8. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường
* Cơ cấu tổ chức: KHỐI CÁC KHOA, TỔ BỘ MÔN CÁC LỚP HỌC VIÊN CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN
BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG
TRƢỜNG ĐẢNG ỦY
KHỐI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Phòng Đào tạo Ban Tài chính Cơ quan Chính trị Ban Hành chính Hậu cần Khoa Cơ khí Khoa Kỹ thuật ôtô – xe máy Khoa Điện tử Điện lạnh Khoa Công nghệ thông tin - NN Khoa Hậu cần- y, dƣợc Xƣởng Thực hành Bộ môn Chính trị - Pháp luật Bộ môn Giáo dục - QP Trung tâm tƣ vấn, GT VL
* Tổng số cán bộ, giáo viên của nhà trƣờng: 164
- Nam: 134 - Nữ: 30
* Đội ngũ giáo viên: 154
- Nam: 129 - Nữ: 25
- Cơ hữu: 92 - Thỉnh giảng: 62
Giáo viên cơ hữu
Trình độ đào tạo Nam Nữ Tổng số
Tiến sỹ 0 0 0 Thạc sỹ 1 4 5 Đại học 35 5 40 Cao đẳng 5 2 7 Trung cấp+ Thợ bậc cao 40 0 40 Tổng số 81 11 92
* Các ngành nghề đào tạo của nhà trƣờng.
TT Tên nghề đào tạo Sơ cấp nghề Trung cấp nghề
1 Hàn x x
2 Cắt gọt kim loại x
3 Công nghệ ôtô x x
4 Điện Công nghiệp x x
5 Điện dân dụng x x
6 Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí x x 7 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp Máy tính x x
8 Điều dưỡng x
9 Kỹ thuật Dược x
10 Cơ điện nông thôn x x
11 Lái xe ôtô x
12 May thời trang x
13 Vệ sỹ x
14 Kỹ thuật chế biến món ăn x 15 Sửa chữa điện và điện lạnh ôtô x 16 Sửa chữa xe gắn máy x 17 Tin học văn phòng x
2.2. Thực trạng sử dụng các phƣơng tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề ở trƣờng trung cấp nghề số 11/BQP giai đoạn 2009 - 2013
Trường Trung cấp nghề số 11 có diện tích đất sử dụng là 12.5 ha. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đào tạo gồm Nhà trường hiện có 01 khu nhà hiệu bộ với diện tích 851,9 m2, 01 khu nhà làm việc giáo viên với diện tích 851,9 m2, 30 phòng học lý thuyết với diện tích trên 2.400m2 đảm bảo điều kiện về không gian, ánh sáng và đồ dùng thiết bị cho việc dạy và học. Có khu nhà xưởng thực hành và thực tập sản xuất với diện tích trên 3000m2
cùng các thiết bị thực tập. 02 khu bãi tập thực hành lái xe với diện tích 25.000 m2. Nhà trường còn 02 hội trường và 01 nhà thư viện, 02 nhà ký túc xá 5 tầng .
Về các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo: Nhà trường đầu tư, mua sắm các phương tiện dạy học phục vụ giảng dạy bằng nhiều nguồn vốn trong đó chủ yếu là các dự án đầu tư tăng cường năng lực dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo và các dự án đầu tư đổi mới phát triển dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề. Trang thiết bị dạy nghề sử dụng theo các nhóm nghề đào tạo, học sinh được thực hành trên những thiết bị cụ thể, đảm bảo sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề của từng hệ đào tạo. Chất lượng trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
Bảng 2.1. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy
TT Tên nhóm thiết bị Nguyên giá
(đồng)
Giá trị còn lại
(đồng)
1 Nhóm Máy - thiết bị văn phòng 2.500.000.000 1.134.000.000 2 Nhóm Máy - thiết bị Điện 10.452.984.000 7.356.732.000 3 Nhóm Máy - thiết bị Cơ khí 9.765.834.000 7.697.561.000 4 Nhóm Máy - thiết bị đo lường, thí nghiệm 1.125.000.000 971.254.000 5 Nhóm Máy - thiết bị Công nghệ thông tin 3.843.382.000 2.100.127.000 6 Máy móc, thiết bị phương tiện khác 15.275.863.000 14.000.541.000
Tổng cộng: 42.963.063.000 33.260.215.000
Nhà trường liên tục được đầu tư trang thiết bị dạy nghề bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên so với tốc độ phát triển về quy mô đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động, thiết bị máy móc phục vụ cho đào tạo của các nghề chỉ đáp ứng khoảng 75% so với yêu cầu, số thiết bị/HS còn thấp.
Các phương tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề của trường Trung cấp nghề số 11/BQP bao gồm: Các Phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề được chia thành các nhóm sau:
1. Phòng học, giảng đường, nhà làm việc, hội trường, thư viện, xưởng trường, thực hành thí nghiệm, sân tập lái, sân thể thao, nhà ăn, ký túc xá,...
2. Trang thiết bị nghề Hàn 3. Cắt gọt kim loại.
4. Trang thiết bị nghề Công nghệ Ô tô
5. Trang thiết bị nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 6. Trang thiết bị nghề Điện công nghiệp
7. Trang thiết bị nghề Điện dân dụng
8. Trang thiết bị nghề Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính 9. Trang thiết bị nghề Điều dưỡng
9. Trang thiết bị nghề Kỹ thuật Dược 10.Trang thiết bị nghề Cơ điện nông thôn 11. Trang thiết bị nghề Đào tạo lái ô tô 12. Trang thiết bị nghề May thời trang 13. Trang thiết bị nghề Vệ sỹ
14. Trang thiết bị nghề Chế biến món ăn
15. Trang thiết bị nghề Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô 16. Trang thiết bị nghề Sửa chữa xe gắn máy
17. Trang thiết bị nghề Tin học văn phòng 18. Trang thiết bị dùng chung,
Hiện nay Trường Trung cấp nghề số 11/BQP đang sử dụng và vận hành hệ thống các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề một cách thường xuyên để giảng dạy cho các nghề đang đào tạo. Nhưng trong quá trình sử dụng nhận thấy còn chưa hợp lý.
-Việc sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của giáo viên và học còn nhiều lúng túng chưa đúng quy trình, kỹ năng thực hành nghề còn thấp.
-Bố trí sắp xếp các phương tiện dạy học tại các phòng thực hành, xưởng thực hành còn chưa khoa học, nhiều thiết bị còn bỏ só, thậm chí còn đang trong trình trang niêm phong mà không biết khai thác sử dụng dần dần thiết bị, bị lạc hậu không sử dụng được nữa dẫn đến hỏng hóc lãng phí.
-Hệ thống nhà kho chứa đựng các phương tiện dạy học chưa được đầu tư đúng mức, chưa khoa học việc quản lý các phương tiện dạy học trong kho cũng gập rất nhiều khó khăn, thường xuyên phải luân chuyển, công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ chưa được an toàn.
- Các phương tiện đào tạo lái xe xuống cấp do phải thường xuyên huấn luyện với cường độ cao, kinh phí đầu tư bảo dưỡng, sửa chữa còn hạn hẹp, đỗi ngũ kỹ sư, thợ sửa chữa lành nghề rất ít nên việc sửa chữa các phương tiện dạy học còn gập nhiều khó khăn.
- Sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề trong những năm vừa qua đã đạt được kết quả khiêm tốn thông qua tay nghề giáo viên và học sinh tốt nghiệp ra trường nhưng kết quả không cao
* Điều tra thực trạng việc quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại Trường Trung Cấp nghề số 11/BQP chúng tôi tiến hành soạn thảo hệ thống câu hỏi điều tra thực trạng quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của trường.
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng nhận thức về quản lý các phương
tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề và các biện pháp quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề mà Nhà trường đang thực hiện để đạt các mục tiêu giáo dục hiện nay và cho những năm học tiếp theo của Nhà trường.
Yêu cầu: Hệ thống câu hỏi được soạn thảo thành các phiếu điều tra. Hệ
thống phiếu điều tra được thiết lập thành 6 bảng hỏi. Mỗi bảng gồm một lĩnh vực quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của Nhà trường. Trong mỗi lĩnh vực có soạn các câu hỏi về các hoạt động cụ thể có từ 4 đến 5 phương án để người được hỏi trả lời. Các phương án trả lời là các mức độ thực hiện tốt, khá, trung bình, yếu chưa làm.
Ngoài các câu hỏi đóng với sẵn các phương án trả lời chúng tôi còn sử dụng các câu hỏi mở để người được hỏi có thề tự do nêu ý kiến của mình về các biện pháp quản lý các phương tiện, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề khác.
Qua việc khảo sát, điều tra kết hợp với chuyên gia xin ý trên chúng tôi thu được 120 phiếu của 120 CBGV, HS nhà trường (cụ thể là: 15 Cán bộ chủ chốt, 50 Giáo viên, 50 cán bộ, 5 HS là cán bộ Đoàn). Các ý kiến của họ cho biết được các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đã thực hiện như thế nào. Mặt khác, thông qua các phiếu mang ý nghĩa thăm dò chúng tôi cũng có thể có thêm những biện pháp mà chúng tôi dự kiến
Kết quả nghiên cứu trên được chúng tôi tổng hợp tại 5 bảng sau (2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5) về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của trường Trung cấp nghề số 11/BQP.
Bảng 2.2. Nhóm biện pháp về đổi mới việc quản lý sử dụng CPTDH của TrƣờngTrung cấp nghề số 11/BQP Các biện pháp cụ thể trong nhóm (1) Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chƣa làm SL % SL % SL % SL %
Đổi mới việc xây dựng kế hoạch quản lý
CPTDH theo hướng dài hơi và khả thi 0 0 10 8.3 100 83.4 10 8.3 Đổi mới khâu tổ chức: Phân công nhân
lực hợp lý, phân bổ tiền hợp lý, mua sắm trang thiết bị trường học hợp lý, kịp thời.
8 6.6 92 76.6 20 16.6 0 0
Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng và quản lý CPTDH trong cách giao định mức lao động, giám sát, động viên khích lệ mọi người làm tốt
0 0 95 79.2 25 20.8 0 0
Đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và quản lý CPTDH bằng việc xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường
4 3.3 100 83.3 16 13.3 0 0
* Nhận xét
Nhìn chung trường Trung cấp nghề số 11/BQP đã nhận thức được tầm quan trọng của các lĩnh vực quản lý CPTDH bằng chế định giáo dục - đào tạo nghề; coi trọng việc thiết lập, bán hành và thực thi chế định giáo dục đào tạo nghề trong công tác này. Nhà trường đã chú ý đến việc xây dựng các kế hoạch quản lý, khích lệ mọi người, khâu kiểm tra - đánh giá xây dựng CPTDH.
Ban giám hiệu nhà trường đã cụ thể hoá các văn bản của cấp trên thành nội quy, quy định của trường và thể hiện các nội quy, quy định của trường và thể hiện các nội dung đó trong kế hoạch năm học nói riêng.
Tuy vậy, việc thực hiên các biện pháp về lĩnh vực này ở mức độ thấp và chưa đồng bộ.
+ Có 91,7 % số người được hỏi cho là nhà trường đã thực hiện biện pháp "Đổi mới việc xây dựng kế hoạch quản lý CPTDH theo hướng dài hơi và khả thi" chỉ ở mức độ khá, trung bình; có 8,3% ở mức độ chưa làm.
+ Có 100% số người được hỏi cho là nhà trường đã sử dụng biện pháp "Đổi mới khâu tổ chức: Phân công hợp lý, phân bổ tiền hợp lý, mua sắm trang thiết bị trường học hợp lý kịp thời" chỉ ở mức độ khá và trung bình; chỉ có 6,6% ở mức độ tốt.
+ Đa số người được hỏi cho là nhà trường đã thực hiện phương pháp "Đổi mới công tác chỉ đạo và xây dựng quản lý CPTDH trong cách giao việc giám sát, động viên khích lệ mọi người làm tốt" chỉ ở mức độ khá và trung bình; không có ý kiến nào cho là nhà trường chưa thực hiện biện pháp này, không có ý kiến nào cho rằng nhà trường đã làm tốt phương pháp này.
+ Tất cả số người được hỏi cho là nhà trường đã thực hiện biện pháp"Đổi mới khâu kiểm tra - đánh giá xây dựng và quản lý CPTDH bằng cách xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện nhà trường trong đó tốt là 3,3%, khá là 83,3%.
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là nhà trường đã đề ra biện pháp thực hiện như chưa tăng cường đổi mới quản lý CPTDH bằng chế đinh giáo dục và đào tạo (xây dựng kế hoạch, khâu tổ chức, công tác chỉ đạo, khâu kiểm tra đánh giá) trong quá trình quản lý và thực hiện thiếu quả của biện pháp chưa cao.
Bảng 2.3. Nhóm biện pháp về hoạt động của Trƣờng Trung cấp nghề số11/BQP trong việc nâng cao nhận thức cho CBGV, HS nhà trƣờng về
việc quản lý sử dụng CPTDH Các biện pháp cụ thể trong nhóm Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chƣa làm SL % SL % SL % SL %
Tuyên truyền chế định giáo dục - đào tạo: Luật, nghị quyết Quốc hội, chế định, kế hoạch đến cán bộ giáo viên - nhân viên nhà trường.
10 8,3 50 41,6 52 43,3 8 6,7
Xây dựng những quy định, nội quy của nhà trường về quản lý CPTDH theo tình hình thực tiễn.
8 6,7 90 75 22 18,3 0 0
Phát huy chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong trường để phối hợp thực thi các quy định trong chế định Giáo dục - Đào tạo về quản lý CPTDH
5 4,2 90 75 23 19,2 2 1,7
Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cấp tổ và giáo viên chủ nhiệm, nhân viên phụ trách CPTDH.
5 4,2 38 31,7 77 64,2 0 0
* Nhận xét:
Về mặt này, nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý, nâng cao nhận thức cho CBGV nhà trường đối với công tác xây dựng CPTDH để phục vụ thiết thực cho hoạt động giáo dục đạo đào của nhà trường.
Hiện nay Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGV (như cử giáo viên - cán bộ đi học thêm nghiệp vụ, dự các cuộc hội thảo, bồi dưỡng việc quản lý và sử dụng đồ dùng trang thiết bị). Phong trào giúp đỡ nhau trong chuyên môn được
CBGV, nhân viên nhà trường duy trì và phát huy. Nhà trường đã thực hiện triệt để cuộc vận động "Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm", "Xây dựng nhà trường văn hoá". Trong đó việc phát triển CPTDH thiết bị trường học đòi hỏi CBGV nhà trường phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức đến các hoạt động thực tiễn của họ để họ đóng góp sức người sức của cho hoạt động này (ví dụ như: Viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đề tài khoa học, làm đồ dùng dạy học, tham gia xây dựng các công trình). Tuy vậy mức độ thực hiện các biện pháp về lĩnh vực quản lý này vẫn chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả cao, các số liệu nhận xét dưới đây chứng minh điều đó:
+ Có 84,9 % số người được hỏi cho là nhà trường đã thực hiện biện pháp tuyên truyền chế định GD&ĐT: Luật, Nghị quyết Quốc hội, qui định, kế hoạch đến cán bộ giảng viên của nhà trường" chỉ ở mức độ khá và trung bình; có 8,3% đã sử dụng biện pháp này với mức độ tốt.
+ Tất cả số người được hỏi cho là nhà trường đã thực hiện biện pháp "Xây dựng những qui đinh, nội qui của nhà trường về quản lý CPTDH theo tính thực tiễn". Đa số ở mức độ khá và trung bình, chỉ có 6,7% đã sử dụng biện pháp này với mức độ tốt.
+ Có 94,2% số người được hỏi cho là nhà trường đã thực hiện biện pháp "Phát huy chức năng của các tổ chức chính trị-xã hội trong trường để phối hợp thực thi các qui đỉnh trong chế đinh GD&ĐT về quản lý CPTDH" chỉ ở mức độ khá và trung bình; chỉ có 4,2% đã sử dụng biện pháp này với mức độ tốt; có 17% cho là chưa sử dụng phương pháp này.
+ Về biện pháp "Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cấp tổ và giảng viên chủ nhiệm, nhân viên phụ trách CPTDH" nhà trường đã thực hiện