8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng về bộ máy quản lý sử dụng quản lý sử dụng các
tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề
Bộ máy tổ chức quản lý Trường Trung cấp nghề số 11/BQP được phân cấp quản lý theo mô hình 3 cấp:
- Cấp trường (Ban giám hiệu)
- Cấp phòng, Khoa, Ban, Xưởng thực hành, cấp Phòng Ban được phân theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
- Cấp Tổ gồm có các tổ, nhóm chuyên trách và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ, nhóm.
Công tác tổ chức quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề của nhà trường cũng được chia làm 3 cấp gồm:
- Cấp trường do 1 đồng chí trong Ban Giám hiệu phục trách mà trực tiếp là đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách về CPTDH của nhà trường.
- Cấp Phòng, Ban với chức năng và nhiệm vụ của một số đơn vị chuyên trách mang tính đặc thù, nên công tác quản lý CPTDH vừa có tính chuyên nghiệp, lại vừa có tính kiêm nhiệm nên công tác tổ chức quản lý CPTDH của nhà trường có những đặc điểm và tình hình khác nhau, từ người quản lý đến việc tổ chức quản lý và sử dụng CPTDH. Số lượng cơ cấu bộ máy quản lý CPTDH cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng năm học, thậm chí có những biến động về CPTDH nên số lượng, cơ cấu, tổ chức quản lý CPTDH cũng thay đổi.
Khi đưa một nhà học vào sử dụng các trang thiết bị, phương tiện sẽ được lắp đặt tại các phòng học, giảng đường, phòng chờ, phòng làm việc, khu vệ sinh... thì công tác tổ chức quản lý CPTDH cũng phải đáp ứng được các yêu cầu phục vụ và quản lý tại nhà học đó, đảm bảo cho các hoạt động một cách bình thường có sự kiểm soát và điều hành.
Năm 2011 nhà trường có 60 CBVC, có 9 đơn vị trực thuộc, năm 2012 có 70 CBVC, có 10 đơn vi trực thuộc, năm 2013 nhà trường có 80 CBVC, 11 đơn vị trực thuộc. Số lượng cán bộ tham gia công tác quản lý CSVC được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7. Cơ cấu cán bộ quản lý CPTDH các năm
Năm Đơn vị Đơn vị QL CSVC CBVC Giáo viên CBQL và phục vụ Chuyên trách Kiêm nhiệm 2011 9 5 5 60 40 20 2012 10 6 6 70 45 25 2013 11 7 7 80 50 30
Cán bộ quản lý CPTDH của trường bao gồm: Cán bộ cấp trường (Ban giám hiệu) cán bộ quản lý cấp Phòng, Ban, Khoa, Tổ trực thuộc, Xưởng thực hành, gồm có các cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm trong công tác quản lý và phục vụ.
+ Cán bộ chuyên trách thuộc các Phòng: Đào tạo, Ban tài chính, Ban quản lý dự án, Ban Hành Chính Hậu cần, Xưởng trường, Khoa ô tô đây là những đơn vị quản lý có số lượng tài sản thiết bị lớn có số phòng thực hành thí nghiệm nhiều, đều có ít nhất 1 cán bộ quản lý phụ trách.
+ Cán bộ kiêm nghiệm là những cán bộ vừa đảm nhiệm công việc quản lý CPTDH vừa phải đảm nhiệm các công việc chuyên môn khác. Cán bộ kiêm nhiệm thường ở một số phòng ban không chuyên trách, quản lý và sử dụng một phần CPTDH của nhà trường trang bi cho đơn vị mình.
+ Các phòng ban chuyên trách quản lý CPTDH các thời kỳ có thay đổi về sổ lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Năm 2011 có 5 đơn vị: Phòng đào tạo, Ban tài chính, Ban hành chính- Hậu cần, Xưởng trường, khoa ô tô.
Năm 2012 do có sự phát triển quá trình đầu tư mua sắm các trang thiết bị và yêu cầu của công tác quản lý CPTDH nên số lượng đơn vị quản lý tiếp tục tăng lên, có 6 đơn vị: Phòng đào tạo, Ban tài chính, Ban hành chính- Hậu cần, Xưởng trường, Khoa Kỹ thuật ô tô- Xe máy, Khoa Điện.
Năm 2013 có 7 đơn vị: Phòng đào tạo, Ban tài chính, Ban hành chính- Hậu cần, Xưởng trường, khoa ô tô, Khoa Điện, Khoa Cơ khí.
+ Các đơn vị kiêm nhiệm quản lý CPTDH của đơn vị cũng thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của nhà trường:
Năm 2011 có 4 đơn vị bao gồm: Khoa Công nghệ thông tin- ngoại ngữ, Ban chính trị, Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, Tổ Công nghệ Ô tô,
Năm 2012 có 5 đơn vị bao gồm: Khoa Công nghệ thông tin- ngoại ngữ, Ban chính trị, Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, Tổ Công nghệ Ô tô, Tổ Pháp luật- Giáo dục thể chất.
Năm 2013 có 6 đơn vị bao gồm: Khoa Công nghệ thông tin- ngoại ngữ, Khoa Hậu cần- Y Dược, Ban chính trị, Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm, Tổ Công nghệ Ô tô, Tổ Pháp luật- Giáo dục thể chất. Cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ có trình độ cũng thay đồi theo sự phát triển quy mô CPTDH của nhà trường.
Theo định kỳ vào tháng 7 hàng năm, nhà trường tổ chức công tác kiểm kê tài sản nhằm đánh giá lại tài sản, trang thiết bị CPTDH nhà trường, tiến hành xác định chất lượng phần trăm của tài sản thiết bị và tổ chức thanh lý và hủy những tài sản, vật tư, thiết bị không còn giá trị sử dụng. Xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng CPTDH nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo của nhà trường, đồng thời đánh giá, xem xét công tác tổ chức quản lý CPTDH để bổ sung, khắc phục những khiếm khuyết trong công tác quản lý đầu tư, mua sắm CPTDH, xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển CPTDH của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo. Công tác kiểm kê tài sản hàng năm được tổ chức bài bản, ban kiểm kê tài sản được triển khai các phòng chức năng như Phòng đào tạo, Ban tài chính, Ban hành chính- Hậu cần, xưởng trường, thư viện, các khoa, là những đơn vị đầu mối trong việc quản lý và sử dụng tài sản, trang thiết bị của nhà trường trong quá trình phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khóa học.
2.3.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề
Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của các đơn vị trong nhà trường hiện nay được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8. Cán bộ quản lý, phục vụ các phƣơng tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề hiện nay
TT Đơn vị quản lý CPTDH CBVC Trình độ CB quản lý CB phục vụ Thạc sỹ ĐH CĐ TC 1 Phòng Đào tạo 9 2 4 1 2 2 Ban Tài chính 2 2 3 Ban Hành chính- Hậu cần 6 3 3 4 Ban Quản lý Dự án 6 1 5 5 Ban Chính trị 2 2
5 Khoa kỹ thuật ô tô- Xe máy 25 8 10 7 6 Khoa Điện 6 1 5 7 Khoa Cơ khí 5 5 8 Xưởng trường 5 5 9 Khoa CNTT- NN 5 5 10 Khoa HC- YD 3 1 2 11 Tổ Công nghệ ô tô 3 1 2 12 Tổ Phát luật- GDTC 3 3 Tổng cộng 80 6 51 14 9
Trong số 80 người có 15 cán bộ chuyên trách về công tác quản lý CPTDH và phục vụ đàotạo, trong đó:
+ Phòng đào tạo: 04 cán bộ quản lý CPTDH và 5 cán bộ phục vụ và quản lý phòng học, hội trường, thư viện.
+ Ban tài chính: 02 cán bộ quản lý CPTDH.
+ Ban hành chính - hậu cần: 02 cán bộ quản lý và 3 cán bộ kiêm luôn phục vụ quản lý ký túc xá.
+ Xưởng trường; 5 cán bộ phụ trách quản lý 05 xưởng. + Ban dự án: 06 mua sắm và tiếp nhận các CPTDH
Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ cũng đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây, từ không có người nào là Thạc sỹ thì nay đã có nhiều đồng chí có trình độ Thạc sỹ. Số lượng cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ là 6 người. Số người có trình độ Đại học ngày càng nhiều. Điều đó khẳng đinh trình độ năng lực cán bộ quản lý CPTDH của nhà trường đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cán bộ quản lý CPTDH có trình độ không đều Ờ các chuyên ngành khoa học, rất ít người có trình độ quản lý CPTDH đúng chuyên ngành. Vì vậy, việc bồi dưỡng nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt hơn công tác quản lý CPTDH đáp ứng yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý CPTDH của nhà trường.