8. Cấu trúc luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề chưa đồng bộ, thiết bị còn lạc hậu, chưa tiến kịp với sự thay đổi của công nghệ sản xuất. Kinh phí dành cho đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với chủ trương của Nhà nước.
Cơ chế chính sách nhà nước còn nhiều bất cập, chưa giao quyền chủ động cho nhà trường trong một số lĩnh vực. Sự quan tâm đầu tư các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của các cấp Bộ, Ngành còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả khai thác còn hạn chế.
Nguồn thu học phí của Trường còn nhiều khó khăn do HS đa số là con em nông dân nghèo, mặt khác học sinh thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí chiếm tỷ lệ cao, chi trợ cấp xã hội lớn, ngân sách không cấp bù nên ảnh hưởng đến kinh phí đào tạo của nhà trường.
Chế độ đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề nói chung và ở Trường trung cấp nghề số 11-BQP nói riêng còn chưa phù hợp, chưa thu hút được giáo viên giỏi có tay nghề đến làm việc tại Nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 2
Việc quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công đào tạo nghề trong những năm gần đây đã đạt được những thành tích đáng kể. Nhà trường đã quan tâm đến quản lý sử dụng các phương tiện dạy học đã thành lập Ban quản lý sử dụng và mua sắm các phương tiện dạy học. Đã xây dựng quy chế quản lý sử dụng các phương tiện dạy học, có các hướng dẫn về việc quản lý sử dụng tới các phòng, ban, khoa, giáo viên, học sinh trong toàn trường. Đa số các phòng ban, khoa, giáo viên, học sinh quản lý sử dụng tốt các phương tiện dạy học. Tuy nhiên trong nhà trường vẫn còn một số bộ phận, giáo viên, học sinh vẫn sử dụng không đúng quy định của nhà trường làm hư hỏng, xuống cấp các phương tiện dạy học. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề .
Từ việc phân tích thực trạng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề, thực trạng quản lý sử dụng CPTDH của Trường Trung cấp nghề số 11/BQP cũng như phân tích các yếu tố tác động, ảnh hưởng trong công tác quản lý sử dụng CPTDH, kết hợp với lý luận tại chương 1. Chúng tôi xin đề xuất biện pháp quản lý sử dụng CPTDH Trường Trung cấp nghề số 11/BQP nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, nhằm đạt được mục đích quản lý sử dụng các phương tiện dạy học của nhà trường có hiệu quả. Đó là nội dung chúng tôi trình bày trong chương 3 của luận văn này.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG
CÁC PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 11/BQP