Nội dung quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 33 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Nội dung quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công

đào tạo nghề

* Quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề.

Các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong hệ thống CSVC phục vụ quá trình dạy và học trong trường dạy nghề. Các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề gồm một hệ thống nhiều danh mục chủng loại khác nhau được bố trí với các chức năng sử dụng khác nhau, ởđó hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh diễn ra một cách có tổ chức và khoa học, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trong quản lý các phương tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề, các cấp quản lý giáo dục phải tuân thủ các quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội; có kế hoạch mua sắm hoặc nâng cấp phương tiện, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề theo từng giai đoạn: từng năm hoặc vài năm nhằm đạt mục tiêu phát triển nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Đối với những trường có nguồn kinh phí mua sắm mới cần phải xây dựng kế hoạch mua sắm đáp ứng yêu cầu sự phát triển đào tạo nghề trong giai đoạn mới, để nhà trường xây dựng đúng danh mục phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề. Đa số các trường là căn cứ vào nguồn kinh phí từng năm để mua sắm mà không có kế hoạch mua sắm dài hạn cho đồng bộ. Đồng thời công tác mua sắm mới luôn được thực hiện theo kế hoạch dài hạn, vì kinh phí để mua sắm còn hạn chế.

Để tổ chức sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề, khi xây dựng kế hoạch mua sắm phải chú ý đến các yêu cầu về mặt sư phạm, công nghệ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội về kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ, vệ sinh. Việc sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề cần sử dụng đúng nghề, hết hiệu suất và đúng tính chất chuyền tải kỹ năng nghề của giáo viên đến học viên.

Để sử dụng tốt có hiệu quả và lâu bền các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề, cần có sự phân công cho từng cá nhân hoặc tập thể phụ trách việc sử dụng và bảo quản phương tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề. Ngay từ đầu khoá học, phải kiểm kê thực trạng và số lượng, bàn giao vả giao trách nhiệm cho các lớp sử dụng, bảo quản các phương tiện. Có nội quy sử dụng và bảo quản được công bố đến các khoa, giáo viên học sinh.

Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những tập thể và cá nhân thực hiện tốt và không tốt nội quy sử dụng, bảo quản các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề. Cần có kế hoạch kiểm kê định kỳ (giữa năm học, khi kết thúc năm học) để kịp thời phát hiện hư hỏng. Khi có hư hỏng, phải sửa chữa ngay. Ngoài ra, mỗi trường cần có bộ phận chuyên trách quản lý các phương tiện dạy học phục phục đào tạo nghề.

Thiết bị giáo dục đã được nêu trong Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2 - Khóa VIII: "Tất cả các trường phổ thông đều có các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình, sớm chấm dứt tình trạng dạy chay để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Thiết bị giáo dục là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh dễ hiểu các khái niệm, dễ lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những kỹ năng thói quen cần thiết, bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống.

- Thiết bị giáo dục có vai trò hết sức cần thiết cho các quá trình sư phạm. Đánh giá chung về hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo thì mỗi phương pháp gắn liền với từng loại phương tiện sẽ đạt hiệu quả khác nhau.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Công nghệ nghe - nhìn (ở Mỹ) thì: 10% đổi với những gì ta đọc được.

20% đối với những gì ta nghe được. 30% đối với những gì ta nhìn được.

50% đối với những gì ta nhìn và nghe được. 80% đối với những gì ta nói được.

Do đó, trong nhà trường cần phải có thiết bi giáo dục đầy đủ để học sinh thực hành thí nghiệm.

+ Một số nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học ở nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay:

1) Nguyên tắc về tính mục đích:

Khi sử dụng một TBDH nào đó phải xác đinh được nhiệm vụ của nó theo chương trình đang học. Nếu TBDH không có nhiệm vụ rõ ràng đối với trường học, đối với chương trình dạy học đang đặt ra trong nhà trường thì không nên sử dụng nó, vì điều đó sẽ đem lại các hiệu quả tiêu cực về mật sư phạm.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sử dụng các phƣơng tiện dạy học

Đào tạo nghề của nước ta ra đời muộn hệ thống đào tạo nghề trên toàn quốc còn nhiều yếu kém, ngành nghề đào tạo rất đa dạng và học viên học nghề cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau. Bên cạnh đó, cấp trình độ đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (chưa có nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, bồi dưỡng, nâng bậc thợ). Sự khác biệt này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau.

- Phương tiện dạy học rất khác biệt; Ví dụ như Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy: Trong lĩnh vực dạy nghề, chương trình đào tạo, giáo trình và tài liệu giảng dạy gắn với nghề đào tạo. Không có chương trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chương trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể có nhiều chương trình đào tạo nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề xét ở mức độ có hay không có, không thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo nghề mà phải căn cứ vào các nghề mà cơ sở đó đào tạo. Vì vậy, việc quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề, có kỹ năng thực hành tốt sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng.

- Khí hậu thời tiết bốn mùa thay đổi, nắng nóng, mưa nhiều, ẩm thấp ảnh hưởng đến tuổi thọ, hạn sử dụng của các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề.

- Bản thân nhà quản lý chưa đưa ra được phương pháp quản lý phù hợp, chưa hiệu quả, cần phải nghiên cứu điều chỉnh xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể, đối với các phòng khoa, ban, Cán bộ quản lý, giáo viên, học viên trong toàn trường về quản lý, sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề.

- Phòng thực hành, nhà xưởng, nhà xe, nhà kho xây dựng chưa được đồng bộ, việc sắp xếp bố trí lắp đặt các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề chưa được khoa học, chưa được hợp lý.

- Các văn bản quy định về việc sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề chưa kịp thời và chưa cụ thể chưa sát với thực tế trong việc trong việc quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của nhà trường.

- Chưa thường xuyên tập huấn về công tác quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề. Nhiều phương tiện thiết bị để kho không được sử dụng khai thác dẫn đến lạc hậu, hư hỏng theo thời gian.

- Đội ngũ cán bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của nhà trường có kinh nghiệm luân biến động, luân chuyển công tác cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý.

- Ý thức sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của giáo viên, học sinh còn nhiều hạn chế dẫn đến các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của nhà trường nhanh hỏng, thất thoát.

- Trình độ văn hóa thấp và nhận thức của học sinh thấp nên trong quá trình sử dụng vận hành các phương tiên dạy học đào tạo nghề còn nhiều hạn chế.

- Điều kiện của các phương tiện dạy học còn lạc hậu, không đòng bộ cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề của nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng đinh: "Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường (lớp học, sân trường, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thực nghiệm...)" và " đổi mới phương pháp dạy học, pháp huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chạy".

Trong chương 1, người viết đã đưa ra cái nhìn bao quát về hoạt động quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề và những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của Trường Trung cấp nghề số 11/BQP.

Nghiên cứu công tác quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề của Trường Trung cấp nghề số 11/BQP nhằm từng bức hoàn thiện hệ thống các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề trong các nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, góp phần đổi mới toàn diện công tác Giáo dục và Đào tạo nghề và xây dựng nhà trường chính quy; tạo sự chuyển biến cơ bản và vững chắc về chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có đủ năng lực trình độ nghề kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà trường.

Do vậy vấn đê nghiên cứu công tác quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác hoạt động đào tạo nghề của các trường nghề nói chung và của Trường Trung cấp nghề số 11/BQP nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết. Việc

làm sáng tỏ nội dung, quy trình quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề mà nhà trường đang thực hiện để từ đó đề xuất đổi mới các biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề sẽ giúp thấy rõ hơn thực trạng quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ đào tạo nghề ở Trường Trung cấp nghề số 11/BQP trong chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG

CÁC PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SỐ 11/BQP GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

2.1. Khái quát về đặc điểm Trƣờng Trung cấp Nghề số 11/BQP

Trường Trung cấp nghề số 11/BQP đóng quân trên địa bàn Tỉnh Vĩnh phúc. Vĩnh phúc thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm trong 3 vùng quy hoạch: vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông hồng và vùng Thủ đô, là tỉnh nằm ở vị trí địa lý quan trọng liền kề thủ đô Hà Nội, có địa hình miền núi, trung du và đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội.

Vĩnh Phúc có tổng diện tích 1.231,76 km với 9 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện có 113 xã, 24 phường và thị trấn. Dân số của tỉnh hiện nay là 1.012.000 người, trong đó nam chiếm khoảng 500,9000 người, nữ khoảng 511,1000 người. Tỉnh Vĩnh phúc đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.020 tỷ đồng. Hàng trăm doanh nghiệp trong nước và ngoài nước với tổng mức vốn đầu tư khoảng 590 triệu đô la và 15.400 tỷ đồng được đầu tư ở 14 cụm khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, du lịch trên khắp địa bàn.

Mục tiêu tổng quát và cụ thể theo quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 như sau:

Mục tiêu tổng quát:

Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu của hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức; phát triển nhanh nhân lực những ngành, lĩnh vực mà Vĩnh Phúc có lợi thế so sánh, gắn đào tạo với giải quyết việc làm- đào tạo theo địa chỉ; tích cực phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và

trung học phổ thông; xây dựng Vĩnh Phúc thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng cao trong khu vực và của cả nước .[20]

Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2015 phấn đấu đạt tỷ lệ 350 sinh viên/1 vạn dân, 08 bác sỹ/1 vạn dân; ít nhất 700-800 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và khoảng 500 cán bộ có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp với người nước ngoài; có đội ngũ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực chủ yếu; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm trên 77% so với tổng số lao động qua đào tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 32% năm 2010 lên khoảng 42,5% năm 2015, ngành công nghiệp tăng từ 80% năm 2010 lên 86% năm 2015, ngành xây dựng tăng từ 45% năm 2010 đến 56% năm 2015, ngành dịch vụ tăng từ 81,8% năm 2010 lên 84% năm 2015; hàng năm đưa được trên 1.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài; đảm bảo hầu hết thanh niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS được vào học THPT, học nghề, học văn hóa bổ túc THPT vừa học trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp; cán bộ quản lý, cán bộ hành chính sự nghiệp, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định và đạt tỷ lệ trên chuẩn nhất định (đối với 4 chức danh chuyên môn là 30-40%). [20]

- Đến năm 2020, phấn đấu đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1vạn dân, 10 bác sỹ/1 vạn dân; cơ bản đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc với người nước ngoài; 80% lao động được qua đào tạo, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 80% so với tổng số lao động qua đào tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 42,5% năm 2015 lên 64% năm 2020; ngành công nghiệp tăng từ mức 86% năm 2015 lên 94% năm 2020, ngành xây dựng tăng từ mức 56% năm 2015 đến 67% năm 2020; ngành dịch vụ tăng từ 84% năm 2015 lên khoảng 89,4% năm 2020; hàng năm đưa 1.500 -2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ; xây dựng Vĩnh Phúc thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng và chất lượng cao trong khu vực và của cả nước. [20]

Nhận xét chung về nguồn lực Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc là tỉnh có lực lượng

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sử dụng các phương tiện dạy học phục vụ công tác đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề số 11 (Trang 33 - 107)