8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Thực trạng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo hoạt động thực hành
- Xây dựng kế hoạch dạy học
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo, các chuyên ngành xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa và từng năm học cho từng lớp học sinh trong nhà trƣờng. Công việc này thƣờng đƣợc chuẩn bị từ năm học trƣớc, đƣợc hoàn thành và thông qua các khoa, bộ môn trƣớc khi nghỉ hè. Nhƣ vậy, khi vào năm học mới, kế hoạch đƣợc phổ biến đến các phòng, các bộ môn các khoa, các lớp học. Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, các bộ môn chuẩn bị nội dung, phƣơng tiện, các điều kiện dạy học phù hợp. Đồng thời việc phổ biến kế hoạch đào tạo đến toàn thể học sinh các lớp để chủ động có kế hoạch cá nhân trong quá trình học tập và cơ sở thực hành phân phối, tạo điều kiện cho quá trình đào tạo.
Để hoạt động dạy học thực hành có hiệu quả việc lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng. Cơ quan quản lý đào tạo phải có vai trò phân tích đƣợc đặc điểm tình hình có liên quan đến các lớp học, từ đó bố trí các môn học đảm bảo tính logic, khoa học và tính kế thừa kiến thức giữa các môn học. Việc lập kế hoạch dạy học thực hành đƣợc thực hiện theo phƣơng thức xen kẽ giữa kiến thức với kỹ năng rèn luyện tay nghề. Trong những học kỳ đầu thƣờng bố trí cho học sinh học tập một số môn cơ bản sau đó xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành của các môn học cơ sở và các môn học chuyên ngành. Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch này phải có đủ các điều kiện thiết yếu cho dạy lý thuyết và hƣớng dẫn thực hành (phòng học và các phòng thực hành chuyên ngành) phù hợp với lƣợng học sinh của từng lớp.
Căn cứ vào nội dung, thời gian học thực hành đƣợc quy định trong chƣơng trình giáo dục, căn cứ vào đặc điểm dạy học của từng chuyên ngành, phòng đào tạo là đơn vị lập kế hoạch tổng thể cho từng lớp học, khóa học theo các chuyên ngành học, trên cơ sở đó các khoa xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng lớp học theo từng tuần, từng tháng và từng học kỳ. Nội dung kế hoạch phải bao
gồm: Tên lớp; thời gian và địa điểm học tập; số giờ lý thuyết và thực hành; thời gian kiểm tra môn học; giáo viên thực hiện.
Trao đổi với các khoa về bản kế hoạch phác thảo để có sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tính khả thi cao.
Công bố công khai kế hoạch cho giáo viên và học sinh đƣợc biết. - Tổ chức chỉ đạo
Dạy học thực hành chiếm vị trí quan trọng trong tác nghiệp các loại hình kỹ thuật thông qua tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành ngƣời học thực hành sẽ:
Có năng lực thực hiện nhiệm vụ chính khi tác nghiệp độc lập trên các công cụ, phƣơng tiện kỹ thuật có thể là tích hợp tổ chức cho học sinh vận dụng lý thuyết đã học để làm các bài tập thực hành theo các nội dung lý thuyết của bài học. Mục đích giúp học sinh hiểu kỹ, hiểu sâu những điều đã học, biết vận dụng để thực hiện có kết quả công việc, hình thành kỹ năng, tìm tòi các phƣơng pháp luyện tập tối ƣu, đạt hiệu quả.
Để tổ chức chỉ đạo công tác dạy học thực hành có hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức cần tập luyện, hệ thống các bài tập và phƣơng án giải quyết các tình huống có thể xẩy ra.
Các bài tập cần chọn lọc, đa dạng và phong phú, có thể là bài tập vận dụng xuôi và ngƣợc kiến thức đã học với nhiều phƣơng án giải quyết khác nhau nhƣng vẫn đạt đƣợc mục tiêu yêu cầu của nội dung thực hành. Tổ chức cho học sinh luyện tập theo một quy trình nhất định từ đó tự vận dụng để tìm ra các phƣơng pháp thực hành sáng tạo nhất.
Các giờ luyện tập của bài học, môn học thƣờng đƣợc bố trí thích hợp theo các bài giảng trong chƣơng trình khung của môn học. Đƣợc tiến hành với các nhóm học viên thƣờng từ 50 đến 15 học sinh hoặc từ 20 đến 30 học sinh tùy theo từng lớp học, trong các giờ luyện tập, tập trung chú ý vào việc hình thành cho học viên những kỹ năng, kỹ xảo. Ở đây đặc biệt là những giai đoạn đầu, đã có sự hƣớng dẫn và kiểm tra chặt chẽ của giáo viên. Các kỹ năng, kỹ xảo bồi dƣỡng cho học sinh mang tính chất đa dạng tùy theo tính đặc thù của mỗi môn học.