Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 103 - 106)

Thị trường chứng khoán ra đời mở ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh tế đồng thời giúp cho việc xác định giá trị doanh nghiệp được chính xác hơn. Để đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định và bền vững thì cần có những điều kiện nhất định. Theo kinh nghiệm phát triển thị

trường chứng khoán ở các nước cho thấy, thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, đó là về điều kiện về kinh tế. Thị trường chứng khoán phát triển khi có nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ và các quan hệ thị trường ngày càng phát triển một cách ổn định và bền vững. Khi nền kinh tế phát triển, lạm phát được kiểm soát ở mức vừa phải, lãi suất được hình thành theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, giá trị đồng nội tệ được ổn định thì công chúng mới yên tâm, tin tưởng tham gia đầu tư chứng khoán.

- Trên thị trường chứng khoán, hàng hoá là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên tính sôi động của thị trường. Vì vậy để thị trường chứng khoán không ngừng phát triển và hoàn thiện phải tạo ra cho thị trường một lượng chứng khoán đa dạng, phong phú, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp với nhu cầu và tâm lý đa dạng của công chúng đầu tư.

- Một thị trường chứng khoán hoàn chỉnh không thể thiếu các công ty chứng khoán, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các quỹ đầu tư. Do đó để phát triển thị trường chứng khoán phải có các tổ chức nêu trên hoạt động có hiệu quả và không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh cho các tổ chức này. Mặt khác, khối lượng và tỷ trọng tiết kiệm trong tổng thu nhập sẽ quyết định mức độ hoạt động của thị trường chứng khoán. Khi thu nhập bình quân đầu người thấp thì tỷ trọng chi tiêu cho tiêu dùng cao và tỷ trọng này càng giảm khi thu nhập bình quân đầu người tăng. Thị trường chứng khoán sẽ phát triển khi thu nhập quốc dân cũng như thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Thứ hai, đó là điều kiện pháp lý. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ (các quy luật pháp lý liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán) ổn định trong một thời gian dài sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả cho việc phát

hành, đầu tư kinh doanh chứng khoán. Ngược lại, nếu hệ thống pháp lý chắp vá, không đồng bộ, tính pháp lý thấp và thay đổi thường xuyên sẽ làm thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, hiệu quả thấp và chậm phát triển.

Thứ ba, đó là điều kiện về con người. Con người là yếu tố có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Một thị trường chứng khoán phát triển phải có một đội ngũ chuyên gia chứng khoán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ trên các lĩnh vực hoạch định chính sách, quản lý thị trường, kinh doanh chứng khoán và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cùng với phẩm chất tư cách đạo đức tốt. Bên cạnh đó, sự phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán trong dân chúng, các nhà đầu tư và các nhà quản trị doanh nghiệp cũng rất quan trọng.

Thứ tư, đó là điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật. Thị trường chứng khoán phát triển đồng nghĩa với việc quy mô thị trường ngày càng mở rộng, khối lượng các hoạt động trên thị trường ngày càng tăng lên. Điều đó đòi hỏi hệ thống trang thiết bị cho thị trường (như hệ thống chuyển lệnh, ghép lệnh, hệ thống yết giá, hệ thống công bố thông tin, hệ thống lưu ký thanh toán…) phải không ngừng nâng cao mới có thể đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Trên đây là bốn điều kiện cần và đủ cho một thị trường chứng khoán phát triển bền vững. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được gần 10 năm, tuy nhiên trong 2 năm gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Trước đây hệ thống các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của nước ta chưa hoàn chỉnh, hiệu lực pháp lý không cao, phạm vi điều chỉnh còn hẹp, chưa có sự thống nhất với các văn bản pháp luật khác có liên quan nên thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động không hiệu quả. Để khắc phục những bất cập đó, ngày 29/6/2006, chính phủ đã chính thức thông qua Luật chứng khoán, luật này bắt đầu có hiệu lực

từ 1/1/2007. Tuy nhiên để hoàn chỉnh khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam chính phủ cần tập trung thêm vào một số vấn đề sau:

- Một là, đồng bộ hoá các pháp luật liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán, tạo ra một khung pháp luật hoàn chỉnh và nhất quán điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán. Đó là pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư trong nước và nước ngoài, pháp luật về tài chính, ngoài ra cũng cần nghiên cứu một số vấn đề trong pháp luật về hành chính, hình sự, về giải quyết tranh chấp, phá sản.

- Hai là, chính phủ đã ban hành Luật chứng khoán, tuy nhiên chính phủ cần khẩn trương ban hành những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành một cách cụ thể, chi tiết những quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán được trình bày trong Luật chứng khoán để thị trường chứng khoán Việt Nam hoạt động thực sự có hiệu quả, công bằng và minh bạch, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)