Biện pháp 1: Đổi mới quản lý hoạt động học tập thực hành của học sinh

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thực hành ở trường cao đẳng nghề việt - đức vĩnh phúc gắn với cơ sở sử dụng (Trang 64 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Biện pháp 1: Đổi mới quản lý hoạt động học tập thực hành của học sinh

Mục tiêu biện pháp

- Xây dựng ở mỗi học sinh ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp đã lựa chọn từ đó mỗi học sinh phải đáp ứng yêu cầu cao về phẩm chất năng lực phù hợp với tính chất và đặc điểm của ngành nghề.

- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm nghề nghiệp, xây dựng tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động trong các nhà máy. Từ đó hình thành ở ngƣời học nhu cầu kỷ luật, thúc đẩy hình thành thói quen trong việc chấp hành kỷ luật học tập và lao động.

Nội dung và quy trình thực hiện

Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch

- Đánh giá thực trạng giáo dục động cơ hoạt động học tập của học sinh thông qua hoạt động đầu khóa học; tƣ vấn ngành nghề phù hợp với học sinh; lựa chọn các cơ sở sản xuất để học sinh đƣợc tham quan; quan giảng dạy các môn học đặc biệt một số m ôn đặc thù trƣớc khi học môn chuyên ngành, qua từng bài giảng thực hành của giáo viên tại xƣởng.

- Dự thảo các nội dung giáo dục động cơ học tập thực hành cho học sinh bám sát theo điều lệ nhà trƣờng; quy định về đánh giá, xếp loại học tập của học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả việc giáo dục, bồi dƣỡng động cơ học thực hành cho học sinh.

Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

- Triển khai các nội dung và các tiêu chí đánh giá công tác giáo dục, động cơ học thực hành cho học sinh với toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên.

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của từng đơn vị, từng cá nhân công tác giáo dục động cơ hoạt động học tập thực hành cho học sinh.

+ Đối với GVCN: thực hiện giáo dục động cơ học thực hành cho học sinh qua các buổi kiểm tra, sinh hoạt trên lớp.

+ Đối với cán bộ QLHS: Thực hiện việc giáo dục động cơ hoạt động học tập thực hành cho học sinh thông qua sinh hoạt đầu khóa, sinh hoạt cuối tuần, đầu tuần.

+ Đối với giáo viên bộ môn: thực hiện nhiệm vụ giáo dục động cơ hoạt động học thực hành cho học sinh thông qua giảng dạy, qua các bài thực hành.

- Tổ chức giáo dục động cơ hoạt động học thực hành cho học sinh thông qua các nội dung:

+ Giáo dục ý thực nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động qua tổ chức cho học sinh tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất; phổ biến các nội quy, quy chế thực hành tại các xƣởng của nhà trƣờng; nội quy trong sản xuất tại nhà máy; đồng thời tổ chức bồi dƣỡng kỹ năng, phƣơng pháp và hình thức tổ chức tự rèn luyện kỹ năng nghề cho học sinh.

+ Thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể phổ biến các kế hoạch, hƣớng dẫn của nhà trƣờng, quán triệt việc chấp hành quy chế quản lý học thực hành; quán triệt việc chấp hành quy định về thời gian học tập, học thực hành, điều kiện để kiểm tra, thi, xét lên lớp, xét tốt nghiệp đối với học sinh.

+ Thông qua các bài giảng trên lớp, giáo viên bộ môn tuyên truyền củng cố cho học sinh tinh thần tự giác học thực hành, luyện tập, tự nghiên cứu, khơi dạy cho học sinh niềm say mê, thói quen tìm tòi, sáng tạo. Từ đó củng cố động cơ thái độ học thực hành đúng đắn cho học sinh.

- Tổ chức cho học sinh kiểm điểm tự phê bình và phê bình thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể. Gắn chặt kết quả học thực hành, rèn luyện của học sinh với quyền lợi mà học sinh đƣợc hƣởng.

Bƣớc 3: Chỉ đạo thực hiện

- Ban giám hiệu chỉ đạo phòng Đào tạo, phối hợp với các bộ môn đánh giá về thực trạng nhận thức, động cơ học thực hành của học sinh; nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết, điều lệ trƣờng, quy chế đánh giá học tập, rèn luyện...để dự thảo nội dung giáo dục động cơ học thực hành cho học sinh.

- Chỉ đạo phân công cán bộ quản lý và giáo viên lên lớp phổ biến cho học sinh những nội dung giáo dục động cơ ý thức học thực hành ngay trong thời gian hoạt động đầu khóa. Đồng thời thƣờng xuyên bồi dƣỡng động cơ học thực hành chó học sinh trong các giờ lên lớp và thông qua các buổi sinh hoạt.

Bƣớc 4: Kiểm tra, đánh giá

- Thƣờng xuyên dự các giờ lên lớp của cán bộ quản lý, giáo viên đầu khóa và các giờ lên lớp chính khóa của giáo viên. Kiểm tra việc giáo dục động cơ học thực hành cho học sinh thông qua hồ sơ giảng dạy của giáo viên nhƣ kế hoạch giảng dạy, giáo an lên lớp; hồ sơ chủ nhiệm của cán bộ quản lý học sinh và GVCN.

- Đánh giá kêt quả việc giáo dục động cơ học thực hành cho học sinh thông qua việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch của cán bộ quản lý và giáo viên. Chú trọng đánh giá kết quả giáo dục động cơ học thực hành qua việc chấp hành nề nếp học thực hành của học sinh.

Điều kiện để thực hiện

- Các nội dung giáo dục động cơ học thực hành cho học sinh phải cụ thể từ các chủ chƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các quy định của Bộ lao động - TB&XH, Tổng cục dạy nghề, Điều lệ trƣờng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng.

- Cán bộ quản lý phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức về việc bồi dƣỡng động cơ học thực hành cho học sinh là yếu tố quan trọng, quyết

định tới chất lƣợng học thực hành của học sinh nhà trƣờng. Bởi học sinh chỉ có kết quả học tập tốt khi xác định đƣợc rõ động cơ ý thức học tập để rèn luyện và phát triển bản thân, học tập để phục vụ cho ngành nghề mình đã lựa chọn.

- Đội ngũ giáo viên phải thực sự tâm huyết, nắm bắt đƣợc tâm lý của học sinh và có khả năng quản lý lớp cũng nhƣ thực lực học sinh trong học thực hành để có thể hƣớng dẫn học sinh học thực hành tốt. Do vậy, trong công tác tuyển dụng giáo viên cần kỹ lƣỡng lựa chọn, thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng giáo viên về nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, kỹ năng nghề, sử dụng giáo viên đúng theo năng lực sở trƣờng.

- Cơ sở vật chất của nhà trƣờng phải đảm bảo cho hoạt động ngoại khóa, đi thăm quan, học tập. Nhà trƣờng lựa chọn các cơ sở sản xuất có uy tín, chất lƣợng hiệu quả. Ngoài ra cập nhật thƣờng xuyên các văn bản quy định của ngành về công tác quản lý, đánh giá, giáo dục học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá động cơ ý thức học thực hành của học sinh phải tiến hành thƣờng xuyên từng tuần, từng tháng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên

Mục tiêu của biện pháp

- Quản lý tốt hơn các hoạt động dạy học thực hành của giáo viên nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện theo đúng quy chế, quy định về chuyên môn, thực hiện tốt hơn mục tiêu, chƣơng trình - nội dung, kế hoạch đào tạo đề ra.

- Quảng lý tốt các khâu trong hoạt động giảng dạy thực hành của giáo viên. Kịp thời khắc phục những thiếu sót, từ đó tạo thành nề nếp và trở thành nhu cầu của mỗi giáo viên trong hoạt động giảng dạy thực hành.

- Đẩy mạnh việc cải tiến, đổi mới phƣơng pháp dạy học thực hành theo hƣớng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo của sinh viên, từ đó phát huy nội lực, tiềm năng của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng.

Nội dung và quy trình thực hiện

Bƣớc 1: Xây dựng các quy định quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên

-Đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định về công tác giảng dạy thực hành của giáo viên, tiến hành công tác quản lý dạy học thực hành trên các mặt:

+ Thực hiện các khâu trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy thực hành của giáo viên: Chuẩn bị giảng dạy (đề cƣơng, giáo án) thực hiện bài giảng trên lớp (lịch trình giảng dạy, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng), kiểm tra đánh giá kêt quả học tập thực hành của học sinh.

+ Mức độ khai thác sử dụng trang thiết bị dạy học thực hành của giáo viên; + Dự thảo các quy định giảng dạy thực hành của giáo viên;

+ Quy định về chuẩn bị giảng dạy: Nghiên cứu tài liệu, biên soạn đề cƣơng bài giảng, tham dự các lớp tập huấn, chuyên giao công nghệ hoặc

hƣớng dẫn sử dụng máy móc trang thiết bị trong các phòng thí nghiệm…

+ Quy định giảng bài trên lớp: Bắt buộc thực hành đâu tiên phải có giờ hƣớng dẫn nội quy, cách sử dụng và bảo vệ các trang thiết bị máy móc trong các phòng thực hành, thí nghiệm. Tiến hành hƣớng dẫn đầy đủ nội dung các bài thực hành, thí nghiệm đã có trong đề cƣơng, bài giảng. Lựa chọn và sử dụng hài hòa các phƣơng pháp dạy học thực hành, đặc biệt vận dụng phƣơng pháp dạy học theo hƣớng nâng cao năng lực tự học, tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của sinh viên. Bắt buộc phải khai thác và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, máy móc đƣợc trang bị cho việc dạy học thực hành.

+ Quy định về thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả dạy học thực hành: Giáo viên phải thực hiện đúng theo quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mà nhà trƣờng đã đề ra:

Điểm quá trình: 30%

+ Quy định về việc xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết của từng khoa, tổ bộ môn và từng giáo viên. Tiến hàn theo dõi, kiểm tra và báo cáo tiến độ giảng dạy các môn học theo kế hoạch.

-Lãnh đạo các Khoa, Tổ trƣởng chuyên môn lên kế hoạch kiểm tra, kết hợp với phòng thanh tra khảo thí của trƣờng tiến hành kiểm tra các giờ dạy thực hành, thí nghiệm, đặc biệt quan tâm đến các giờ dạy thực hành.

Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

- Tiến hành phổ biến toàn bộ các Khoa, Tổ, giáo viên các quy định về dạy học thực hành, các tiêu trí đánh giá, xếp loại bài giảng, giờ giảng, tiêu trí đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh.

- Thực hiện phân cấp quản lý, tiến hành xây dựng trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Trƣởng khoa, Phó khoa, Tổ trƣởng chuyên môn trong việc kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định về hoạt động dạy học thực hành của giáo viên. Các khoa xây dựng kế hoạch và tự kiểm tra, tổng hợp báo cáo lãnh đạo theo từng tháng, từng học kỳ, từng năm học.

- Thực hiện triển khai chi tiết kế hoạch năm học cho toàn trƣờng, làm cơ sở cho Các khoa và từng giáo viên xây dựng kế hoạch công tác cho từng tổ chuyên môn và từng giáo viên. Căn cứ vào kế hoạch năm học, các Tổ bộ môn thực hiện phân công giảng dạy, thƣ ký khoa lập thời khóa biểu thực hành cho từng kỳ, từng năm học, giáo viên dựng lịch giảng dạy cho các môn học mà mình phụ trách.

Bƣớc 3: Chỉ đạo thực hiện

- Hƣớng dẫn các Khoa thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của mình để làm tốt công tác quản lý dạy học thực hành trong từng môn học thuộc các tổ bộ môn quản lý. Đồng thời làm tốt nhiệm vụ tham mƣu cho lãnh đạo nhà trƣờng trong công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành.

- Chỉ đạo các Khoa trực tiếp tiến hành làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động dạy học thực hành của giáo viên để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, công bằng trong đào tạo.

Bƣớc 4: Kiểm tra đánh giá

- Lãnh đạo nhà trƣờng, khoa tăng cƣờng công tác kiểm tra (thƣờng xuyên, định kỳ đột xuất) việc thực hiện chƣơng trình - nội dung dạy học thực hành, các quy định về hoạt động giảng dạy thực hành của giáo viên thông qua tiến độ giảng dạy, hồ sơ giảng dạy (sổ đầu bài, bài giảng, lịch trình giảng dạy,…).

- Lãnh đạo khoa tăng cƣờng công tác dự giờ định kỳ và đột xuất việc thực hiện nội dung chƣơng trình, kế hoạch năm học. Tiến hành xác định các mặt ƣu điểm, mặt tồn tại, tìm ra nguyên nhân để từ đó có các quyết định quản lý kịp thời.

- Tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý các phòng thí nghiệm, tránh mất mát hƣ hỏng trang thiết bị.

- Cuối học kỳ, năm học tiến hành tổng kết, đánh giá, khen thƣởng cá nhân, tổ bộ môn có thành tích tốt, phê bình, nhắc nhở cá nhân, khoa vi phạm đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Điều kiện thực hiện

- Trên cơ sở các quy định về quản lý hoạt động dạy học thực hành của nhà trƣờng, lãnh đạo Khoa phải quán triệt việc thực hiện các quy định đó tới toàn thể các tổ bộ môn và giáo viên. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời biểu dƣơng những cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình các cá nhân, tập thể có vi phạm các quy định quản lý trên.

- Tăng cƣờng công tác giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động dạy học thực hành.

3.3.3. Biện pháp 3: Đổi mới chương trình, nội dung hoạt động thực hành

Mục tiêu của biện pháp

- Mạnh dạn đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo của trƣờng trên cơ sở tuân thủ chƣơng trình khung do Bộ giáo dục và Bộ lao động Thƣơng binh và Xã hội, tính thống nhất nội dung giữa các cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, căn cứ vào

mục tiêu, điều kiện thực tế của trƣờng cũng cần có những bƣớc đột phá, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt. Chƣơng trình đổi mới theo hƣớng giảm bớt những giờ lý thuyết không cần thiết, tăng cƣờng thực hành theo hƣớng tiếp cận thị trƣờng, trong đó bao gồm hệ thống các năng lực thực hiện với các chuẩn dựa trên các yêu cầu của thị trƣờng lao động là kết quả đầu ra và đƣợc cấu trúc thành modul, liên thông giữa các trình độ đào tạo. Điều này không những giúp ngƣời học nâng cao kỹ năng thực hành và làm tăng năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất.

- Đổi mới phƣơng pháp tổ chức đào tạo và việc giảng dạy theo hệ thống niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong đó có sự tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp ngƣời học có năng lực chọn vẹn của nghề đang đào tạo.

- Đổi mới chƣơng trình - nội dung dạy học thực hành, kết hợp chặt chẽ việc đào tạo về kiến thức, kỹ năng cơ bản ở nhà trƣờng với thực tế kỹ năng nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất. Tăng cƣờng tính tự học, khuyến khích sự tƣ duy, sáng tạo của sinh viên. Gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành là cơ sở để nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

Nội dung và quy trình thực hiện

Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch đổi mới chƣơng trình - nội dung dạy học thực hành

- Đánh giá thực trạng tính phù hợp, khả năng đáp ứng so với yêu cầu của thị trƣờng lao động đối với các chƣơng trình đào tạo đang đƣợc sử dụng tại trƣờng.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng nội dung chƣơng trình hiện có, nghiên cứu, triển khai hƣớng dẫn chƣơng trình khung của Bộ lao động Thƣơng binh và Xã hội theo quy định về nội dung và thời lƣợng cho từng môn, từng phần tới

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động thực hành ở trường cao đẳng nghề việt - đức vĩnh phúc gắn với cơ sở sử dụng (Trang 64 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)