Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực đảm bảo

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thực hành ở trường cao đẳng nghề việt - đức vĩnh phúc gắn với cơ sở sử dụng (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực đảm bảo

hoạt động thực hành

Mục tiêu của biện pháp

- Tổ chức quản lý và khai thác nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có (giáo viên, trang thiết bị máy móc, các phòng máy tính, các phòng thí nghiệm…) trong việc tổ chức giảng dạy thực hành, chú ý nâng cao hiệu quả giờ giảng của giáo viên và phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Tăng cƣờng đầu tƣ thêm cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học theo hƣớng hiện đại, tiên tiến gắn liền với thực tiễn công nghệ xây dựng ở khu vực và thế giới. Đảm bảo cho việc tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo và năng lực đào tạo của nhà trƣờng trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai.

- Các phòng chức năng phối hợp đồng bộ với nhau chuẩn bị mọi điều kiện, vật tƣ phục vụ việc dạy học thực hành.

Nội dung và quy trình thực hiện

Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch, xây dựng đề án phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trƣờng theo kế hoạch 5 năm, 10 năm.

- Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống các phòng thí nghiệm đảm bảo đủ diện tích, đủ trang thiết bị để giáo viên và sinh viên không những tổ chức tốt các hoạt động dạy học thực hành mà còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới vào thực tế.

- Đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên có chuyên môn và tâm huyết để đảm bảo phụ trách đƣợc 100% giờ dạy ở của Khoa.

- Lập kế hoạch đầu tƣ mua sắm, sửa chữa trang thiết bị cũng nhƣ cung cấp vật tƣ tiêu hao một cách cụ thể, chi tiết nhằm phục vụ tốt nhất đầy đủ nhất, kịp thời nhất cho việc dạy học thực hành.

Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

- Tuyển giáo viên cơ hữu, đào tạo và bồi dƣỡng lớp giảng viên trẻ, tạo điều kiện cho các giảng viên có khả năng đi học nghiên cứu sinh để đảm bảo nguồn cán bộ, giảng viên cơ hữu đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trƣờng, phân công giảng dạy một cách hợp lý, khoa học và công bằng.

- Tổ chức soạn thảo, nâng cấp, cập nhật các bài giảng, bài tập thực hành, bài hƣớng dẫn thí nghiệm…sao cho tài liệu phục vụ dạy học thực hành đƣợc đầy đủ và rễ ràng nhất.

- Tổ chức xây dựng nội quy sử dụng các trang thiết bị dạy học, bao gồm nội quy phòng máy, phòng thí nghiệm, trang thiết bị thực hành nhằm đảm bảo khai thác có hiệu quả cao cũng nhƣ giữ gìn để sử dụng lâu dài các thiết bị.

- Tổ chức hƣớng dẫn giáo viên, sinh viên nắm vững quy trình sử dụng và khai thác các loại thiết bị nhất là các thiết bị hiện đại tiên tiến.

- Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tích cực nghiên cứu sử dụng các thiết bị mới vào quá trình dạy học. Nhanh chóng chấm dứt tình trạng có thiết bị nhƣng bỏ phí không đƣợc áp dụng trong các bài học thực hành. - Đối với công tác phục vụ, phối hợp nhịp nhàng với các phòng ban liên quan, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy học thực hành.

Bƣớc 3: Chỉ đạo thực hiện

- Lãnh đạo chỉ đạo cho các Khoa chủ động trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên phục vụ cho nhu cầu dạy học thực hành của khoa nói riêng và của nhà trƣờng nói chung.

- Lãnh đạo nhà trƣờng căn cứ vào nội dung các chƣơng trình đào tạo, điều kiện thực tế của nhà trƣờng để chỉ đạo xây dựng kế hoạch và các quy định về sử dụng các thiết bị, máy móc, các phòng thí nghiệm, phòng máy tính….trong năm học. Hƣớng dẫn việc triển khai các quy định trên các Khoa, Tổ bộ môn cũng nhƣ cho toàn cá nhân thực hiện.

- Lãnh đạo các Khoa hƣớng dẫn các Tổ trƣởng bộ môn, giáo viê thực hiện trách nhiệm, quyền hạn đã đƣợc phân cấp để làm tốt công tác quản lý việc sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất mà nhà trƣờng đã giao cho các

khoa quản lý để phục vụ tốt hoạt động dạy học thực hành.

- Lãnh đạo Khoa chỉ đạo các Tổ trƣởng bộ môn và trực tiếp tham gia làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các trang thiết bị, việc cung cấp đầy đủ vật tƣ tiêu phục vụ hoạt động dạy học thực hành.

Bƣớc 4: Kiểm tra, đánh giá

- Lãnh đạo các Khoa thực hiện việc kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng nhƣ việc cung cấp vật tƣ tiêu hao thí nghiệm theo đúng kế hoạch đã đƣợc duyệt, bảo đảm hiệu quả sử dụng đối với trang thiết bị và vật tƣ tiêu hao trong công tác dạy học thực hành của Khoa.

- Lãnh đạo các Khoa căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá đồng thời tiến hành kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định về sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tƣ tiêu hao trong hoạt động dạy học thực hành của giáo viên, kiểm tra xem định mức vật tƣ tiêu hao trong hoạt động dạy học thực hành của giáo viên, kiểm tra xem định mức vật tƣ tiêu hao chính xác chƣa. Tiến hành xác định các mặt ƣu điểm, mặt tồn tại, tìm ra nguyên nhân để từ đó ban hành các quyết định quản lý.

- Cuối học kỳ, năm học Lãnh đạo Khoa, nhà trƣờng tổng kết đánh giá, khen thƣởng các cá nhân, các Tổ bộ môn có thành tích tốt, phê bình, nhắc nhở các Khoa, Tổ bộ môn, cá nhân vi phạm, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tƣ tiêu hao thí nghiệm.

Điều kiện thực hiện

- Nhà trƣờng cần chú ý đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy thực hành, sao cho đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, có nhiệt tình, tâm huyết để phục vụ đủ yêu cầu đào tạo của nhà trƣờng.

- Phải có cán bộ phụ trách các nhà xƣởng, phòng thí nghiệm, để có sự quản lý, bảo dƣỡng, bảo trì và chăm sóc các xƣởng thực hành, các phòng thí nghiệm một cách kịp thời, hiệu quả để phục vụ nhu cầu học thực hành.

- Lãnh đạo nhà trƣờng cần quán triệt đến các Khoa mục đích, yêu cầu và quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả, cơ sở vật chất kỹ thuật, của trƣờng phục vụ công tác dạy học thực hành nhằm làm cho mọi cán bộ, giáo viên nhận thức đúng đắn và tự nguyện thực hiện.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị, cung cấp vật tƣ tiêu hao theo từng tháng, từng quý, từng năm nhằm tận dụng có hiệu quả cao nhất các trang thiết bị hiện có và phục vụ kịp thời cho kế hoạch đào tạo. Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất trong giai đoạn từ 3 đến 5 năm tới để đảm bảo cho khả năng phát triển của nhà trƣờng.

- Có chính sách khuyến khích, động viên mọi cán bộ, giá viên tham gia nghiên cứu, cải tiến chế tạo, sửa chữa các trang thiết bị phụ vụ dạy học thực hành.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thực hành ở trường cao đẳng nghề việt - đức vĩnh phúc gắn với cơ sở sử dụng (Trang 76 - 79)