8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất trong dạy học thực hành
Qua khảo sát cơ sở vật chất thiết bị trong dạy học thực hành tại trƣờng. Kết quả khảo sát 100 cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy mức độ đánh giá về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật nhƣ sau:
Bảng 2.1. Mức độ đánh giá về quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật
Mức độ Đủ Tƣơng đối đủ Không đầy đủ
Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %
65 65 26 26 9 9
Việc đầu tƣ, khai thác cơ sở vật chất phục vụ dạy học thực hành nhà trƣờng đƣợc phân loại và giao trực tiếp cho các khoa giảng dạy quản lý và khai thác phục vụ dạy học thực hành. Các khoa cử giáo viên trực tiếp quản lý các phòng học thực hành và có chế độ miễn giảm giờ chuẩn một cách hợp lý.
Trên cơ sở trang thiết bị kỹ thuật đƣợc trang bị cho các phòng học thực hành nhà trƣờng giao cho phòng Hành chính phối hợp với Trƣởng khoa, Trƣởng bộ môn xây dựng quy định quản lý, khai thác và sử dụng các phòng học chuyên dung để lập hồ sơ theo dõi từng máy, hết buổi học đều có nhận xét đánh giá tình trang về thiết bị để tiện cho việc bàn giao cho các buổi học sau, những thiết bị trong quá trình thực hành bị hỏng hóc đều có mẫu biên bản lập sẵn ghi đầy đủ về hiện tƣợng hỏng hóc đó.
Nhìn chung công tác quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học thực hành đi vào nề nếp, có hệ thống sổ sách theo dõi chặt chẽ, khai thác có hiệu quả trang thiết bị phục vụ dạy học thực hành, các yêu cầu về bảo mật đƣợc giữ gìn nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, việc quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật cũng còn một số hạn chế nhƣ sau: Việc theo dõi quản lý và bàn giao giữa các giáo viên dạy học thực hành chƣa chặt chẽ, việc ghi chép chƣa tỷ mỉ cho nên khi có sự cố việc quy trách nhiệm chƣa rõ ràng.