Nhóm biện pháp 5: Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, đánh

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 87 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Nhóm biện pháp 5: Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, đánh

trong quản lý CPTDH nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình quản lý và sử dụng CPTDH có hiệu quả, có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không; chỉ ra những lệch lạc, từ đó có thể xác định lại phương hướng, mục tiêu, điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý sử dụng CPTDH trường học.

- Kiểm tra để tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý sử dụng CPTDH. Việc sử dụng CPTDH trong quá trình hoạt động của trường là phức tạp, đa dạng, phong phú song không được phép sai sót. Do đó Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện, phòng ngừa, đánh giá chính xác nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, quy chế, kế hoạch đã đề ra.

- Kiểm tra góp phần tăng cường hiệu lực quản lý sử dụng CPTDH nhà trường, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ.

- Kiểm tra, đánh giá trong quản lý sử dụng CPTDH trường học chính là kiểm tra đánh giá quá trình vận động của nguồn lực tài chính, nhằm đảm bảo sự

cân đối, tính hợp lý của việc phân bổ, tính tiết kiệm, tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính và tăng cường tính công khai, minh bạch trong huy động, sử dụng nguồn lực tài chính được huy động trong các trường học.

- Kiểm tra, giám sát đánh giá trong quản lý sử dụng CPTDH trường học không những chỉ giúp các cấp quản lý biết được số liệu chi tiêu thực của các nguồn vốn, quyết định chi tiêu có thực hiện đúng các quy định của Nhà nước hay không, mà còn cho biết được hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phát hiện những điểm không hợp lý, hợp lệ trong huy động; sử dụng nguồn lực tài chính từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế.

3.2.5.2. Nội dung cụ thể

- Có kế hoạch thường xuyên kiểm kê, kiểm tra tài chính các nguồn đầu tư về xây dựng, cải tạo CPTDH trường học, đánh giá chất lượng, hiệu quả sử dụng, bảo quản về CPTDH trường học. Phát hiện những khó khăn về công việc quản lý sử dụng CPTDH như: hoàn chỉnh mặt bằng tổng thể trường học, xây dựng phòng học theo quy định, phòng bộ môn... việc quản lý, sử dụng, bảo quản CPTDH theo các tiêu chí đề ra.

- Kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý của nhà rường, Hiệu trưởng Cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách quản lý sử dụng CPTDH kèm theo hệ thống hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi tổng thể quá trình đầu tư, xây dựng CPTDH trong nhà trường.

- Rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị kế hoạch, nhân lực, vật lực và những thành viên trong lực lượng kiểm tra có đảm bào số lượng, tiêu chuẩn và những nội dung tác nghiệp về kiểm tra, đánh giá quản lý sử dụng CPTDH trường học đã được chuẩn bị đầy đủ chưa, xác định rõ những nội dung kiểm tra quan trọng và trọng tâm để kiểm tra đúng mục đích và yêu cầu.

- Định kỳ đánh giá kết quả quản lý sử dụng CPTDH trường học theo từng năm, đối chiếu so sánh với những quy đinh, quy chế và kế hoạch đã đề ra để kịp thời điểu chỉnh sai lệch, uốn nắn và đồng thời động viên đúng lúc bằng vật chất, tinh thần những tập thể, cá nhân làm tốt công tác này.

3.2.5.3. Quy trình thực hiện biện pháp

- Tham gia các hình thức kiểm tra trong công tác xây dựng, cải tạo, bảo quản sử dụng CPTDH trường học: như việc lưu trữ hồ sơ, chất vấn, kiểm tra từng lớp ở trường, điều tra qua hiệu trưởng vả các cán bộ chủ chốt...

- Thực hiện công tác tự kiểm tra cấp Bộ, cấp trường về nội dung các biện pháp đã áp dụng và thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Bộ và ngành giao cho về công tác quản lý sử dụng CPTDH trường học. Kết thúc kiểm tra cần đánh giá rút kinh nghiệm những việc làm được và chưa làm được cần điều chỉnh về tiêu chuẩn, nguồn nhân lực, vật lực, thời gian thực hiện.

- Hướng dẫn cán bộ quản lý, cấp trường, giáo viên, nhân viên phụ trách thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của họ để cùng giám sát việc thi hành các quy định của Bộ, của Sở, của Trường đề ra liên quan đến công tác quản lý sử dụng CPTDH trường học.

- Hướng dẫn triển khai các chế định giáo dục và đào tạo nội dung và quy định riêng của Sở, của trường tới đơn vị, cá nhân. Thường xuyên thông tin và nhận thông tin phản hồi cập nhật sự thay đổi các chế định để kịp thời bổ sung sửa đổi quy định cho phù hợp.

- Thời gian tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ vào cuối kỳ, cuối năm và kiểm tra đột xuất kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra việc xây dựng, sử dụng bảo quản CPTDH trường học, kiểm tra cả việc mua sắm TBDH gắn với công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra nội bộ trong trường, tại sở.

- Tổ chức đánh giá, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở đối với cá nhân, tổ chức về công tác quản lý sử dụng CPTDH trường học.

Sơ đồ 3.1. Chu trình kiểm tra

Lưu ý: Yêu cầu về lực lượng kiểm tra và tiêu chuẩn gắn với mục tiêu của từng nội dung kiểm tra.

- Tăng cường thực hiện công khai tài chính, kiểm tra việc sử dụng nguồn lực tài chính trong việc xây dựng, bảo quản, sửa chữa CPTDH trường học kể cả việc mua sắm trang thiết bi và các phương tiện kỹ thuật dạy học trong việc quản lý sử dụng CPTDH trường học, đồng thời phải đánh giá đầy đủ hiệu quả công tác này ở Trường Trung cấp nghề số 11/BQP.

So sánh các kết quả đạt được với mục đích đề ra khi thực hiện các biện pháp trong công tác quản lý sử dụng CPTDH trường học kể cả công tác kiểm tra, đánh giá để tìm ra nguyên nhân sai lệch từ đó có quyết định điều chỉnh cho phù hợp nhằm đạt mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)