Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động cung ứng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 38 - 105)

6. Kết cấu của luận văn

2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động cung ứng

ứng các sản phẩm dịch vụ tại NHCT Sông Công

Ngân hàng huy động bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi cách thức huy động vốn đem lại cho ngân hàng thương mại một nguồn vốn có tính chất khác nhau với chi phí khác nhau. Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của một ngân hàng thương mại ta cần dựa vào các chỉ tiêu cụ thể. Mỗi chỉ tiêu nên lên một mặt của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Sau đây là một số chỉ tiêu:

2.5.2.1. Quy mô vốn huy động/Chi phí vốn huy động

Vốn của ngân hàng thương mại được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng và đặc biệt là được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nợ chiếm phần lớn trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại, là nguồn vốn hoạt động chính đối với mỗi ngân hàng, cho nên hầu hết các khoản nợ của ngân hàng thương mại đều liên quan đến chi phí huy động vốn.

Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi. Trong tổng số chi phí vốn huy động thì chi phí trả lãi là chủ yếu. Ngoài ra còn có các chi phí khác như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng gửi tiền, chi phí để mở các quỹ tiết kiệm, chi phí mua máy móc thiết bị… và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Chi phí trả lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là chi phí trả lãi dựa trên lãi suất danh nghĩa, lãi suất ngân hàng công bố cho khách hàng. Chi phí này phục thuộc rất nhiều yếu tố như kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, tiện ích đi kèm… Tuy nhiên, lãi suất thực tế của từng nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là cao hơn bởi vì ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải bỏ ra nhiều loại chi phí ngoài lãi khác nữa. Vì vậy, chỉ tiêu chi phí huy động vốn/tổng vốn huy động được chia nhỏ ra làm hai chỉ tiêu khác. Đó là:

- Chi phí trả lãi/Tổng vốn huy động: cho thấy để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng

- Chi phí trả ngoài lãi/Tổng vốn huy động: cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản…

Tóm lại chi phí huy động/tổng vốn huy động được dùng để đánh giá xem một đồng vốn ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí.

Như vậy khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để giảm chi phí huy động vốn thì cần phải giảm lãi suất huy động một cách tối ưu nhất. Việc đưa ra một lãi suất huy động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất không quá cao - đảm bảo lợi ích ngân hàng, cũng không quá thấp- thu hút được khách hàng gửi tiền. Đồng thời giảm các chi phí trả lãi cũng sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng hiệu quả hơn.

2.5.2.2. Quy mô vốn huy động/Chi phí tiền lương

Trước tiên để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thông qua chỉ tiêu này, cần phải đánh giá chỉ tiêu quy mô vốn huy động/toàn bộ huy động vốn.

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng số vốn mà ngân hàng huy động được trong một thời kỳ từ khách hàng cá nhân chia cho tổng số lao động trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong thời kỳ đó.

Quy mô vốn huy động/1 cán bộ huy động vốn = Tổng số vốn huy động/ Tổng số lao động huy động vốn

Chỉ tiêu này cho thấy trong một thời kỳ nhất định, một lao động của ngân hàng huy động được bao nhiêu vốn, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết năng suất huy động vốn của lao động hoạt đông huy động vốn của ngân hàng.

Chỉ tiêu này tăng cho thấy năng suất huy động vốn của ngân hàng tăng lên khi nguồn vốn huy động tăng nhanh hơn số lao động hoạt động huy động vốn làm cho chỉ tiêu này tăng lên. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét tới sự giảm của nguồn vốn huy động và số lượng lao động hoạt động huy đông vốn của ngân hàng qua các năm. Bởi chỉ tiêu này vẫn tăng nếu sự giảm xuống của nguồn vốn huy động được chậm so với sự giảm xuống của lao động hoạt động huy động vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên một lao động hoạt động huy động vốn tăng qua các năm cho thấy hiệu quả trong việc huy động vốn của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng chỉ cho thấy một cách định lượng về khả năng huy động vốn của lao động hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Chúng không nêu lên được cơ cấu nguồn vốn huy đông cũng như các chi phí phải bỏ ra để huy động vốn, sự phù hợp của ngồn vốn huy đông với mục tiêu sử dụng vốn.

Đối với chỉ tiêu quy mô vốn huy động/chi phí tiền lương phải trả cho tổng cán bộ huy động vốn cho thấy một đồng chi phí phải trả cho một cán bộ huy động sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn huy động.

Quy mô vốn huy động/Chi phí tiền lương = Tổng số vốn huy động/Tổng số tiền lương trả cho cán bộ huy động vốn

Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện rõ hiệu quả trong huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì chỉ tiêu này cao khi chi phí thấp và quy mô vốn huy động cao hoặc là chi phí huy động tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng quy mô vốn huy động. Tuy nhiên, cũng phải xét tới sự giảm sút của hai yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu này. Bởi nếu quy mô vốn giảm nhưng vẫn nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí sẽ làm cho chỉ tiêu này vẫn phản ánh được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Như vậy, chỉ tiêu sẽ cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng về mặt chất lượng một cách cụ thể.

2.5.2.3. Sự ổn định vốn huy động của các hình thức huy động vốn

Một hình thức huy động vốn được đánh giá là tốt ngoài những yếu tố như đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp cần phải có sự ổn định, tức là không có sự thay đổi đột ngột trong thời gian sử dụng nguồn vốn đó của ngân hàng.

Thông thường các nguồn vốn huy động đều có thể dự tính được trước thời gian sử dụng như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…

Vốn huy động phải có dự tăng trưởng ổn định về mặt số lượng để thỏa mãn nhu cầu tín dụng cũng như nhu cầu của các hoạt động khác. Mặt khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vốn huy động đó cung cấp được một nguồn vốn lớn đáp ứng được yêu cầu tín dụng như lại không đánh giá được khả năng ổn định của nguồn vốn đó sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, tạo cho ngân hàng những rủi ro khó lường. Ngược lại nếu ngân hàng chỉ huy động được nguồn vốn nhỏ nhưng ổn định về thời gian sẽ làm cho việc đầu tư của ngân hàng từ nguồn vốn đó đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Chỉ tiêu này được đánh giá qua mức độ tăng giảm vốn huy động. Nếu vốn huy động tăng đều qua các năm, có tốc độ gia tăng ổn định đều đặn thì vốn đó được coi là có hiệu quả trong việc huy động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN Ở VIETINBANK- CHI NHÁNH SÔNG CÔNG

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sông Công

3.1.1. Giới thiệu chung

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ- HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam, trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp. Sau đó, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009.

Từ khi thành lập năm 1988 với trên 40 chi nhánh, đến 31/12/2010, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

01 Hội sở chính, 149 chi nhánh, trên 900 phòng giao dịch, 1042 máy rút tiền tự động (ATM)... với quy mô huy động vốn đạt trên 340.000 tỷ đồng, cho vay nên kinh tế đạt hơn 230.000 tỷ đồng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công được thành lập cùng với toàn bộ hệ thống NHCT Việt Nam từ năm 1988, là một chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên.

Theo Quyết định số 154/QĐ-HĐQT-NHCT1 của hội đồng quản trị ngày 07/6/2006, Ngân hàng Công thương Sông Công trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày 01/07/2006.

Năm 2009, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công chuyển thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công.

Địa bàn hoạt động chính của Vietinbank Sông Công là thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ, Tổng công ty lớn của Nhà nước như: Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên DIESEL Sông Công {thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)}, Công ty CP Phụ tùng máy số 1{thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)}, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên {thuộc Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM)}, Công ty CP MEINFA (thuộc Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam).

Các công ty, doanh nghiệp là những khách hàng có nhu cầu về xuất khẩu và nhập khẩu, tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại của Vietinbank Sông Công trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Như vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công hoạt động trên địa bàn khá rộng và tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch về tiền tệ sẽ tạo điều kiện tốt cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vietinbank Sông Công phát huy được vai trò, hoạt động của một ngân hàng kinh doanh đa năng. Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt khi trên địa bàn thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên có rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sông Công, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phổ Yên, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Phòng giao dịch Sông Công, Ngân hàng TMCP An Bình Phòng Giao dịch Phổ Yên,… nhưng Vietinbank Sông Công luôn tìm cách sáng tạo, hoàn thiện và nâng cấp cả về chất lượng lẫn cơ sở vật chất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Qua hơn 20 năm hoạt động, Vietinbank Sông Công đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ một chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, khi mới thành lập nguồn vốn huy động chỉ có 13 tỷ đồng, tổng dư nợ 5,7 tỷ, chỉ có 344 khách hàng giao dịch trong đó có 80 khách hàng vay vốn... đến nay Vietinbank - Chi nhánh Sông Công đã là một chi nhánh cấp I với phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ trên địa bàn Sông Công, Phổ Yên, mà còn đến các huyện, xã của tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Bộ máy quản lý

Từ năm 2005, thực hiện mô hình giao dịch một cửa theo chương trình INCAS thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu và tổ chức với tổng số cán bộ công nhân viên là 68 người (04 cán bộ trong Ban Giám đốc; 18 cán bộ trưởng phó phòng và 46 cán bộ nhân viên) và 06 phòng ban, 01 phòng giao dịch loại I và 3 phòng giao dịch loại II. Bằng những nỗ lực to lớn để đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, từ năm 2005 đến năm 2012, chi nhánh đã mở rộng mạng lưới, mô hình kinh doanh với việc thành lập thêm 02 Phòng giao dịch loại II. Sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức theo mô hình hiện đại hóa, Vietinbank Sông Công đã có những bước phát triển rõ rệt, không những hoàn thiện về kỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cương, nề nếp hoạt động, mà tác phong giao tiếp ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo…. Cho đến nay, cơ cấu tổ chức của Vietinbank Sông Công được mô hình hóa như sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Vietinbank Sông Công

3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng huy động vốn tại NHCT Sông Công

Để tạo lập và duy trì được khối lượng vốn với qui mô lớn và có tính ổn định cao thì Ngân hàng phải có chiến lược khai thác vốn hợp lý trên cơ sở tận dụng tối đa những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của Ngân hàng. Cụ thể trong công tác huy động vốn của các NHTM nói chung cũng như công tác huy động vốn tại NHCT Sông Công chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan và chủ quan sau.

3.2.1. Các nhân tố khách quan

3.2.1.1. Chính sách của Ngân hàng Nhà nước

Là một loại hình kinh doanh đặc biệt, NHTM chịu sự giám sát chặt sẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ tại Việt Nam. NHNN có cơ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sông Công (Trang 38 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)