Những trở ngại khi áp dụng các phương pháp xác định giá trị

Một phần của tài liệu áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 70 - 131)

khoa học nhằm phản ánh sát giá trị doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp phải được đánh giá theo giá trị thị trường. Giá trị tài sản được đánh giá theo giá trị thị trường tức là ứng với mỗi loại tài sản của doanh nghiệp như máy móc thiết bị, vật tư, chứng khoán, nhà xưởng, đất đai, bản quyền, nhãn hiệu…đều cần có một thị trường thực sự để phản ánh giá trị của chúng. Tuy nhiên, ở một nước mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường như nước ta, nhiều loại thị trường còn chưa hình thành hoặc chưa phát triển như thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán…Đó là những trở ngại lớn cho các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xác định giá trị tài sản nói riêng. Cụ thể thực trạng của một số loại thị trường ở nước ta:

- Thị trường công nghệ

Thị trường công nghệ ở Việt Nam dù đã có nhưng mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, nên vẫn là một lĩnh vực mới mẻ với cả bên cung và cầu công nghệ. Bên cung là những tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ không có thói quen tiếp thị hàng hóa chất xám của mình. Bên cầu thường là các doanh nghiệp, họ rất lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho mình vì họ thường không tìm kiếm thông tin trước khi quyết định, không biết cách định giá, đánh giá công nghệ cần mua. Hầu hết công nghệ, thiết bị sử dụng trong các ngành ở Việt Nam là nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài. Tri thức công nghệ được chuyển giao thông qua kênh này thường chỉ là các kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất để làm ra những sản phẩm đạt năng suất, chất lượng, chi phí ở mức hợp lý. Thiết bị, công nghệ nội sinh thường ở quy

2.1.3.3 Những trở ngại khi áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp doanh nghiệp

mô nhỏ, hầu hết từ các kết quả của đề tài nghiên cứu. Việc mua bán, dịch vụ kỹ thuật cũng mới chỉ xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Dịch vụ kỹ thuật trong các lĩnh vực khác, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp - nông thôn hầu như chưa phát triển. Dịch vụ R&D (nghiên cứu và phát triển) theo đặt hàng của doanh nghiệp tuy đã xuất hiện, nhưng còn rất hạn chế.

Hệ quả là hoạt động tư vấn, môi giới, thông tin cho doanh nghiệp, dịch vụ giám định, đánh giá công nghệ chưa phát triển. Ở nước ta, chưa có tổ chức tư vấn, môi giới về công nghệ nào được công nhận rộng rãi và có uy tín trong lĩnh vực này. Việc chuyển giao công nghệ, đặc biệt chuyển giao công nghệ gắn với sáng chế, giải pháp hữu ích còn rất ít, nội dung chủ yếu là truyền đạt kỹ năng vận hành hệ thống sản xuất, kỹ năng giám sát chất lượng...

Thị trường công nghệ ở Việt Nam sẽ chỉ bắt đầu hoạt động và phát triển khi nào 1/2 số các Viện và các Trung tâm nghiên cứu của Việt Nam tham gia vào việc mua bán, chuyển giao công nghệ, và 1/3 số lượng các doanh nghiệp tham gia trực tiếp việc trao đổi mua bán công nghệ.

Như vậy, đối với tài sản là thiết bị công nghệ thì việc xác định giá trị chính xác của chúng là khó khăn. Giá trị xác định được trong điều kiện của thị trường công nghệ hiện nay sẽ mang tính chủ quan của người định giá. Khi định giá những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, các chuyên gia định giá sẽ khó dự đoán được khả năng phát triển của nó trong tương lai, khó dự đoán được tốc độ tăng trưởng, thêm vào đó các chỉ tiêu kinh tế của ngành không có nên việc áp dụng các phương pháp định giá tiên tiến sẽ gặp nhiều trở ngại.

- Thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản của nước ta hình thành từ năm 1993 nhưng trong giai đoạn từ 1993-2003, thị trường hầu như không phát triển bởi vì thị trường

vận hành trong cơ chế xin cho về đất đai, giá đất do Nhà nước quy định chỉ bằng 20%-40% giá đất trên thị trường trong khi giá đất trên thị trường đã tăng từ 50 đến 100 lần. Đến năm 2004, khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành thì cơ chế xin cho về đất đã bị xoá bỏ, thị trường bất động sản bắt đầu hoạt động theo quy luật cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay thị trường bất động sản vẫn đang gặp phải một số vấn đề như hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập dẫn đến giá trị đất đai thường không được đánh giá đúng với giá trị thị trường của nó, hệ thống thuế chưa được đổi mới, chưa đủ điều kiện để có hệ thống quản lý bất động sản công khai, minh bạch, việc thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng bất động sản gặp nhiều khó khăn, việc tăng nguồn vốn đầu tư phát triển từ chính vốn tiềm ẩn trong bất động sản không dễ dàng, chưa huy động được tiền tiết kiệm của dân vào đầu tư bất động sản, quy hoạch sử dụng đất còn nhiều yếu kém, hệ thống cơ quan quản lý, cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, chưa phục vụ tốt nhân dân, còn nhiều sai phạm trong áp dụng pháp luật mới về đất đai.

Thêm vào đó, trên thị trường cung cầu ở trong tình trạng mất cân đối về chủng loại và số lượng, cộng thêm tình trạng đầu cơ làm tăng nhu cầu ảo, đẩy giá bất động sản ở nhiều khu vực cao hơn thực tế, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra các giao dịch ngầm chiếm đa số khiến thông tin trên thị trường bất động sản không chính xác.

Trong nền kinh tế thị trường, kênh dẫn vốn chính là thị trường tài chính, bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Đây chính là các công cụ tài chính để vận hành thị trường bất động sản nhưng hiện nay rất khiếm khuyết. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà đầu tư và dự án đang triển khai nhưng thiếu vốn, vốn vay thương mại ngắn hạn cũng được dùng vào đầu tư nhà ở trong khi hàng hoá nhà ở bị ứ đọng nên nhiều nhà đầu tư và dự án đang lâm vào tình trạng phá sản. Cách đây hơn 10 năm, đã có một số ngân hàng, doanh nghiệp như ACB, Sài Gòn Thương tín, Công ty kinh doanh và phát

triển nhà… cho vay vào thị trường bất động sản, tạo ra một kênh dẫn vốn. Tuy nhiên, thị trường bất động sản cần nguồn vốn dài hạn, nhưng các ngân hàng thương mại là nơi cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn, nên việc chỉ dựa vào ngân hàng thương mại đang tiềm ẩn nguy cơ đối với hệ thống tín dụng và cả nền kinh tế nếu có xảy ra biến động trong thị trường bất động sản.

Có thể nói, thị trường bất động sản ở nước ta vẫn chưa phát triển và còn nhiều biến động. Sự biến động của thị trường này sẽ ảnh hưởng đến việc dự báo mức rủi ro của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, vị thế của công ty trong tương quan với ngành và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp.

- Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán của nước ta bắt đầu hình thành và hoạt động từ năm 2000, tuy nhiên trong 3 năm đầu thị trường hầu như không phát triển. Số lượng cổ phiếu niêm yết rất ít, khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán hầu như bằng không. Tính đến 30/6/2003, thị trường chứng khoán chỉ có 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng vốn là 1.086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu công ty (đều là của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam) với số vốn 157 tỷ đồng và 50 lại trái phiếu chính phủ với số vốn 5.400 tỷ đồng, chiếm 1,6% GDP. Từ năm 2004 cho đến nay, qui mô thị trường chứng khoán tăng cao, song quan hệ cung và cầu chứng khoán còn mất cân đối gây nên những biến động cho thị trường, do vậy thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc. Mặc dù mức vốn hoá thị trường chứng khoán là khá cao nhưng nhìn chung quy mô thị trường của Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ số VN-Index chưa thực sự trở thành chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế bởi vì nó chưa được hình thành từ giá trị cổ phiếu của những công ty tiêu biểu của nền kinh tế. Số lượng các công ty tiêu biểu đại diện cho sức mạnh của nền kinh tế được niêm yết trên thị trường chứng khoán là rất ít do vậy thị trường chứng khoán chưa

làm tốt chức năng phản hồi đối với giá trị doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân là do quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chậm chạp và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ: Nhà máy bia - rượu Hà Nội, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long... đến nay vẫn chưa cổ phần hóa xong theo sự chỉ đạo của Chính phủ cách đây nhiều năm. Cuối năm 2006, nước ta có 38 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó 34 ngân hàng thương mại đang hoạt động, nhưng Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới cho hai ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Thông thường, rất nhiều yếu tố khi xác định giá trị doanh nghiệp có thể dựa vào số liệu trên thị trường chứng khoán như tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp, tỷ số giá trên lợi nhuận, lợi suất dự tính,… của các công ty niêm yết đại diện cho các ngành kinh tế chủ chốt, dựa vào số liệu của thị trường chứng khoán có thể xác định được mức lãi suất phi rủi ro, mức bù rủi ro thị trường, vị thế của các công ty trong tương quan với ngành…. Đồng thời, sự biến động cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán sẽ là những thông tin phản hồi rất có giá trị đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó xác định được giá trị hợp lý của cổ phiếu.

Hiện nay, tổng mức vốn hoá của thị trường chứng khoán nước ta đạt mức 38% GDP, khoảng 22 tỷ USD, nếu kể cả trái phiếu đạt mức 46% GDP; (số liệu của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đăng trên website Vietnamnet ngày 21/03/2007). Doanh nghiệp và Chính phủ đã sử dụng thị trường chứng khoán như một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. Tổng mức vốn huy động qua cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, đấu giá cổ phần hoá trên 2 thị trường giao dịch chứng khoán tại Hồ Chí Minh và Hà Nội là khoảng 27,9 nghìn tỷ đồng năm 2006 tăng 3,93 lần so với năm 2005. Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) và tại Trung tâm Giao dịch Chứng

khoán Hồ Chí Minh (SSI), số lượng công ty niêm yết chính thức khoảng gần 200 công ty. Tuy nhiên số lượng công ty niêm yết như vậy là quá ít vì số lượng công ty cổ phần hiện nay khoảng 7.000 công ty và còn nhiều công ty và tổng công ty nhà nước vẫn chưa cổ phần hoá.

Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có rất nhiều biến động thể hiện qua chỉ số VN-Index tăng giảm thất thường, nên việc dự đoán giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp sẽ không tuân theo quy luật, nghĩa là thị trường vẫn chưa phát triển với thời gian đủ dài để đạt được mức ổn định. Trong những năm hoạt động đầu tiên, chỉ số VN-Index tăng vọt từ 100 điểm (ngày 28/7/2000) lên 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001. Tuy nhiên năm 2003 chỉ số VN-Index giảm xuống dưới 140 điểm. Trong 5 tháng đầu năm 2006, thị trường chứng khoán có sự bùng nổ trở lại và tiếp sau đó lại là sự suy thoái kéo dài trong 3 tháng tiếp theo, chỉ số VN-Index đã tăng ngoạn mục từ khoảng hơn 300 điểm vào cuối năm 2005 lên tới 632 điểm vào 25/04/2006, nhưng đến ngày 01/08/2006 chỉ còn 399 điểm. Tuy nhiên đến giữa tháng 3/2007 chỉ số này lại tăng lên hơn 1.150 điểm. Những biến động thất thường này phản ánh rõ thị trường chứng khoán Việt Nam mới ở thời kỳ đầu của sự phát triển. Trong những tháng đầu năm 2007, một số cổ phiếu công ty cổ phần tăng giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Nguyên nhân là do trong số những nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì phần lớn là nhà đầu tư ngắn hạn (nhà đầu tư cá nhân) đầu tư nhằm mục đích kiếm lời cùng với trình độ hiểu biết về chứng khoán có hạn còn các nhà đầu tư dài hạn thì lại thiếu thông tin về cổ phiếu công ty cổ phần niêm yết tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tóm lại, chỉ số VN-Index chưa thể là một chỉ số dự báo về chất lượng hoạt động của nền kinh tế cũng như các công ty.

Như vậy, với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các phương pháp tiên tiến khi định giá doanh nghiệp là rất khó khăn và không

đạt hiệu quả cao bởi vì thị trường chưa cung cấp được những thông số cần thiết theo yêu cầu của các phương pháp định giá.

- Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ ở nước ta khá phát triển với số lượng khá nhiều các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Hệ thống ngân hàng này đã đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế (nhu cầu đầu tư, cho mở rộng sản xuất kinh doanh, cho thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, triển khai các dự án…), đồng thời huy động được nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư, hỗ trợ được phần nào về vốn cho thị trường bất động sản. Các ngân hàng điều tiết thị trường tiền tệ thông qua công cụ lãi suất và trái phiếu ngân hàng.

Đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF), việc dự đoán chính xác luồng tiền thu nhập tự do của doanh nghiệp trong một giai đoạn tương đối dài trong tương lai ở Việt Nam là rất khó khăn. Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam chỉ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong một thời gian ngắn, ví dụ kế hoạch một năm sau hoặc hai năm sau. Hơn nữa Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế nên môi trường kinh tế được coi là chưa ổn định nên các kế hoạch do doanh nghiệp đặt ra có thể sẽ bị thay đổi. Điều này dẫn đến khó khăn cho việc xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như nhu cầu đầu tư trong tương lai, trong khi chúng ta lại thiếu các chuyên gia phân tích và kiểm toán có kinh nghiệm. Do vậy, các dự báo về luồng tiền thu nhập tự do của doanh nghiệp trong tương lai thường thiếu chính xác và không đủ độ tin cậy.

Thiếu các tổ chức và chuyên gia định giá chuyên nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt là nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, chúng ta cần có các tổ chức định giá chuyên nghiệp vì xác

định giá trị doanh nghiệp là một công việc khó khăn và phức tạp. Ở nước ta hiện nay, chất lượng dịch vụ, năng lực hoạt động tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp của các tổ chức trung gian tài chính vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều tổ chức định giá trong quá trình thực hiện lại tỏ ra yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. Tính chuyên nghiệp, độc lập của các tổ chức định giá còn thấp, trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp còn lệ thuộc vào ý kiến của doanh nghiệp. Ngoài ra, do chưa chiếm

Một phần của tài liệu áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 70 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)