Phương pháp định giá dựa vào hệ số giá/thu nhập là phương pháp được sử dụng phổ biến trên các thị trường tài chính thế giới để ước lượng nhanh giá trị của một chứng khoán.
Đây là cách định giá cổ phiếu thường nhanh nhất và đơn giản nhấp, áp dụng theo công thức sau:
Giá cổ phiếu = Thu nhập mỗi cổ phiếu x (P/E) (1.5)
Theo phương pháp định giá này, về mặt lý thuyết có thể áp dụng một trong các cách sau:
- Lấy chỉ số P/E bình quân toàn ngành mà công ty đó tham gia hoặc lựa chọn một công ty có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu của công ty cần định giá. Khi đó, xác định giá của cổ phiếu bằng cách lấy thu nhập của công ty cần định giá nhân với hệ số P/E bình quân của ngành hoặc hệ số P/E của công ty được lựa chọn. Phương pháp này thể hiện quan điểm của nhà đầu tư.
Giá cổ phiếu được xác định bằng cách nhân hệ số P/E hợp lý với thu nhập dự tính của công ty. Đối với công ty có tốc độ tăng trưởng đều đặn, hệ số P/E hợp lý được tính toán dựa trên công thức (1.3) trên đây:
g r D P 1 0 g r g D P 0(1 ) 0 (1.6) Từ đó: ) ( ) 1 ( 0 0 0 0 g r g x E D E P (1.7) D0/E0: tỷ lệ chia cổ tức
Ví dụ: Thu nhập ròng dự tính của một doanh nghiệp A là 400.000 USD. Doanh nghiệp có 100.000 cổ phần. Giá bán cổ phần trên thị trường ở thời điểm hiện hành là 90 USD. Tính P/E của doanh nghiệp A.
Ta có:
Thu nhập trên một cổ phiếu = 400.000/100.000 = 4USD Hệ số P/E của doanh nghiệp = 90/4 = 22.5
Điều đó có nghĩa là thị trường sẵn sàng trả 22.5 USD cho mỗi USD thu nhập trên một cổ phiếu của doanh nghiệp A. Nói cách khác, thị trường tính giá trị hợp lý của 1 cổ phiếu bằng 22.5 lần số thu nhập mà cổ phiếu đó mang lại mỗi năm. Đó là sự trả giá của thị trường cho số thu nhập có thể nhận được từ doanh nghiệp.
Theo những nhận định trên nếu có một thị trường chứng khoán hoạt động hoàn hảo, P/E phản ánh trung thực mối tương quan giữa giá trị hợp lý của một cổ phần với số thu nhập của doanh nghiệp thì giá trị doanh nghiệp có thể được ước lượng theo công thức giản đơn sau:
Trong đó P/E là thông tin của những công ty lớn được công bố thường xuyên trên thị trường hoặc P/E trung bình của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kinh doanh có chứng khoán được giao dịch tại thị trường này. Vì vậy để xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm hiện hành, người ta phải sử dụng P/E của các thời kỳ trước. Đó cũng là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư chứng khoán.
Vẫn ví dụ trên, giả định doanh nghiệp dự tính đạt được thu nhập ròng trong tương lai hàng năm là khoảng 420,000 USD. Giá bán cổ phần hiện hành không phải là 90 USD mà là 110 USD thì giá trị doanh nghiệp được tính như sau:
Giá trị doanh nghiệp = USD 420,000 * 22.5 = 9,450,000 USD
Thu nhập ước tính của một cổ phiếu = 9,450,000 / 100,000 = 94.50 USD Như vậy giá cổ phiếu trên thị trường hiện hành là 110 USD, lớn hơn so với sự ước tính là 94.50 USD.
Trong thực tế giá cả chứng khoán nói chung bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Hơn nữa thu nhập của các nhà đầu tư mong đợi không chỉ có lợi tức cổ phần mà còn ở chênh lệch giá mua bán, thu nhập từ quyền ưu tiên mua. Vì vậy, để có thể sử dụng được hệ số P/E trong việc xác định giá trị doanh nghiệp có mặt hoặc không có mặt trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà kinh tế cho rằng phải kết hợp với nhiều tỷ số khác ở những doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch trên thị trường và có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự.
Ví dụ: Đánh giá doanh nghiệp X bằng cách so sánh với 3 doanh nghiệp A, B, C.
Bảng 1.1-Chỉ số của 3 doanh nghiệp A, B và C
Các tỷ số để so sánh DNA DNB DNC Trung
bình
Doanh thu (tr USD) 2.000 1.200 520
Lợi nhuận thuần (tr USD) 120 60 20
Khấu hao + lợi nhuận thuần
(dòng tiền nhàn rỗi – CF) tr USD 250 160 36 Số lượng cổ phần 1.000.000 4.000.000 400.000
Doanh thu /cổ phần (USD) 2.000 300 1.300
CF / cổ phần (USD) 250 40 90
Lợi nhuận thuần/cổ phần (USD) 120 15 50
Giá cổ phần trên thị trường (USD) 1.200 240 600
Giá cổ phần /doanh thu 60% 80% 46% 62%
P/E 10 16 12 12,7
Giá cổ phần / CF 4,8 6,0 6,6 5,8
Giá trị doanh nghiệp X trong những năm gần đây, doanh thu trung bình đạt 1.500 triệu USD, lợi nhuận thuần đạt 80 triệu USD và khấu hao tài sản cố định trích lập hàng năm khoảng 120 triệu USD thì giá trị doanh nghiệp X có thể được ước tính như sau:
Bảng 1.2-Ƣớc tính doanh nghiệp X
Ước tính theo doanh thu 1.500 * 62% = 930 triệu USD Ước tính theo P/E 80 * 12.7 = 1,016 triệu USD
Ước tính theo CF (120 + 80) * 5,8 = 1,160 triệu USD Giá trung bình của doanh nghiệp X 1,035 triệu USD
Những hạn chế và ƣu điểm của phƣơng pháp P/E Nhƣợc điểm
- Phương pháp P/E là phương pháp có cơ sở lý thuyết không rõ ràng, chỉ có giá trị tham khảo trong một thị trường chứng khoán tương đối phát triển. Mặt khác, do chỉ dựa trên mức thu nhập dự tính của một năm và hệ số P/E có tính lịch sử nên không tính đến được các yếu tố dài hạn của công ty. Hơn nữa, trong thực tế không có công ty nào hoàn toàn tương đương với công ty cần định giá về mọi mặt như quy mô, cơ cấu vốn, trình độ công nghệ, mạng lưới khách hàng, thị phần….Do đó, ngay cả trên thị trường chứng khoán phát triển có hàng nghìn công ty niêm yết thì cũng không dễ gì tìm được một công ty tương đương để so sánh. Đặc biệt, đối với những công ty có thu nhập dự tính bằng không hoặc là số âm thì không thể áp dụng phương pháp này.
- Dựa vào hệ số P/E người ta không giải thích được vì sao cũng là một đồng thu nhập, nhưng ở doanh nghiệp này P/E = 20, tức là giá trị doanh nghiệp được trả giá gấp 20 lần so với mức thu nhập thu được trong khi ở doanh nghiệp khác, thị trường lại sẵn sàng trả giá tới 30 lần hoặc hơn nữa.
- Phương pháp P/E cũng không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân tích đánh giá về khả năng tăng trưởng và những rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp.
Ƣu điểm
- Mặc dù mang tính chất tham khảo nhưng phương pháp P/E là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến tại các nước đã xây dựng và phát triển được thị trường chứng khoán. Tính phổ biến này là do phương pháp P/E cho phép có thể ước lượng nhanh về giá trị doanh nghiệp, giúp người ta có thể ra quyết định một cách kịp thời trong hoạt động giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường cấp hai - sở giao dịch chứng khoán.
- Bản chất của phương pháp P/E là sử dụng giá trị thị trường để ước lượng giá trị doanh nghiệp. Vì vậy nếu thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, nếu các yếu tố đầu cơ có thể giảm tới mức thấp nhất thì phương pháp P/E trở thành một phương pháp đánh giá thông dụng không chỉ với các doanh nghiệp có chứng khoán được giao dịch trên thị trường.