Các nhân tố kinh tế xã hội và mức độ tác động của con ngườ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 80)

- Phân cấp thang điểm

2.1.3.Các nhân tố kinh tế xã hội và mức độ tác động của con ngườ

Cùng với các nhân tố tự nhiên, nhân tố con người và các hoạt động KT-XH làm thay đổi mạnh mẽ CQTN và có vai trò to lớn đối với sự thành tạo CQ. Hoạt động nhân tác là nhân tố quyết định đến bộ mặt CQ hiện tại, là nhân tố đóng vai trò thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của CQ.

2.1.3.1. Dân cư và tập quán canh tác

* Đặc điểm chung của dân cư

Quảng Ngãi có số dân khá đông: 1.219.286 người (2010) [14], chiếm 1,41% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình: 237 người/km² (2010), nhưng phân bố rất chênh lệch. Dân số tập trung chủ yếu ở đồng bằng, chiếm gần 70% dân số toàn tỉnh, gây áp lực về việc làm (40,000 lao động nông nghiệp thiếu việc làm). Trong khi đó,

miền núi - chiếm đến 74 % diện tích tự nhiên, diện tích đất rộng, cần nguồn lao động để phát triển sản xuất nhưng lại thiếu lao động trầm trọng [98], [99]..

Sinh sống trên vùng đất Quảng Ngãi chủ yếu là người Kinh, chiếm 87,44% (1.067.770 người), người Hrê: 8,97% (109.502 người), người Cor: 2,23% (27.194 người), người Ca Dong: 1,31% (15.940 người); các dân tộc khác chỉ chiếm 0,05% dân số (567 người). Mỗi dân tộc có tập quán canh tác khác nhau [97].

* Tập quán canh tác

Mỗi tộc người sống trên một dạng địa hình. Tập quán canh tác của họ rất khác nhau, gần như phụ thuộc vào đặc điểm địa hình.

+ Đồng bằng ven biển là địa bàn sinh sống của người Kinh. Người Kinh ở

Quảng Ngãi có lịch sử định cư lâu đời với nền văn hóa Sa Huỳnh rực rỡ. Hoạt động kinh tế của họ diễn ra trên mọi lĩnh vực, nổi bật nhất là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp ở đây được chuyên môn hóa cao hơn so với miền núi. Ven biển, người dân sống tập trung thành các làng chài.

+ Ở miền núi dân cư sống rải rác trong các thung lũng, ven sông suối và các

vùng địa hình thấp. Đây là địa bàn cư trú chính của người dân tộc thiểu số (người Kinh sống chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ).

Người Hrê định cư thành làng ở ven triền đồi huyện Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, Tây Trà, Nghĩa Hành. Sản xuất dựa vào tự nhiên là chính. Người

Cor sống ở Trà Bồng và Tây Trà, trên sườn núi, cao hơn địa bàn sinh sống của người Hrê. Người Cor trồng lúa rẫy, ngô (bắp), sắn (mì). Vùng người Cor sinh sống

nổi tiếng với rừng quế, trầu không (người Cor còn gọi là người Trầu) [97]. Đây là hàng hoá đưa về xuôi, tăng cường quan hệ giao lưu giữa đồng bằng với vùng núi. Người Ca Dong (nghĩa là người sống trên núi cao) số dân ít, ở huyện Sơn Tây và tỉnh Kontum, Quảng Nam. Hiện nay, họ biết làm ruộng nước. Bên cạnh rẫy, ruộng, còn có vườn (trồng cau, rau, củ). Chăn nuôi theo cách thả rông.

Đời sống người dân miền núi còn nhiều khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo cao. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đều là các huyện đặc biệt khó khăn của cả nước (tính đến 2011). Sản xuất và cư trú gắn liền với nhau phụ thuộc vào các hoạt động khai thác TN. Phương thức canh tác nhỏ lẻ. Chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung. Tập quán canh tác lạc hậu (du canh, du cư), tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp [75].

* Ảnh hưởng của dân cư và hoạt động canh tác đến CQ

Con người định cư ở Quảng Ngãi lâu dài, các hoạt động nhân tác chi phối mạnh mẽ sự hình thành CQ, đặc biệt là CQ nhân sinh. Tác động của con người có hai mặt: tích cực và tiêu cực.

Ở vùng núi, tập quán đốt nương, làm rẫy của người Ca Dong, người Cor – gây suy thoái tài nguyên đất, rừng, tăng cường thiên tai: xói mòn, trượt lở đất, lũ bùn lũ quét, mất đất ở vùng núi, lắng đọng, bồi tụ ở cửa sông ven biển... Ở đồng bằng, hiện đại hóa trong nông nghiệp cũng gây hậu quả xấu: ô nhiễm đất và nước, phá hủy CQ. Những biện pháp canh tác hợp lí: làm ruộng bậc thang, trồng cây đặc sản (quế, cau), trồng rừng, thực hiện các mô hình nông – lâm kết hợp, các mô hình sử dụng đất dốc bền vững… góp phần phục hồi tài nguyên, cải tạo MT, tái tạo CQ.

2.1.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động khai thác tài nguyên

* Đặc điểm chung

Những năm gần tăng trưởng kinh tế Quảng Ngãi đây luôn cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, đời sống người dân được cải thiện đáng kể.

Giai đoạn 2005 – 2010 tăng trưởng kinh tế tỉnh đạt 10,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng nông nghiệp, dịch vụ (bảng 2.6). Những năm gần đây, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng lên vượt bậc (nhất là từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động).

Bảng 2.6: Cơ cấu các ngành kinh tế Quảng Ngãi qua một số năm

Năm 2000 2005 2007 2008 2009 2010

Nông nghiệp 40,2 34,8 29,9 29,3 25,1 18,6

Công nghiệp – xây dựng 23,0 29,9 36,0 38,1 43,0 59,3

Dịch vụ 36,8 35,3 34,1 32,6 31,9 22,1

Tổng (%) 100 100 100 100 100 100

Nguồn [14]

- Nông - lâm - ngư nghiệp có tỉ trọng giảm nhanh, từ 34,8% (2005) xuống 18,6% (2010) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo đủ lương thực cho tỉnh. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm (bảng 2.7). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7: Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi qua một số năm

Cơ cấu ngành nông nghiệp Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010

Nông nghiệp 69,2 63,8 62,8%

Lâm Nghiệp 5,0 5,5 5,4%

Tổng (%) 100 100 100

Nguồn: [14]

- Công nghiệp – dịch vụ tăng trưởng mạnh, giai đoạn 2005 – 2010 trung bình là 15%. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch phức tạp (Phụ lục 2, Bảng 15).

KKT Dung Quất - động lực thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh, được quy hoạch mở rộng (đến 2010) là 45.332ha. Ngành được chú trọng phát triển như lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất, cơ khí luyện kim, đóng tàu, chế biến thủy hải sản... Các loại hình dịch vụ cũng được đa dạng hóa. Du lịch phát triển mạnh gắn với hệ thống di tích lịch sử, các khu du lịch trọng điểm (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai, Vạn Tường, Cà Đam – Nước Trong...) được khai thác có hiệu quả. Dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ, đem lại doanh thu lớn nhưng cũng tác động không nhỏ đến CQTN.

- Đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng và hiện trạng môi trường

So với các tỉnh miền trung, tốc độ đô thị hóa ở Quảng Ngãi còn chậm. Tỉ lệ thị dân đạt 17,1% (2010). Các đô thị mới, các KKT, KCN đang được mở rộng, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp vốn đã ít lại chuyển thành đất chuyên dùng [98]. Cùng với phát triển KT-XH là sức ép MT. Tỉnh chưa có hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt, kể cả TP.Quảng Ngãi. Vì vậy, MT nước sông (hạ lưu), MT đất bị ô nhiễm khá nặng. Không khí xung quanh các KCN, đô thị, dọc các tuyến giao thông có mức độ ô nhiễm nhẹ.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến hiện trạng và loại hình sử dụng đất. Theo kiểm kê đất năm 2010, phần lớn diện tích đất Quảng Ngãi được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp (78,14%), khả năng mở rộng diện tích còn rất lớn, diện tích đất chưa sử dụng chiếm đến 12,33% (63.552,04 ha) (Phụ lục 2, bảng 16). Đây là tiềm năng cho tỉnh mở rộng diện tích canh tác và đưa vào sử dụng.

Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Đất chưa sử dụng (12,33%) Đất phi nông nghiệp (9,53%) Đất nông nghiệp (78,14%)

* Ảnh hưởng của phát triển kinh tế và hoạt động sản xuất đến thành tạo cảnh quan

Các hoạt động sản xuất và phát triển KT-XH của Quảng Ngãi ngày càng tác động mạnh và làm ảnh hưởng đến CQTN trên phạm vi rộng hơn.

Trong phát triển nông nghiệp, các biện pháp canh tác hợp lí (ruộng bậc

thang, mô hình nông – lâm kết hợp, trồng rừng…) làm cho CQ phát triển tốt lên. Canh tác nương rẫy của cộng đồng dân cư miền núi làm suy giảm đáng kể diện tích rừng, đất bị bạc màu, thoái hoá. MT sinh thái và CQTN bị biến đổi tiêu cực… Những năm gần đây, diện tích rừng trồng tăng lên (tỉ lệ che phủ 45%, 2010), giảm thiểu quá trình rửa trôi, tăng mực nước ngầm... Việc cải tạo đất ngập nước, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản, đã làm tăng khả năng nhiễm mặn cho đồng bằng...

Công nghiệp và xây dựng. Quảng Ngãi vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện

các công trình cơ bản (KCN, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông…) làm thay đổi bề mặt địa hình, phá huỷ trọng lực, di chuyển cơ học khối lượng vật chất lớn trong CQ. Công trình thủy lợi nhân tạo - nhân tố chính đảm bảo cân bằng nhiệt - ẩm cho các CQ nhân tác (Phụ lục 2, bảng 14). Các công trình đập hồ chứa nước, đường, thủy điện… ở miền núi gây chia cắt địa hình, phá vỡ sinh cảnh tự nhiên, chia cắt MT sống của động vật, ảnh hưởng lớn đến quần thể động vật hoang dã. Các công trình thủy điện còn kéo theo hàng loạt sự thay đổi ở hạ lưu sau đập, như xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển, thay đổi dòng chảy.... Bằng chứng rõ nhất là diện tích các bãi bồi ở hạ lưu và cửa sông Trà Khúc ngày càng mở rộng, gây khó khăn trong việc tiêu thoát nước mùa lũ, tăng diện tích ngập úng trên đồng bằng…

Các hoạt động dịch vụ, du lịch cũng tác động không nhỏ đến CQ. Chất thải

từ hoạt động giao thông làm tăng lượng CO2 và các chất độc khác vào không khí. Hoạt động của các tàu chở dầu vào cầu phao và nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng có nguy cơ đe doạ đến MT nước các CQ ven bờ, lượng rác thải ra các điểm du lịch, bãi biển ngày càng nhiều…

Tóm lại: Hoạt động KT-XH dù ở mức nào cũng tác động đến CQ. Chúng có thể là tích cực, hoặc tiêu cực. Hạn chế các tác động tiêu cực và tăng các hoạt động tích cực nhằm làm cho CQTN phát triển theo chiều hướng tốt lên là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 80)