Giải pháp từ phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 124 - 131)

Năng lực quản trị kinh doanh là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đều yếu về mặt quản lý. Đội ngũ giám đốc và cán bộ quản lý của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp có giám đốc giỏi, có trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt không nhiều. Từ đó dẫn đến khuynh hướng phổ biến là doanh nghiệp được quản lý dựa theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về cạnh tranh, phát triển thương hiệu, công nghệ thông tin…Đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp không ngừng phải nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của mình góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp cần cập nhật và trang bị cho mình những kỹ năng hữu ích như kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, quan hệ công chúng…Các kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có

hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các nhà quản lý doanh nghiệp qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh tranh của các doanh nghiệp.

Hai là, phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ quản lý cần chú trọng vào các kỹ năng như phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết về quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.

Tóm tắt chương 3

Chương này đề cập đến những giải pháp để áp dụng được các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Đó là nhóm giải pháp về môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh, nhóm giải pháp về thị trường và nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, liên quan đến lợi ích thiết thực của các bên tham gia thị trường. Tuy nhiên để xác định được giá trị doanh nghiệp theo đúng giá trị nội tại của nó là điều không dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở các nước khác nhau trên thế giới, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp vừa phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của nền kinh tế, vừa phải hướng tới những phương pháp tiên tiến, hiệu quả.

Nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên vẫn còn nhiều khiếm khuyết về hệ thống pháp lý, điều kiện thị trường, chế độ kế toán, kiểm toán và sự kém phát triển của các tổ chức tài chính, tổ chức định giá chuyên nghiệp. Thị trường chứng khoán nước ta mới bắt đầu phát triển, sự hiểu biết về thị trường này trong bộ phận những nhà đầu tư còn hạn hẹp, nhất là về kỹ thuật định giá cổ phiếu khi phát hành cũng như khi đã được giao dịch trên thị trường. Trong khi đó, các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp do Nhà nước quy định chưa thực sự khoa học và chưa phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài “Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu về khuôn khổ lý thuyết của một số phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất việc ứng dụng các phương pháp đó tại Việt Nam gắn với những điều kiện cụ thể về kinh tế, pháp lý, thể chế của Việt Nam. Khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp sẽ trở thành thường xuyên đối với tất cả mọi loại hình doanh nghiệp.

Có thể nói, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn là vấn đề mới mẻ và phức tạp ở Việt Nam. Do vậy, các giải pháp đưa ra trong đề tài sẽ chưa thực sự hoàn chỉnh và cần có thời gian để hoàn thiện hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư 43/2004/TT-BTC “Hướng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp Nhà nước chính thức chuyển thành công ty cổ phần”, Hà Nội.

2. Bộ tài chính (2004), Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP (16/11/2004) của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

3. Bùi Sĩ Chiến (2007), “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và những giải pháp phát triển nhanh và bền vững”, Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội.

4. Chính phủ (1998), Nghị định 44/CP/1998 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

5. Chính phủ (2002), Nghị định 64/CP/2002 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

6. Chính phủ (2004), Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

7. Chính phủ (1992), QĐ số 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần,

Hà Nội.

8. Chính phủ (1993), Chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Chương (2005), “Tháo gỡ vướng mắc về xác định giá trị doanh nghiệp”, báo Nhân Dân, Hà Nội.

10. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Hiền (2004), “Định giá giá trị - Bài toán khó trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước”, www.mof.gov.vn.

12. Nguyễn Minh Hoàng (2001), Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

13.Hồ Xuân Hùng (2004), “Cổ phần hoá - kết quả và vướng mắc”, báo Lao Động, Hà Nội.

14. Nguyễn Lan Hương (2004), “Chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần: Áp dụng cơ chế mở”, www.vneconomy.com.

15.Vũ Thị Kim Liên (2003), Luận cứ khoa học về phương pháp định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

16. Bùi Văn Mai (2006), “Chế độ kế toán doanh nghiệp mới”, Tạp chí tài chính

(tháng 5), Tr. 19

17. TS Phạm Ngọc Mỹ (2005), Các phương pháp ước tính giá trị doanh nghiệp theo nghị định 187 điều kiện và khả năng áp dụng”, www.mof.gov.vn

18. Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCHTW khoá IX, Đảng CS Việt Nam (2001). Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

19. Bộ trưởng Bộ KH&CN, Hoàng Văn Phong (2007), “Thị trường công nghệ - Cái cầu đặt ra cho các nhà khoa học”, www.most.gov.vn.

20.Nguyễn Văn Tiến (2007), “Thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ”, báo Nhân Dân, www.most.gov.vn .

21. ThS. Đỗ Thành Trung (2006), “Thông tin không đối xứng với vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí tài chính

(Tháng 10), Tr. 44.

22. Nguyễn Văn Quảng (2003), “Những rào cản tiến trình Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, Thời báo tài chính (Tháng 10), Tr 129.

23. Nguyễn Hải Sản (1996), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nxb Thống kê, Hà Nội.

24. Nguyễn Đức Tặng (2005), “Việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi chuyển đổi sở hữu”, www.nscerd.org.vn.

25. Huyền Thi (2004), “Công ty cổ phần - Cổ phần hoá: Khó khăn mới khi xác định giá trị doanh nghiệp”, www.mof.gov.vn.

26. Nghiêm Sỹ Thương (2000), “Xác định mô hình đinh giá doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.

27. Phạm Quang Thao (2006),Công cụ và giải pháp tài chính để phá băng thị trường bất động sản”, Tạp chí Tài chính (Tháng 5), Tr 37.

28. Th.s Nguyễn Quốc Tuấn (2004), “Tám nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá”, Tạp chí Tài chính (Tháng 9), tr 20-21.

29. Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Văn Nghĩa, Hoàng Hồng Nhạn (1997), Phương pháp đinh giá doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, Chuyên đề nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu Tài chính Hà Nội, Hà Nội.

30. TS. Vũ Công Ty, ThS. Đỗ Thị Phương (2000), Tài chính doanh nghiệp thực hành, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

31. Thời báo kinh tế Việt Nam (2007), “Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và định hướng tới 2020 tại phiên họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ, www.mof.gov.vn.

32. GS TSKH. Đặng Hùng Võ (2006), “Định hướng thị trường bất động sản”,

www.dddn.com.vn.

33. Tài liệu hội thảo (2005), Hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả Bộ Tài chính, Hà Nội.

B. Tiếng Anh

1. Tom Copeland, Tim Koller, Jack Murrin (1994), “Valuation mesuring and managing the value of companies”, John Willey and Sons Inc, USA.

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge

 Extract page(s) from different PDF

Một phần của tài liệu áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 124 - 131)