Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 88 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khách hàng hướng đến là sinh lời. Lãi suất chính là giá cả của khoản vay, một chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý phù hợp với xu hướng của thị trường sẽ nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Một thực tế chứng minh chính là trong thời gian qua, khi NHTW thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát đẩy các NHTM vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng các NHTM trong đó có Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thực hiện nâng lãi suất huy động để thu hút thêm nguồn tiền. Mặc dù việc nâng lãi suất huy động sẽ mang lại nhiều yếu tố bất lợi cho chính ngân hàng khi chi phí đầu vào tăng và có thể dẫn đến những rủi ro lãi suất cho ngân hàng nhưng nhiều NHTM ở Việt Nam vẫn coi đây như một công cụ cạnh tranh tối ưu trong trường hợp cần huy động vốn nhanh chóng.

Để có thể huy động vốn một cách hiệu quả thì Ban lãnh đạo ngân hàng cần đưa ra được một chính sách lãi suất hợp lý, lãi suất phải bám sát tình hình thị trường nhưng vẫn phải cân đối với lãi suất cho vay. Để có thể xây dựng một chính sách lãi suất hiệu quả cần căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời của các tài sản thay thế như vàng, ngoại tệ, bất động sản, chứng khoán, uy tín của ngân hàng…và xem xét sự khác nhau giữa các loại sản phẩm để đưa ra được một biếu lãi suất hợp lý, vừa có lợi cho khách hàng vừa có lợi cho ngân hàng. Mức lãi suất phù hợp thì tối thiểu phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

Thu hút được khách hàng

Đảm bảo được hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn có lãi Kì hạn càng dài lãi suất càng cao

Ngân hàng cũng có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt như là khi khách hàng rút tiền trước khi đáo hạn, thay vì khách hàng sẽ phải nhận tiền lãi tính theo lãi suất không thời hạn thì với những khách hàng gửi kì hạn trên 6 tháng có thể cho phép họ nhận tiền lãi tính theo lãi suất của tiền gửi tiết kiệm kì hạn gần nhất so với thời gian khách hàng thực gửi. Ví dụ như nếu khách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng gửi 9 tháng mà đến tháng thứ 8 khách hàng có nhu cầu cần tiền gấp thì có thế cho phép khách hàng hưởng lãi suất theo tiền gửi tiết kiệm 6 tháng. Khi đó, khách hàng sẽ thấy thoải mái hơn vì quyền lợi được đảm bảo và có thể sẽ tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên thực hiện phân loại khách hàng để có thể áp dụng mức lãi suất khác nhau cho một số đối tượng đặc biệt. Ví dụ như: Với các doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng và thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như mở L/C hay bảo lãnh… thì nên áp dụng lãi suất tiền gửi ưu đãi hơn các đối tượng khách hàng khác.

Với các khách hàng lớn, ngân hàng cũng nên có những chính sách ưu tiên về lãi suất để giữ chân khách hàng.

Lãi suất là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào kết quả của hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc đưa ra một mức lãi suất hợp lý, có tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng là điều không hề dễ dàng. Nhất là khi chỉ một sự tăng lên nhỏ của lãi suất thôi nhưng gắn với nó là hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng thì cũng đẩy ngân hàng đứng trước rủi ro lãi suất. Và việc tăng lãi suất đầu vào không thể không gắn với việc tăng lãi suất đầu ra đẩy nhiều doanh nghiệp, nhiều cá nhân vào tình trạng khó mà trả nợ được cho ngân hàng. Khi đó, sẽ kéo theo hàng loạt những bất cập khác. Lãi suất là một yếu tố nhạy cảm đòi hỏi ngân hàng phải vận dụng một cách khéo léo để đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên người gửi tiền, người vay tiền và ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)