Các biện pháp phải đảm bảo được tính hiệu quả

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 74 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.5.Các biện pháp phải đảm bảo được tính hiệu quả

Hiệu quả là mục tiêu của quản lý vì vậy khi xây dựng các giải pháp phải tính đến tính khả thi, tính đến hiệu quả của giải pháp, hiệu quả kinh tế hiệu quả phát triển KT - VH - XH, môi trường, vị thế uy tín của một trường Trung cấp nghề. Vì vậy nhà quản lý phải có quan điểm hiệu quả chân thực và đúng đắn, biết phân tích đánh giá hiệu quả của công việc, của các giải pháp trong các tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu, lợi ích nhà trường và xã hội là trên hết.

Các biện pháp đề xuất khi thực hiện có thể khắc phục được những bất cập và khiếm khuyết hiện nay trong quản lý sử dụng CPTDH của trường Trung cấp nghề số 11/BQP. Đồng thời từ việc thực hiện đó, tạo ra được chuẩn mực mới trong đầu tư trang bị, sử dụng và bảo quản với hiệu quả cao nhất.

Các biện pháp đề ra phải giải quyết được các vấn đề nghiên cứu về quản lý phát triển CPTDH đáp ứng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong quá trình phát triển quy mô đào tạo của nhà trường, khẳng định uy tín, vị thế của trường Trung cấp nghề số 11/BQP.

3.2. Biện pháp quản lý sử dụng các phƣơng tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề ở Trƣờng Trung cấp nghề số 11/BQP

3.2.1. Nhóm biện pháp thứ 1: Đổi mới việc quản lý sử dụng CPTDH của nhà trường

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của bản pháp

Phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công việc của đội ngũ CBNV nhà trường.

- Tạo được cơ sở pháp lý và làm căn cứ để các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả; đồng thời có định hướng cho việc tiếp theo dài hơn.

- Tránh sự ỷ lại, làm việc chồng chéo, đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị để phục vụ mọi hoạt động giáo dục - đào tạo của nhà trường.

- Tạo không khí hăng say làm việc cho CBGV và học sinh nhà trường. - Làm tăng hiệu quả, chất lượng công việc, làm thước đo giá trị cho các lĩnh vực hoạt động về CPTDH.

3.2.1.2. Các biện pháp cụ thể trong nhóm biện pháp

Đổi mới công tác lập kế hoạch xây dựng và quản lý các phương tiện, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề theo hướng dài hơi và khả thi.

Đổi mới khâu tổ chức phân công nhân lực hợp lý, phân bổ kinh phí hợp lý, mua sắm trang thiết bị trường học hợp lý, kịp thời.

Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng quản lý các phương tiện, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề trong cách giao việc giám sát, động viên khích lệ cán bộ giáo viên đề họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng và quản lý các phương tiện, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề bằng việc xây dựng tiêu chí cụ thể.

3.2.1.3. Qui trình thực hiện nhóm biện pháp

Biện pháp quản lý nói chung và biện pháp quản lý sử dụng CPTDH nói riêng là một dạng hoạt động quản lý, cho nên qui trình thực hiện biện pháp quản lý sử dụng CPTDH thường được thực hiện theo các bước của một chu trình quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra).

Bƣớc 1: Xây dựng kế hoạch.

- Đánh giá thực trạng

+ Nội dung kế hoạch quản lý sử dụng CPTDH đã có của trường và mức độ thực hiện các kế hoạch đó.

+ Việc thực hiện và trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường việc chi tiêu mua sắm trang thiết bị ra sao?

+ Tinh thần thái độ làm việc của CBGV nhà trường như thế nào?

+ Kết quả giám sát, động viên của cán bộ quản lý cấp tổ, các bộ phận đối với việc thực hiện kế hoạch đề ra.

+ Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm cửa cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường

+ Đề ra được những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường.

Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động quản lý về CPTDH đã nêu trên.

Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện.

+ Họp chi uỷ - Ban giám hiệu, liên tục mở rộng, chi bộ để dự thảo thông qua và thảo luận về yêu cầu chung của đổi mới nội dung kế hoạch về phương

pháp thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo hướng dài hơi, khả thi, soạn thảo, tuyên truyền kế hoạch.

+ Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian để triển khai có hiệu quả việc phân công nhân lực, việc phân bổ tiền và mua sắm trang thiết bị trường học một cách hợp lý, kịp thời.

+ Yêu cầu các tổ chuyên môn, các tổ chức, đoàn thể dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân để thông qua ở hội nghị liên tịch, chi bộ và Hội đồng giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thiết lập quyền hạn về trách nhiệm của đội ngũ CBQL, CBGV trong giám sát việc thi hành các kế hoạch, qui đinh về quản lý sử dụng CPTDH.

Bƣớc 3: Chi đạo thực hiện.

Thông qua kế hoạch theo hướng dẫn mới khả thi ở chi bộ và Hội đồng giáo dục. Hiệu trưởng quyết định việc bố trí và phân công nhiệm vụ cho CBGV theo nhu cầu công việc của hoạt động quản lý sử dụng CPTDH. Thông qua kế hoạch phân bổ tiền và sự kiện mua sắm trang bi ngắn hạn và dài hạn.

Phân công nhân lực phụ trách các phần việc hợp lý để đảm bảo thực thi nhiệm vụ có hiệu quả. Tổ chức mua sắm trang thiết bị đúng như dự kiến phù hợp với ngân sách đã phân bổ để phục vụ tốt hoạt động dạy và học của nhà trường.

Hướng dẫn CBQL cấp tổ và cán bộ - giáo viên phụ trách CPTDH (tổ trưởng, nhóm trưởng, kề toán, thư viện. phòng thí nghiệm. phòng máy tính,...) thực hiện quyển hạn và trách nhiệm của họ đề thực thi nhiệm vụ được giao.

Giám sát, động viên bằng tinh thần và vật chất đối với lực lượng tham gia vào việc quản lý sử dụng CPTDH của trường. Yêu cầu các bộ phận, các tổ chuyên môn khi đánh giá CBGV phải căn cứ và bám sát các tiêu chí, tiêu chuẩn đã đề ra.

Bƣớc 4: Kiểm tra đánh giá.

- Họp hội nghị liên tịch (Đảng, chính quyền đoàn thể và hội đồng giáo dục) để đanh giá về hiệu lực cửa kế hoạch quản lý sử dụng CPTDH, về việc

tuyên truyền kế hoạch về sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, cán bộ - giáo viên, phụ trách CPTDH.

- Đối chiếu tiêu chí, tiêu chuẩn với hiệu quả công việc của tập thể và cá nhân để định ra mức độ tuyên dương, khen thưởng. Từ đó ban hành các quyết định hoặc có các biện pháp đàm phán, thương lượng để điều chỉnh sai lệch nếu có.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Kế hoạch của nhà trường không được trái với luật và văn bản dưới luật và văn bản chính sách Nhà nước và của địa phương.

Kế hoạch phải thực sự mang tính đổi mới: Không dập khuôn máy móc theo kế hoạch cũ, có tính sáng tạo, kế thừa phát huy và dài hạn khả thi ngoài ra khâu tổ chức phân công mua sắm công tác chỉ đạo xây dựng, quản lý CPTDH đánh giá cũng phải mang tính kế thừa và phát huy và khả thi áp dụng lâu dài.

3.2.2. Nhóm biện pháp thứ 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học viên nhà trường về quản lý sử dụng CPTDH

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Phát huy được tác dụng của chế định Giáo dục - Đào tạo trong việc thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động CPTDH nhà trường. Cụ thể: Duy trì kỷ cương và đảm bảo sự thích ứng của chế định Giáo dục và Đào tạo về quản lý sử dụng CPTDH đối với hoàn cảnh lao động sư phạm của Giáo viên và học viên nhà trường.

Làm cho chế định giáo dục và đào tạo có tác động đến suy nghĩ và thể hiện trong hành động của giáo viên và học sinh và các thành viên trong nhà trường.

Huy động được sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường vào công tác quản lý sử dụng CPTDH.

Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy được trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ quản lý các phòng khoa và các thành viên trong quản lý sử dụng CPTDH của nhà trường.

3.2.2.2. Các biện pháp có thể trong nhóm biện pháp

Tuyên truyền chế định Giáo dục - Đào tạo: Luật, nghi quyết Quốc hội chế định, qui định, kế hoạch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên.

Xây dựng những qui định của nhà trường về quản lý sử dụng CPTDH phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phát huy chức năng của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trưởng để phối hợp thực hiện các qui định.

Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng khoa và giáo viên phụ trách.

3.2.2.3. Quy trình thực hiện biện pháp

Các biện pháp quản lý nói chung và biện pháp quản lý sử dụng CPTDH nói riêng là một dạng hoạt động quản lý, cho nên quy trình thực hiện biện pháp quản lý sử dụng CPTDH thường được thực hiện theo các bước của một chu trình quản lý (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra)

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

Đánh giá thực trạng về:

+ Nội dung các quy định về quản lý sử dụng CPTDH đã có của nhà trường và mức độ hiệu lực của chứng;

+ Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về yêu cầu của xã hội đối với phát triển giáo dục hiện nay; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mức độ phát huy vai trò của các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường đối với việc thi hành chế định GD&ĐT về quản lý sử dụng CPTDH.

+ Kết quả giám sát của đội ngũ quản lý chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp, người quản lý sử dụng CPTDH.

- Xác định các mục tiêu chủ yếu về:

+ Soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện quy định giáo dục và đào tạo về quản lý sử dụng CPTDH.

+ Phát huy vai trò của cả đoàn thể trong nhà trường đối với việc thi hành chế định giáo dục và đào tạo

Về quản lý sử dụng CPTDH:

+ Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp phòng, khoa, tổ và cán bộ giáo viên phụ trách CPTDH và giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ môn với việc giảm sát thi hành chế đinh giáo dục và đào tạo về quản lý sử dụng CPTDH.

- Dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực), thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động quản lý sử dụng CPTDH của nhà trường đã nêu ởtrên.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

Bố trí nhân lực, thời gian và phân bổ tải lực, vật lực để:

- Dự thảo qui đinh, thông qua qui đinh tại tổ chuyên môn và tại hội đồng giáo dục), chỉnh lý và ra quyết định ban hành quy định chính thức.

- Soạn thảo nội dung tuyên truyền, tổ chức in, chụp các tài liệu và tổ chức triển khai tuyên truyền về chế định giáo dục và đào tạo Xây dựng Nghị quyết liên tịch (Đảng, chính quyền, các đoàn thể) về tăng cường hiệu lực của các chế định giáo dục và đào tạo trong quản lý sử dụng CPTDH của nhà trường.

Thiết lập quyền hạn và trách nhiệm cửa đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng, khoa, tổ và giáo viên trong việc thi hành chế định giáo dục và đào tạo về quản lý.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện

Hướng dẫn triển khai chế định giáo dục và đào tạo nói chung và quy định của trường nói riêng tới từng đơn vị và cá nhân trong trường. Thường xuyên cập nhật các thay đổi chế định giáo dục và đào tạo để kịp thời bổ sung hoặc sửa đồi quy định quản lý sử dụng CPTDH của trường.

Hướng dẫn cho các tổ chức và cá nhân thực thi việc tuyên truyền chế định giáo dục và đào tạo về quản lý sử dụng CPTDH bằng các hình thức thông qua các tiết chào cờ đầu tuần.

Phối hợp các tổ chức và đoàn thể thi hành nghị quyết liên tịch của trường về tăng cường hiệu lực chế định giáo dục và đào tạo trong quản lý sử dụng CPTDH nhả trường.

Hướng dẫn CBQL cấp phòng, khoa, tổ, giáo viên thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của họ để giám sát việc thi hành chế định GD&ĐT.

Giám sát, động viên, kích thích các lực lượng tham gia vào cuộc vận động tăng cường hiệu lực của chế định GD &ĐT trong quản lý sử dụng CPTDH nhà trường.

Bước 4: Kiểm tra và đánh giá

Họp hội nghi liên tịch (Đảng, chính quyền, đoàn thể và Hội đồng giáo dục) để đánh giá về hiệu lực của chế định GD&ĐT, về thực hiện quy định quản lý trong nhà trường, về tuyên truyền chế định GD &ĐT, phối hợp các tổ chức trách nhiệm của đội ngũ CBQL Phòng,khoa, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lệch của các mặt hoạt động nêu trên (do kế hoạch, do khâu tổ chức, do phương pháp chỉ đạo hay do chính phương pháp kiểm tra). Từ đó ban hành các quyết định hoặc có những biện pháp đàm phán thương lượng để điều chỉnh các sai lệch.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, thiết thực và cập nhật thời sự. Hình thức tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện về thời gian của học sinh và của giáo viên trong nhà trường.

Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chước khác trong nhà trường phải lấy việc nâng cao hiệu lực chế định GD&ĐT và kế hoạch quản lý sử dụng CPTDH trong trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của mình.

Phải chọn được đội ngũ cán bộ giáo viên của các phòng, khoa, tổ phụ trách CPTDH có năng lực, uy tín, trách nhiệm. Phải tạo điều kiện vật chất, tinh thần và bố trí thời gian hợp lý cho họ thực hiện hoạt động giám sát.

3.2.3. Nhóm biện pháp thứ 3. Sử dụng có hiệu quà nguồn kinh phí cua Bộ để xây dựng, trang bị, mua sắm, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên CPTDH dựng, trang bị, mua sắm, bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên CPTDH

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Việc tham mưu, đề xuất sử dụng nguồn kinh phí của Bộ trong các hoạt động quản lý sử dụng CPTDH là rất quan trọng. Làm tốt công tác này sẽ kịp thời và chuẩn xác để sử dụng nguồn kinh phí của Bộ trong xây dựng, mua sắm, tu sửa CPTDH hàng năm. Nếu lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác này sẽ góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng vả hiệu quả công tác đào tạo nghề.

Góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm của nhà trường đối với nhà nước, chính quyền địa phương trong việc quản lý, sử dụng CPTDH chứ không phải chỉ hưởng thụ theo hướng một chiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng, bảo quản CPTDH đúng mục đích, có hiệu quả.

Giúp giáo viên và nhân viên có nghiệp vụ, kỹ thuật sử dụng CPTDH trường học, đảm bảo việc thực hiện phương pháp dạy học mới, giáo viên và học viên được tiếp cận tốt, thường xuyên với CPTDH hiện đại nhằm xây dựng gây hứng thú học tập cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học.

Giúp các tổ chức, cá nhân (giáo viên, nhân viên và học viên) nhận thức đúng đắn, có ý thức kỷ luật trong việc sử dụng các thiết bị; biết bảo quản, duy trì, tu sửa, bảo dưỡng để được sử dụng lâu dài và góp phần giáo dục nâng cao nhân cách cho học viên.

- Kịp thời khen thưởng, động viên, bảo quản, duy tu CPTDH của tổ chức, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

3.2.3.2. Các biện pháp có thể trong nhóm biện pháp

Xây dựng kế hoạch đề nghị Bộ Quốc Phòng cấp kinh phí và kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí để mua sắm các phương tiện, trang tiết bị dạy học phục vụ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 74 - 107)