Kiến nghị không gian ưu tiên phát triển và mở rộng diện tích cây cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 141 - 142)

- Căn cứ vào quy hoạch từng ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT XH của địa phương

d. Không gian ưu tiên phát triển sản xuất muố

3.3.4. Kiến nghị không gian ưu tiên phát triển và mở rộng diện tích cây cao su

cao su

Diện tích cao su ở Quảng Ngãi tính đến 2010 là 1260,3 ha, được trồng ở huyện Bình Sơn (1097,72 ha) và Sơn Tịnh (162,58 ha). Tại huyện Bình Sơn, cao su phân bố tập trung ở các xã Bình Khương (314,88ha), Bình An (245,83ha), Bình Hòa (125,94 ha)… Quản lí các vườn trồng cao su được chia thành 2 cấp: cao su đại điền (thuộc quản lí của nhà nước) và cao su tiểu điền (thuộc quản lí của người dân). So với yêu cầu mở rộng diện tích cao su và quy hoạch của địa phương (3550 ha, vào năm 2015), diện tích cao su hiện có chiếm tỉ lệ nhỏ.

Dựa trên kết quả đánh giá mức độ thích hợp của từng dạng CQ đối với cây cao su, luận án kiến nghị ưu tiên trồng mới cao su trên những dạng CQ được đánh giá là rất thích hợp cho loại cây này. Sau đó là những dạng CQ có mức độ thích hợp trung bình. Tuy nhiên, đối với dạng CQ có mức độ rất thích hợp hiện đang là rừng trồng ở ven biển (dạng CQ số 67), rừng trồng xung quanh nhà máy lọc dầu Dung Quất (dạng CQ số 68), nên ưu tiên phát triển rừng trồng, nhằm BVMT và đảm bảo cân bằng sinh thái. CQ hiện đang là cây trồng hàng năm ở ven biển (dạng CQ số 72), vẫn ưu tiên trồng cây hàng năm (ở ven biển ít thuận lợi cho cao su).

Không gian ưu tiên nhất cho trồng cao su là những dạng CQ có lớp phủ hiện tại là cây trồng lâu năm, được đánh giá có mức độ thuận lợi nhất (dạng CQ số 31, 47, 62, 70, 71); và mức độ thuận lợi trung bình (dạng CQ số 18, 20, 32, 48, 55, 63). Những dạng CQ số 43, 49, 50, 65, 73, 89 hiện đang trồng cây hàng năm, nên chuyển đổi sang cho trồng cao su. Còn những dạng CQ rừng trồng trên đất Rk, có tầng dày lớn, độ dốc nhỏ (dạng CQ 75, 76) có thể chuyển sang trồng cao su khi rừng đến tuổi khai thác.

Trên thực tế, cây cao su Bình Sơn được trồng nhiều nhất ở xã Bình Khương và Bình An tại độ cao dưới 600m, độ dốc 15 - 25º. Mặc dù độ dốc không phải là

yếu tố giới hạn đối với cây cao su, nhưng trồng ở độ dốc lớn > 15º thường gặp khó khăn cho công tác thu hoạch và vận chuyển mủ. Hơn nữa, độ dốc lớn, gây xói mòn rửa trôi đất, làm cho đất nhanh chóng bị bạc màu, làm giảm năng suất mủ cao su. Vì vậy, từ kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các dạng CQ đối với cây cao su, chúng tôi kiến nghị nên trồng cao su ở những nơi có độ dốc nhỏ hơn < 15º.

So sánh với yêu cầu cần mở rộng diện tích cả tỉnh, thì diện tích các dạng CQ được đánh giá ở mức độ rất thích hợp đủ đáp ứng yêu cầu, tiếp theo có thể trồng cao su trên những dạng CQ được đánh giá ở mức độ thích hợp. Tổng diện tích các dạng CQ được kiến nghị có mức độ thích hợp nhất là 4.280 ha, mức độ thích hợp trung bình là 4.917 ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w