Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 46 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Các nhân tố khách quan

3.2.1.1. Chính sách của Ngân hàng Nhà nước

Là một loại hình kinh doanh đặc biệt, NHTM chịu sự giám sát chặt sẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ tại Việt Nam. NHNN có cơ quan tại các tỉnh, thành phố nhằm giám sát, quản lý hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM. Do vậy, chính sách của NHNN ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Tùy

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TRƢỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TỔ KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHÒNG GIAO DỊCH

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo từng thời kỳ mà NHNN điều tiết chính sách tiền tệ để phục vụ các mục tiêu ổn định tình hình kinh tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, để kiểm soát và điều tiết tiền tệ, ngân hàng trung ương các nước thường sử dụng hệ thống các công cụ như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở. Đối với Việt Nam, hệ thống các công cụ kiểm soát và điều tiết tiền tệ đã được hình thành và phát triển cùng với quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, NHNN đã thực hiện việc kiểm soát, điều tiết tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ trực tiếp như: hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá, đồng thời thiết lập và bước đầu sử dụng các công cụ gián tiếp như dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.

Trong các công cụ nói trên, công cụ trực tiếp lãi suất và công cụ gián tiếp dự trữ bắt buộc có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.

Ở tỉnh Thái nguyên, NHNN Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên có trách nhiệm giám sát, quản lý hoạt động của tất cả các ngân hàng, các quỹ tài chính trên địa bàn tỉnh. Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của Ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước. Mặt khác, ở Việt nam hiện nay các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty do vậy các chi nhánh Ngân hàng trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHTƯ ban hành cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay… trong sự ràng buộc của pháp luật, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm thay đổi qui mô và chất lượng hoạt động huy động vốn. Mặt khác, các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy mà Ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật.

3.2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên

Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM nói chung và đến hoạt động huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động vốn nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên, Ngân hàng có thể mở rộng khối lượng tín dụng bằng cách tăng lãi suất huy động nhằm kích thích người dân gửi tiền vào Ngân hàng để tạo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền tín dụng của nền kinh tế.

Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm và ngày càng biến động, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng vào sự ổn định của đồng tiền hơn nữa khi thu nhập thấp thì lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký thác vào hệ thống Ngân hàng còn có nguy sơ bị rút ra. Khi đó Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản ký dự trữ và củng cố lòng tin của khách hàng vào hệ thống Ngân hàng.

Ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên, do tình hình kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, tuy nhiên kết quả tổng kết năm 2012: tổng sản phẩm GDP (theo giá hiện hành) đạt 29.508 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77% (năm 2011 có cơ cấu tương ứng: 21,64% - 41,27% - 37,08%). Trong số 16 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu, có 10 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch, có 6 chỉ tiêu đạt thấp hơn mục tiêu kế hoạch. Đặc biệt, trong báo cáo tổng kết năm 2012 cũng có báo cáo số liệu Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đến 31/10/2012 trên toàn tỉnh ước đạt 15.414 tỷ đồng, tăng 20,65% so với 31/12/2012 và tăng 27,8% so với cùng kỳ.

3.2.1.3. Tình hình dân cư xã hội

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong dân cư. Đây là lượng tiền nhàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rỗi chủ yếu có được do việc người dân tiết kiệm tiêu dùng ở hiện tại để kỳ vọng sẽ được chi tiêu nhiều hơn trong tương lai. Do đó công tác huy động vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố này. Nếu không có tiết kiệm thì sẽ không có vốn để đầu tư cho sản xuất và ngược lại.

Yếu tố tiết kiệm của dân cư lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thu nhập của dân cư, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt và đặc biệt là sự ổn định của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế mất ổn định, giá trị đồng tiền luôn biến động thì xu hướng chung của dân cư sẽ đổi các đồng tiền bản tệ ra các đồng tiền mạnh (Ngoại tệ) hay cất trữ vàng bạc, mua bất động sản. là những tài sản có tính ổn định cao hơn.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, GDP bình quân đầu người 2012 ước đạt 25,7 triệu đồng (kế hoạch là 27 triệu đồng).

3.2.1.4. Môi trường cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan. Ngành Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp. Trong những năm qua, thị trường tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay số lượng Ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn . Từ đó làm mất tính độc quyền của hệ thống Ngân hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Ngoài ra, hình thức cạnh tranh không đa dạng như các ngành khác làm cho tính cạnh tranh của Ngân hàng ngày càng cao. Các Ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ. Hiện nay ở nước ta các Ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng hình thức lãi suất, chưa phổ biến hình thức cạnh tranh bằng dịch vụ. Do đó Ngân hàng phải xây dựng được mức lãi suất như thế nào là hợp lý nhất, hấp dẫn nhất kết hợp với danh tiếng và uy tín của mình để tăng được thị phần huy động. Điều này là rất khó khăn vì nếu lãi suất cao hơn đối thủ cạnh tranh thì lãi suất cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng phải tăng lên để đảm bảo Ngân hàng vẫn có lãi, nếu lãi suất thấp hơn thì không hấp dẫn được khách hàng. Do cạnh tranh tăng lên, lãi suất huy động hiện nay có xu hướng tăng lên trong khi các dịch vụ liên quan đến tiền gửi không tăng lên một cách tương ứng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)