Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 90 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau góp phần nâng hiệu quả sử dụng CPTDH trường học trong việc đổi mới phương pháp và chất lượng dạy học. Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi được khai thác triệt để thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tượng quản lý và từng điều kiện riêng biệt của mỗi trường.

Xác định các yếu tố sai lệch So sánh thực tại các tiêu chuẩn Đo lường kết quả thực tế Kết quả thực tế Phân tích nguyên nhân sai lệch Chương trình hoạt động điều chỉnh Sự thực hiện diện các điều chỉnh Kết quả mong muốn

Biện pháp quản lý là những hoạt động nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện nhiệm vụ quản lý và đạt được những mục tiêu quản lý đã đề ra. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Không có biện pháp nào là vạn năng thường phải vận dụng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Các biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và chỉ có thể đem lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất, và được sự quan tâm phối hợp lãnh chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ngành liên quan cùng với sự nỗ lực của ngành giáo dục và đào tạo. Đây là điểm then chốt của đề tài mà chúng tôi mạnh dạn đưa vào luận văn này. Nó sẽ ít có ý nghĩa và tác dụng khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.

Trong 5 nhóm biện pháp nêu trên thì nhóm biện pháp: Hoạt động của Trường Trung cấp nghề số 11/BQP trong việc "Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên - nhân viên, học viên nhà trường về việc quản lý CPTDH" có ý nghĩa tiên quyết. Vì nếu có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Nhóm biện pháp về đổi mới việc quản lý sử dụng CPTDH của Trường Trung cấp nghề số 11/BQP mang ý nghĩa then chốt quyết định sự thành công của việc quản lý sử dụng CPTDH nhà trường. Tuy vậy, các biện pháp khác tạo điều kiện để các nhà quản lý phát huy sức mạnh tổng hợp; phải tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh, điều kiện thời gian mà người quản lý lựa chọn và kết hợp các biện pháp thích hợp để thực hiện tốt hơn công việc quản lý của mình.Những biện pháp khác nhằm hoàn thiện chức năng tổ chức, thực hiện quá trình quản lý, có vị trí, có vai trò khác nhau, nhưng luôn có quan hệ mật thiết, chặt chẽ, tác động hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý sử dụng CPTDH phục vụ công tác đào tạo nghề. Trong quá trình thực hiện, các biện pháp phải tiến hành một cách đồng bộ, xem xét đến hoàn cảnh để lựa chọn giải pháp phù hợp, có tính khoa học khách quan đồng thời đảm bảo tính khả thi. Bởi vì, nếu chúng ta huy động được nhiều nguồn vốn mà

không biết lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng CPTDH nhà trường thì sẽ không mang lại hiệu quả thực tế mong muốn của nhà trường, nếu chỉ có Hiệu trưởng đơn độc trong việc quản lý sử dụng CPTDH nhà trường còn giáo viên, cán bộ, phụ huynh và học sinh không có ý thức hiểu biết và tham gia, đồng thời nếu chúng ta chỉ thực hiện không thôi, không có kiểm tra đánh giá, đôn đốc rút kinh nghiệm uốn nắn kịp thời thì cũng không thể mang lại hiệu quả như kế hoạch đề ra, chưa nói đến việc xảy ra hậu quả tiêu cực trong trường là lẽ đương nhiên. Chính vì vậy, để thực hiện được các biện pháp nêu trên, thì chúng ta không thể xem đây là công việc riêng của ngành giáo dục - đào tạo mà phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội do vậy phải được sự phối hợp tích cực, đồng bộ của nhiều ngành hữu quan, nhiều lực lượng ngoài nhà trường (xem sơ đồ 3.2).

Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên,

nhân viên, học viên nhà trường về QL

CPTDH

Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát, đánh giá trong QL CPTDH nhà trường

Đổi mới việc quản lý CPTDH của nhà

trường

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng CPTDH của nhà

trường

Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của Bộ để

xây dựng, trang bị, mua sắm, bảo quản, bảo dưỡng

thường xuyên CPTDH Hiệu quả các biện pháp quản lý CPTDH trường TC nghề số 11

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)