉ có khoảng 2 quỹ hỗ trợ phát triển thực sự có hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (ODA, FDI,…).

- Đối với các tổ chức tín dụng: Trong điều kiện các ngân hàng thƣơng mại và các ngân hàng nhà nƣớc thừa vốn nhƣng các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại thiếu vốn, ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng nhà nƣớc cần có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính sách giải quyết phù hợp. Các ngân hàng nên thay đổi và bổ sung quá trình xét duyệt cho vay, không nên quá coi trọng tài sản thế chấp. Nên cho vay dựa vào thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho vay cần chú ý đến khả năng, nhu cầu, thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa để có tín dụng phù hợp với họ.

- Nên thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa , quỹ này đóng vai trò nhƣ một tổ chức trung gian giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, là một định chế tài chính phi lợi nhuận nằm trong hệ thống ngân hàng và sự giám sát của ngân hàng Nhà nƣớc.

- Thành lập các công ty cho thuê tài chính. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đề nghị các công ty này cho thuê tài sản và bất động sản mà họ dự kiến, ký hợp đồng với các công ty cho thuê tài chính và có sự hứa hẹn về bán tài sản tuỳ theo tình hình. Đây là một cách thức cung cấp vốn rất khả thi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam trong điều kiện hiện nay, ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp.

4.2.1.2. Hỗ trợ về tăng cường năng lực khoa học - công nghệ cho DNNVV

Tăng cƣờng sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thƣơng mại, giáo dục - đào tạo, tƣ vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại... cho các doanh nghiệp mới chỉ tạo ra các tiền đề quan trọng. Vấn đề là ở chỗ, các cơ quan quản lý địa phƣơng phải cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ đó cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế, cụ thể của địa phƣơng. Sự phù hợp thể hiện ở các khía cạnh: Nguồn lực của địa phƣơng, khả năng tiếp nhận và phát huy hiệu quả sự hỗ của các DNNVV, phù hợp với hiện trạng và phát triển thị trƣờng khoa học - công nghệ. Cơ quan đóng vai trò quyết định và tích cực nhất trong lĩnh vực này là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh, của thành phố. Đồng thời, tăng cƣờng hơn nữa vai trò của các hội, các câu lạc bộ giám đốc và những tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.1.3. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Giải pháp này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các DNNVV tham gia sản xuất, kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng cần phải thông thoáng hơn trong việc thành lập doanh nghiệp, trong cấp phép kinh doanh; cải tiến các thủ tục hành chính, thực hiện giao dịch một cửa, đơn giản hóa, minh bạch và công khai thủ tục hành chính. Cần phải điều chỉnh hành vi, thái độ của các cơ quan công quyền; khắc phục tình trạng cửa quyền, gây khó dễ cho doanh nghiệp, thái độ phân biệt đối xử với DNNVV. Ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách sâu sát, đồng bộ để hỗ trợ cho các DNNVV. Cụ thể:

- Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Vĩnh Yên. Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai Đề án cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 -2015; theo đó, đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trƣởng ban chỉ đạo... Đây là cơ hội tốt cho thành phố vận dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Việc nâng cao năng lực của thành phố sẽ góp phân nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ vào vừa trên địa bàn.

- Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian làm các thủ tục. Đồng thời, tăng cƣờng sự phân cấp, phân quyền, trách nhiệm cho các cấp, các ngành…

4.2.1.4. Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên (Trang 86 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)