Một trong những nội dung cơ bản của NCCQ là nghiên cứu các yếu tố thành tạo CQ. Đây là cơ sở để phân tích cấu trúc CQ, xác định mức độ phức tạp của các hợp phần thành tạo CQ, xác định chức năng CQ, các quá trình nội tại trong CQ và động lực biến đổi của chúng. Nhiều công trình phân tích các yếu tố thành tạo CQ như những hợp phần tạo nên cấu trúc đứng của CQ [32], [78], các công trình khác lại cho rằng đặc điểm ĐLTN và hoạt động phát triển KT-XH trên lãnh thổ nghiên cứu là những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hóa CQ [22], [24], [27], [42]. Phân tích cấu trúc CQ [32], [70], [78], [94], đã được quan tâm, nhưng nghiên cứu chức năng, động lực CQ chưa nhiều, hoặc chỉ chiếm dung lượng nhỏ trong các đề tài NCCQ [78]. Việc tiếp cận tổng hợp, nghiên cứu đồng thời cấu trúc, chức năng, động lực biến đổi CQ phục vụ các mục đích thực tiễn đang còn bỏ ngỏ và cần được tiếp tục bổ sung thêm!
Đa số các công trình ĐGCQ tiến hành đánh giá từng hợp phần, sau đó phân tích tổng hợp; nhiều công trình lại tiếp cận theo cách phân tích tổng hợp, phân tích đa biến, tổng hợp các đơn vị CQ nhằm đánh giá mức độ thích hợp của chúng với loại hình sản xuất. Ở mức cao hơn là đánh giá kinh tế sinh thái, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, đánh giá tác động môi trường... Các mô hình đánh giá như: Mô hình phát triển kinh tế - sinh thái (Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải, 1999) [83]; Mô hình “Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái (Nguyễn Cao Huần, 2001, 2005) [38], mô hình đánh giá đất đai tự động...
Các bước tiến hành ĐGCQ của các công trình khá thống nhất. Tuy nhiên, có nhiều cách tính điểm đánh giá khác nhau. Có tác giả sử dụng công thức trung bình cộng, hoặc tổng các điểm thành phần. Nhiều tác giả lại sử dụng công thức trung bình nhân (hay tích các điểm thành phần), phụ thuộc đặc trưng lãnh thổ, đối tượng đánh giá và tính đến khả năng cải tạo các đơn vị CQ.
- Các nghiên cứu ứng dụng của cảnh quan
Kết quả NCCQ, ĐGCQ được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực: phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và du lịch; cụ thể như: phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng, bảo tồn tại các vườn quốc gia, các vùng đệm... bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển thủy điện, công nghiệp, SDHL tài nguyên, tái định cư... NCCQ ngày càng được nhiều người quan tâm và thực hiện.
Kết quả ĐGCQ, đánh giá tổng hợp áp dụng ở nhiều địa phương, trên quy mô lãnh thổ khác nhau: vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình (Trương Quang Hải và nnk, 2010) [31]; huyện miền núi: Hà Văn Hành (2002) [33], Nguyễn An Thịnh (2006) [78]; vùng đồi, trung du: Phạm Quang Tuấn và nnk (2000) [94], Phạm Hoàng Hải, Phạm Thị Trầm (2003) [28]; Lê Năm (2004) [65]; vùng cao nguyên đất đỏ bazan:
Nguyễn Xuân Độ (2003)...
Trong xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu, việc nghiên cứu ĐLTN và NCCQ ở duyên hải Nam Trung bộ (trong đó có Quảng Ngãi) góp phần đắc lực vào phòng chống, hạn chế tác hại hạn hán, hoang mạc hóa: Nguyễn Trọng Hiệu và nnk (2000) [34], [35], Nguyễn Đình Kỳ (2010) [54], Trần Thục và nnk (2012) [84], hoặc ngăn ngừa thiên tai, lũ lụt ở một số lưu vực sông [6], [18], [85],
Các mô hình ứng dụng cụ thể được triển khai như: Mô hình phát triển kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững của Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999) [83] có quy mô hộ gia đình, làng – xã ở một số địa điểm thuộc các
vùng sinh thái điển hình: cửa sông Bạch Đằng – huyện Hưng Yên, Quảng Ninh (Dải ven biển Đông Bắc), vùng trũng Hoa Lư, Ninh Bình (Đồng bằng sông Hồng), thượng nguồn sông Trà Khúc - Quảng Ngãi (Duyên hải Nam Trung bộ), Lạc Dương - Lâm Đồng (Tây Nguyên); Mô hình “Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái) [38], của Nguyễn Cao Huần (2001, 2005) đã ứng dụng ở dải cồn cát Mỹ Thắng (Phù Mỹ, Bình Định), Cư Jut (Đăklăk); hay các mô hình kinh tế sinh thái nông hộ phục vụ nhiều mục đích như: tái định cư thủy điện xã Phiêng Khoài (Yên Châu, Sơn La) của Trần Văn Tuấn (2008); phát triển nông phẩm hàng hóa xã Hải An huyện Hải Lăng (Quảng Trị) của Vũ Thị Hoa và nnk (2010); phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (ở Sapa, Lào Cai) của Hoàng Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hải và nnk (2010); bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) của Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Tứ và nnk (2008); trên dải cát ven biển tỉnh Quảng Trị (ví dụ xã Hải An, Huyện Hải Lạng) của Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn và nnk (2008); trên các tiểu vùng sinh thái CQ đồi núi Quảng Bình của Hà Văn Hành và nnk (2010)...
ĐGCQ còn được ứng dụng phục vụ phát triển công nghiệp. “Nghiên cứu SDHL lãnh thổ tỉnh Sơn La khi có công trình thuỷ điện trên cơ sở phân tích cảnh quan của Lê Mỹ Phong (2002) [70] là một trong số công trình đầu tiên ở nước ta về lĩnh vực này. Trên cơ sở phân tích cấu trúc CQ, đối chiếu bản đồ CQ hiện tại với bản đồ CQ trước khi có công trình thủy điện Sơn La, tác giả phân tích vai trò của công trình thủy điện như là động lực làm biến đổi CQ. Sau khi phân vùng và ĐGCQ, tác giả đề xuất định hướng khai thác, SDHL lãnh thổ Sơn La theo các vùng chức năng.
Tóm lại, nội dung NCCQ, ĐGCQ thể hiện ở nhiều mức độ. Các công trình nghiên cứu đều phân tích yếu tố thành tạo CQ, xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ CQ, phân tích cấu trúc, chức năng và động lực CQ. Kết quả NCCQ là căn cứ để ĐGCQ phục vụ đa mục tiêu. ĐGCQ ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Mục đích của các công trình đều hướng đến việc khai thác và SDHL tài nguyên hay bố trí hợp lí không gian lãnh thổ phục vụ phát triển KT-XH, phục hồi bảo tồn tự nhiên, MT sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội. Đây là cơ sở khoa học cho luận án xây dựng lí luận NCCQ và ĐGCQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu.
1.1.3. Ở Quảng Ngãi
Nghiên cứu ĐLTN và CQ các tỉnh Duyên hải miền Trung trong đó có Quảng Ngãi được thực hiện từ lâu, nhưng NCCQ ở Quảng Ngãi còn hạn chế. Trong số các
công trình nghiên cứu tổng hợp thì “Địa chí Quảng Ngãi” [97], thể hiện khá đầy đủ các đặc điểm ĐLTN, KT-XH; tái hiện lịch sử hình thành vùng đất Quảng Ngãi xưa và nay. Tuy nhiên, những nội dung chuyên sâu dừng lại ở mức độ nhất định. Nhìn chung, nghiên cứu ĐKTN và KT- XH ở Quảng Ngãi tập trung theo ba hướng sau: