nghiệp của Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội.
Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội đã thực hiện hoàn chỉnh việc xác định giá trị doanh nghiệp theo nghị định 187/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và thông tư hướng dẫn số 126/2004/TT-BTC của Bộ tài chính. Công ty lựa chọn phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Mặc dù trong nghị định của chính phủ có quy định hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để có thể áp dụng được phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) đòi hỏi rất nhiều yếu tố khá phức tạp và kỹ năng cao của các chuyên gia định giá. Thêm vào đó bản thân doanh nghiệp cũng chưa thực sự hiểu và nắm bắt được phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF). Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội có thành lập một ban cổ phần hoá, việc lựa chọn phương pháp định giá là trên cơ sở thống nhất của các thành viên trong ban cổ phần hoá, theo họ phương pháp tài sản là phương pháp phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của họ. Mặc dù ở các nước phát triển thì phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp được sử dụng chủ yếu khi xác định giá trị doanh nghiệp. Công ty đã thực hiện bán đấu giá cổ phần vào ngày 18/01/2006 tại địa điểm của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt là tổ chức tài chính trung gian tiến hành xác định giá trị của công ty. Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội bán cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá với số lượng là 960.800 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng và mức giá khởi điểm được đưa ra là 12.000 đồng/cổ phần.
Công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội đã tuân thủ về cơ bản những quy trình và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà Bộ tài chính đã nêu ra.
Về tài sản hữu hình: Tài sản trong doanh nghiệp chủ yếu là tài sản lưu động, chiếm 98,22% tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán. Phần lớn số này là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Giá trị tài sản cố định trong doanh nghiệp
chỉ chiểm 1,78% với số tuyệt đối hơn 10 tỷ đồng. Tuy nhiên giá trị còn lại của tài sản theo doanh nghiệp đánh giá thấp hơn nhiều so với giá trị mà tổ chức tài chính trung gian định giá. Sau khi xác định lại tổng giá trị của tài sản cố định với số tuyệt đối là hơn 15 tỷ đồng. Nguyên nhân có sự chênh lệch như vậy là do công ty không nhất quán về cách tính khấu hao cho các tài sản, nhiều tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn giá trị sử dụng nên được đánh giá lại. Xem xét danh mục các loại tài sản cố định của doanh nghiệp cho thấy phần lớn chúng đang có bán trên thị trường hoặc có cơ sở để so sánh với các thiết bị tương đương. Như vậy có thể nói việc định giá những tài sản này về cơ bản là thuận lợi.
Về tài sản vô hình (lợi thế kinh doanh) và giá trị quyền sử dụng đất, công ty áp dụng cách tính lợi thế kinh doanh và giá trị quyền sử dụng đất được hướng dẫn trong Nghị định 87/2004/NĐ-CP với giá trị tuyệt đối gần 7 tỷ đồng. Vì công ty lựa chọn hình thức thuê đất nên mặc dù diện tích đất sử dụng của công ty là rất lớn (hàng trăm nghìn m2
) nhưng giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp chỉ có giá trị gần 7 tỷ đồng. Điều này đã làm giảm giá trị của doanh nghiệp.