Lựa chọn đối tượng và phạm vi khảo nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 93 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Lựa chọn đối tượng và phạm vi khảo nghiệm

Bƣớc 1: Lập phiếu điều tra (Phiếu điều tra phần phụ lục)

Với các biện pháp đã nêu, tác giả tiến hành điều tra trên hai nội dung: - Điều tra về tính cần thiết của biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cấp thiết, Cấp thiết, ít cấp thiết.

- Điều tra tính khả thi của biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi.

Bƣớc 2: Chọn đối tượng điều tra

Sau khi xem xét các điều kiện khả dĩ tác giả quyết định chọn một số nội dung đại diện mang tính khái quát cao nhất và chọn 20 người để tiến hành khảo nghiệm. Tất cả những người tham gia khảo nghiệm đều có thời gian công tác liên quan đến hoạt động quản lý cơ sở vật chất từ 5 năm trở lên với nhiều kinh nghiệm trong quản lý.

Tác giả xin ý kiến đánh giá của các đối tượng trên về các biện pháp cụ thể với câu hỏi: "Để quản lý tốt hoạt động quán lý sử của nhà trường trung cấp nghề số 11/BQP, xin đồng chí cho biết ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và dụng các khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động học tập môn Bảo dưỡng sửa chữa điện ô tô tại trường."

Bƣớc 3: Phát phiếu điều tra

Bƣớc 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

Qua khảo sát ý kiến các chuyên gia, CBQL và GV về tính cấp thiết và tính khả thi của việc thực hiện các nội dung quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề số 11/BQP và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý

TT Các biện pháp Mức độ cấp thiết (%) Mức độ khả thi (%) RCT CT ICT RKT KT IKT

1 Nhóm biện pháp 1: Đổi mới việc quản lý

sử dụng CPTDH của nhà trường. 70 20 10 75 25 0

2

Nhóm biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học viên nhà trường về quản lý sử dụng CPTDH

90 10 0 90 10 0

3

Nhóm biện pháp 3: Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của Bộ để trang bị, mua sắm, bảo quản

65 25 10 70 25 5

4

Nhóm biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng CPTDH của nhà trường

78 22 0 80 15 5

5

Nhóm biện pháp 5: Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quản lý sử dụng CPTDH nhà trường.

Mức độ cấp thiết: + Rất cấp thiết: RCT + Cấp thiết: CT + Ít cấp thiết Mức độ khả thi: + Rất khả thi: RKT + Khả thi: KT + Ít khả thi: IKT

Dựa vào kết quả của bảng trên cho thấy:

* Về mức độ khả thi của các biện pháp:

Các biện pháp quản lý mà tác giả đề cập đến trong đề tài đều được đánh giá phần lớn ở mức độ rất khả thi và khả thi, tỉ lệ được hỏi đánh giá ở mức độ - này khá cao. Biện pháp quản lý được đánh giá cao nhất là biện pháp "Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học viên nhà trường về quản lý sử dụng CPTDH và biện pháp được đánh giá thứ bậc cuối là "Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của Bộ mua sắm, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên CPTDH”, tuy nhiên ý kiến đánh giá ở mức độ rất khả thi và khả thi vẫn đạt đa số từ 70% trở lên.

* Về mức độ cấp thiết của các biện pháp:

Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý được đề xuất là tương đối cao. Tất cả các biện pháp đều được đánh giá rất cấp thiết và cấp thiết với tỉ lệ tới 90%, trừ biện pháp "Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của Bộ mua sắm, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên CPTDH”, là đạt 65%.

Cũng từ kết quả ở bảng 3.1 có thể thấy nhìn chung các biện pháp có mức độ cấp thiết cao cũng có mức độ khả thi tương đối cao. Hay nói cách khác các biện pháp quản lý được đề xuất trên đều có mức tương quan rất chặt chẽ, tỉ lệ thuận.

Như vậy có thể thấy, tuy có nhũng ý kiến khác nhau về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất nhưng nhìn chung các ý kiến đều nhận đinh những biện pháp đều có tính khả thi trong thực tiễn quản lý sử dụng CPTDH ở trường Trung cấp nghề số 11/BQP và một số trường có thực trạng tương tự.

Sau khi tiến hành tổng hợp và phân tích ý kiến chúng tôi biểu thị kết quả nhận định cửa các chuyên gia về mức độ cần thiết và mức độ khả thi mỗi biện pháp quản lý sử dụng CPTDH trường học mà chúng tôi đã đề xuất, nhằm có thể vận dụng cụ thể ở các cấp quản lý giáo dục sau này. Kết quả cụ thể như sau:

Tóm lại: Không có biện pháp quản lý nào là vạn năng thường phải phối hợp các biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ. Trong 5 nhóm biện pháp chúng tôi nêu ra trong luận văn, mỗi biện pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định song bước đầu qua khảo nghiệm đã chứng minh được tính cần thiết và khả thi của từng biện pháp. Muốn kết quả quản lý sử dụng CPTDH có chất lượng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì phải sử dụng đồng bộ các biện pháp thì mới hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua thực tiễn phân tích và điều tra về hoạt động quản lý sử dụng CPTDH tại trường Trung cấp nghề số 11/BQP, tác giả cho rằng vấn đế quản lý sử dụng CPTDH được nhà trường đặc biệt quan tâm và đang rất cố gắng có những biện pháp thiết thực để cải thiện hoạt động này cho hiệu quả, nhằm phục vụ tốt quá trình đào tạo của nhà trường. Việc xây dựng và đưa ra các biện pháp, đảm bảo các điều kiện để thực hiện nội dung của các biện pháp nhằm đạt được những kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện. Nếu các biện pháp được triển khai và được đảm bảo trong quá trình thực hiện thì chắc chắn các biện pháp sẽ đem lại kết quả mong muốn, công tác quản lý sử dụng CPTDH của nhà trường sẽ được phát triển và phát huy tác dụng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm tới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 93 - 98)