Thực trạng phát triển dịch vụ huy động vốn của NHCT Sông Công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 54 - 62)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Thực trạng phát triển dịch vụ huy động vốn của NHCT Sông Công

trong giai đoạn 2009 - 2012

Đánh giá thực trạng huy động vốn tại NHCT Sông Công, luận văn đi sâu phân tích, tìm hiểu, đánh giá các chỉ tiêu sau: quy mô vốn huy động/chi phí vốn huy động, quy mô vốn huy động/chi phí tiền lương và cuối cùng là sự ổn định vốn huy động của các hình thức huy động vốn (được đánh giá qua các chỉ tiêu nhỏ như: tỷ trọng vốn ngắn hạn/trung dài hạn, đối tượng khách hàng huy động, theo sản phẩm huy động).

3.3.2.1. Thực trạng việc phát triển dịch vụ huy động vốn từ năm 2009 - 2012

Xét về tình hình huy động vốn, số liệu bảng 3.2 cho thấy, trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có mức tăng trưởng khá. Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 963,121 tỷ đồng tăng 130,83 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 15,71% so với năm 2010. Năm 2012, huy động đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.186,01 tỷ đồng, tăng 222,89 tỷ đồng, mức tăng 23,14 % so với năm 2011. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2012 đạt 950,628 tỷ đồng tăng 175,79 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 22,68% so với năm 2011. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm cho thấy Chi nhánh đang có nguồn vốn tương đối ổn định, làm cơ sở vững chắc trong đảm bảo nguồn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế tin tưởng gửi tiền vào Chi nhánh. Tiền gửi các tổ chức cũng có tỷ lệ tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2012, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 235,382 tỷ đồng, tăng 47,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,01 % so với năm 2011.

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Sông Công

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1

Huy động vốn 704.991 832.291 963.221 1.186.010

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 157.704 166.466 188.279 235. 382 - Tiền gửi Dân cư 547. 208 665. 753 774. 842 950.628 2 Kỳ hạn

Dưới 12 tháng 433.574 523.212 635.326 802.092 Trên 12 tháng 271.417 309.179 327.795 383.918

3 Tốc độ tăng trƣởng huy

động vốn 18,05% 15,71% 23,14%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009 - 2012

Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu năm 2012 chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: Khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt trong năm đã thành lập mới 01 phòng giao dịch loại II, các phòng giao dịch sau thành lập đều thu hút được lượng khách hàng rất tốt với nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều chương trình huy động kèm các chiến dịch khuyến mại hấp dẫn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.2.2. Quy mô vốn huy động/chi phí vốn huy động

Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi. Trong tổng số chi phí vốn huy động thì chi phí trả lãi là chủ yếu. Ngoài ra còn có các chi phí khác như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí để mở các quỹ tiết kiệm, chi phí mua máy móc thiết bị… và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Như đã phân tích ở Chương 1, chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất huy động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách của NHNN như áp trần lãi suất huy động, điều phối lãi suất của Hội sở, lãi suất cũng như các chương trình khuyến mại của các đối thủ cạnh tranh để có chính sách lãi phù hợp, thu hút được khách hàng.

Bảng 3.3. Tỷ trọng chi phí huy động/Tổng huy động vốn

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Huy động vốn 704,991 832,291 963,221 1,186,010

3 Tổng chi phí huy động vốn 44.721 83.316 225.239 243.782

3.1 Chi phí lãi huy động vốn 41.675 76.276 114.749 225.374

3.2 Chi phí khuyến mại, quà tặng 1.017 2.053 3.902 8.826

3.3 Các chi phí khác 2.029 4.988 6.588 9.582

4 Tổng chi phí 56.423 106.501 291.458 311.662 5 Tỷ trọng chi phí huy

động/Tổng chi phí 79.3% 78.2% 77.3% 78.2%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.3 trên có thể thấy, do số dư tuyệt đối tăng nên phần tổng chi phí huy động vốn các năm 2009 - 2012 cũng tăng dần đều, tuy nhiên tỷ trọng chi phí huy động/Tổng chi phí lại giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất huy động vốn bình quân giảm dần vì trần huy động của NHNN đã điều chỉnh giảm

Chi phí lãi huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2009 chiếm khoảng 73,8%/Tổng chi phí, tiếp theo là chi phí khác như chi phí thuê nhà, chi phí mua các tài sản, lắp đặt máy ATM…chiếm khoảng 3,6%, chi phí khuyến mại, quà tặng chiếm 1,8%. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì chi phí lãi chỉ còn chiếm khoảng 72,3%/Tổng chi phí, trong khi Ngân hàng Vietinbank Sông Công đẩy mạnh các chi phí quà tặng, khuyến mại nên tỷ trọng phần chi phí này tăng lên chiếm tỷ trọng ~ 2,83%/Tổng chi phí năm 2012 nhưng nếu xét đến tốc độ tăng trưởng thì tăng đến 8,68 lần so với năm 2009. Số liệu này cho thấy ngoài việc hấp dẫn khách hàng bằng chính sách về lãi suất, Ngân hàng cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại và quà tặng để tăng tính cạnh tranh trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cũng địa bàn.

3.3.2.3. Quy mô vốn huy động/chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng số vốn mà ngân hàng huy động được trong một thời kỳ từ khách hàng cá nhân chia cho tổng số lao động trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong thời kỳ đó.

Bảng 3.4. Quy mô huy động vốn/Chi phí tiền lƣơng

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 Huy động vốn 704,991 832,291 963,221 1,186,010

2 Chi phí tiền lương 6.480 9.240 12.540 16.320

3 Tỷ trọng tổng chi phí

lương/Tổng chi phí 11,5% 8,7% 4,3% 4,9%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.4 trên có thể thấy, tỷ trọng tổng chi phí tiền lương/Tổng chi phí là chi phí có tỷ trọng cao thứ hai sau chi phí lãi trong số các loại chi phí của ngân hàng.

Chi phí tiền lương tăng đều qua các năm về số tuyệt đối, nguyên nhân do Vietinbank Sông Công tăng quy mô hoạt động nên số lượng cán bộ tuyển mới nhiều, thường xuyên tổ chức đào tạo, công tác, riêng tỷ trọng của các năm 2011, 2012 giảm xuống là do chi phí chi trả lãi tiền gửi tăng do lãi suất tiền gửi tăng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng chỉ cho thấy một cách định lượng về khả năng huy động vốn của nhân sự hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

3.3.2.4. Sự ổn định vốn huy động của các hình thức huy động vốn

* Phân tích tình hình huy động vốn theo đối tượng huy động

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 3.1. Tình hình huy động theo đối tượng khách hàng tại Vietinbank Sông Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua biểu đồ trên có thể thấy, từ năm 2009 - 2012, Vietinbank Sông Công luôn duy trì tỷ trọng ổn định giữa nguồn tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ dân cư, trong đó tỷ trọng tiền gửi từ TCKT có xu hướng tăng nhẹ.

Tiền gửi của các TCKT: Về cơ cấu: năm 2009chỉ chiếm 22% nhưng đến năm 2012 đã chiếm 33%, tăng 11%. Điều này cũng góp phần giúp chi phí vốn huy động bình quân của chi nhánh giảm bớt do nguồn huy động từ các TCKT thường nhỏ hơn so với huy động từ dân cư. Tuy nhiên tính bền vững của các nguồn tiền này không cao, TCKT thường có xu hướng để tiền nhàn rỗi ở tài khoản thanh toán hoặc gửi có kỳ hạn nhưng nếu khi cần tiền để kinh doanh thì khả năng rút vốn trước hạn thường cao hơn nhiều so với tiền gửi từ cá nhân.

Tiền gửi của dân cư: Đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nguồn này có qui mô, cơ cấu ổn định tăng qua các năm. Về cơ cấu: năm 2009 chiếm 78% và duy trì tỷ lệ trên 70% từ năm 2010 đến 2012. Tốc độ tăng trưởng số dư tuyệt đối qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng không đều, năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 22% so với 2009, tuy nhiên năm 2011 chỉ đạt tốc độ 16% và sang năm 2012 đã khởi sắc trở lại với tốc độ tăng 23%.

Nhược điểm huy động tiền gửi tiết kiệm có lãi suất huy động bình quân cao kỳ hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) nhưng kỳ hạn thực tế trung bình lại dài, tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn và tăng hệ số sử dụng vốn.

Các đặc điểm về cơ cấu kỳ hạn của NHCT Sông Công cũng gần như tương đồng với các ngân hàng trên địa bàn có tỷ trọng tiền gửi của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dân cư có xu hướng tăng về qui mô, cơ cấu như Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương v.v…

*Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 3.2. Tình hình huy động theo kỳ hạn tại Vietinbank Sông Công

Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chưa thực sự hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tăng dần qua các năm: năm 2009 nguồn vốn ngắn hạn chiếm gần 62%, đến năm 2012 con số này đã tăng lên là ~ 68%. Nguồn ngắn hạn theo thông lệ quốc tế để an toàn chỉ chiếm khoảng 30%/Tổng nguồn vốn huy động của toàn ngân hàng. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải dự trữ bắt buộc với tỷ lệ cao hơn, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc ít hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại hình khách hàng, vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước do vậy không mang tính ổn định lâu dài, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức khá cao.

*Phân tích tình hình huy động vốn theo sản phẩm:

Tình hình huy động vốn theo sản phẩm phản ánh hành vi của khách hàng và đánh giá tính hấp dẫn của từng sản phẩm huy động. Chi tiết tình hình huy động theo sản phẩm của chi nhánh ngân hàng từ năm 2009 đến 2012 như sau:

Bảng 3.5. Tỷ trọng huy động vốn theo sản phẩm

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1 TG thanh toán KKH 84,599 108.198 144.483 201.622 2 TG tiết kiệm thông thường 430.045 482.729 529.772 687.886 3 TG tiết kiệm lãi suất linh hoạt 112.799 141.489 134.851 154.181 4 TG tiết kiệm tích lũy 77.549 74.906 154.115 142.321

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009 - 2012

Qua bảng 3.5 trên có thể thấy sản phẩm tiết kiệm thông thường vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên có xu hướng giảm dần, tỷ trọng 61% năm 2009 chỉ còn chiếm 58% năm 2012, giảm ~ 3%. Trong khi đó tỷ trọng huy động tiền gửi thanh toán không kỳ hạn lại có xu hướng tăng , tăng 5% từ năm 2012 so với năm 2009, số dư tuyệt đối tăng ~ gần 2.4 lần. Đây cũng là dấu hiệu tốt, bởi chi nhánh ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi thanh toán từ các cá nhân, cơ quan với lãi suất thấp. Các sản phẩm huy động khác tuy có triển khai nhưng thực sự chưa hấp dẫn được nhiều đối tượng khách hàng do tính phức tạp hơn các sản phẩm thông thường .

Đồng thời qua bảng trên có thể thấy NHCT Sông Công chưa mở rộng triển khai các dịch vụ huy động khác như phát hành GTCG, kỳ phiếu…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên nhân có thể do địa bàn hoạt động khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc nhân viên ngân hàng chưa giới thiệu đầy đủ tính năng của sản phẩm đến khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 54 - 62)