Phân tích chức năng cảnh quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 95 - 99)

- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao: Đây là bậc thềm cấp 2 của các sông, ở

2.2.2.Phân tích chức năng cảnh quan

d. Hạng cảnh quan và loại cảnh quan

2.2.2.Phân tích chức năng cảnh quan

Các CQ luôn có những chức năng tự nhiên nhất định: điều tiết dòng chảy, tích tụ phù sa, bảo vệ lớp đất, điều hòa khí hậu.... Theo quan niệm chức năng CQ là

các lợi ích con người thu được từ các thuộc tính và quá trình của CQ, tổng thể các đơn vị CQ Quảng Ngãi được luận án xác định có các chức năng phòng hộ đầu nguồn và BVMT, chức năng định cư và khai thác kinh tế (sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện; nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp, du lịch...). Giữa các chức năng rất khó phân biệt rõ (vì phụ thuộc mục đích khai thác và sử dụng của con người, cùng một CQ sẽ có những chức năng khác nhau) cụ thể như sau:

Chức năng tự nhiên của cảnh quan Quảng Ngãi

+ Chức năng điều tiết các quá trình tự nhiên: Các CQ phân bố trên địa hình cao, độ dốc lớn, quá trình trượt lở, đổ vỡ thống trị. Mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn, các CQ này có RKTX ít bị tác động che phủ trên đất mùn vàng đỏ trên núi (loại CQ số 1, 6), đất vàng đỏ trên đá macma axit (loại CQ số 3, 10), đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính (loại CQ số 23). Các CQ này tập trung ở vùng núi phía tây của tỉnh, thượng nguồn sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ. Mọi biến động ở các CQ này đều ảnh hưởng mạnh đến các CQ vùng thấp hơn. Bản thân chúng có chức năng điều tiết dòng chảy (đặc biệt phải nói đến vai trò của lớp phủ thực vật), bảo vệ lớp đất, chống xói mòn. Trong khi đó, các CQ ở vùng trũng thấp và đồng bằng có chức năng tiếp nhận vật chất từ lớp CQ đồi, núi, bồi tụ phù sa, tạo nên lớp đất màu mỡ, là cơ sở cho con người khai thác sản xuất nông nghiệp.

Ven biển là nơi chịu tác động mạnh mẽ của các quá tình lục địa – đại dương, các CQ ven biển luôn thay đổi mạnh mẽ và có mức độ nhạy cảm cao. Các CQ rừng trên đất cát, dải cồn cát ven biển (CQ số 124, 125) có chức năng hạn chế tác động tiêu cực của biển vào đất liền như ngăn cản gió, hạn chế tác động của sóng, thủy triều. Lớp phủ rừng còn có vai trò cố định sự di động của các cồn cát…

+ Phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường: Các CQ nằm ở những vùng núi cao nhất tỉnh, thượng nguồn các sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ… có chức

năng điều tiết dòng chảy, chống xói mòn, trượt lở đất (CQ số 1, 2, 3, 6, 10…) là chúng cũng có chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường không chỉ cho miền núi mà cả vùng đồng bằng ở phía đông của tỉnh. Trên vùng núi cũng có nhiều CQ bị tác động mạnh, hiện trạng lớp phủ là trảng cỏ cây bụi (CQ số 5, 9, 13, 20). Chúng đang ở tình trạng diễn thế thứ sinh sau rừng, nhiều CQ có rừng trồng đã khép tán (CQ số 8, 12, 19). Chức năng phòng hộ của những CQ này kém hơn. Ở phụ lớp núi thấp, các CQ số 30, 37, 43, 49, 54, 59, 60, 63, 73, tuy không phải là thượng nguồn các sông suối nhưng trên vùng tụ nước, chúng cũng góp phần vào BVMT, hạn chế xói mòn đất. Nhóm CQ dễ xảy ra các quá trình ngoại sinh bất lợi, (nhất là mùa mưa). Trong đó, dòng chảy mặt giữ vai trò chính. Lớp phủ thực vật giữ lại vật chất, hạn chế xâm thực, xói mòn rửa trôi đất, điều tiết nước, điều hoà khí hậu... Lớp phủ rừng góp phần giảm thiểu tác hại lũ lụt... Vì vậy, các CQ này cần được khoanh nuôi phục hồi để chúng thực hiện chức năng phòng hộ và BVMT.

Nhóm CQ trên phụ lớp CQ đồi tuy độ cao và độ dốc địa hình nhỏ hơn vùng núi, nhưng trên đỉnh đồi, sườn đồi chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình ngoại sinh, các CQ nằm ở vị trí đó hiện có lớp phủ là rừng trồng (CQ số 88, 91, 94, 100, 103, 106) giữ vai trò phòng hộ sản xuất nông nghiệp. Còn những CQ trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh có độ dốc khá lớn (8- 15°) trên đất Fs (CQ số 95), đất Xa (CQ số 110), tầng đất mỏng, chúng không thể thực hiện được chức năng phòng hộ sản xuất, chúng cần được phục hồi lớp phủ rừng.

+ Phòng hộ bảo vệ bờ biển. Ven biển luôn chịu ảnh hưởng mạnh của các quá trình sông – biển, gió – biển. Đây là nơi rất nhạy cảm, dễ xảy ra biến động lớn. Các CQ được bao phủ bởi rừng ở ven biển sẽ giữ vai trò bảo vệ vùng đất phía trong, chống xói lở bờ biển, chống cát bay, di động của cồn cát, hạn chế xâm nhập mặn, ổn định đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bằng và dải cồn cát ven biển thuộc Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ. Bờ biển Quảng Ngãi có nhiều bãi ngang, nên những CQ này (loại CQ số 121, 122, 124, 125) luôn giữ chức năng quan trọng trong việc BVMT và phòng hộ ven biển. Chúng cần được duy trì và làm tăng sinh khối lớp phủ thực vật.

Chức năng kinh tế – xã hội

Con người có nhiều nhu cầu khác nhau trong khai thác và sử dụng CQ. Đồng thời, CQ có nhiều chức năng trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của con người. Xuất phát từ nghiên cứu cấu trúc CQ lãnh thổ, tình hình thực tiễn của địa phương, các chức năng KT-XH của CQ lãnh thổ nghiên cứu được xác định như sau:

Nhóm CQ có chức năng phát triển sản xuất lâm nghiệp được phân bố trên địa hình địa hình núi thấp, độ dốc 15 - 25°, trên nhiều loại đất khác nhau, có RKTX (CQ số 27, 34) rừng kín thứ sinh (CQ số 28, 35, 41, 47, 61, 67), hoặc rừng trồng (CQ số 29, 36, 42, 62). Nhóm loại CQ trên đất Fu trên sơn nguyên với lớp phủ bazan bề mặt lượn sóng thường có độ dốc nhỏ, tầng dày lớn, lượng mưa và nhiệt dồi dào (ở phía nam Ba Tơ) nên rừng phát triển thuận lợi (CQ số 71, 72).

Nhóm CQ có chức năng phát triển nông nghiệp đồi núi là các CQ cây trồng hàng năm trên nhiều loại đất khác nhau (CQ số 16, 22, 32, 39, 45, 51, 65, 74, 77, 81, 85, 89). Các CQ này cung cấp lương thực cho nhân dân miền núi. Đối với các CQ cây trồng lâu năm vừa có cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, vừa có cây đặc sản (cây quế, dó bầu) như CQ số 15, 21, 31, 38, 44, 50, 64, 69. Vùng đồi, cây lâu năm trên nhiều loại đất khác nhau chủ yếu là cao su, điều (CQ số: 92, 96, 98, 104).

Nhóm loại CQ phát triển nông – lâm kết hợp, hoặc thực hiện các mô hình canh tác trên đất dốc trên những CQ có độ dốc khá lớn (8-15°) vùng đồi núi, là CQ số 48, 53, 55, 57, 58,71, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, cung cấp nông sản cho người dân. Nhóm CQ trồng cây hàng năm và trồng lúa trên đất thung lũng dốc tụ vùng núi thấp (CQ số 89, 90), trên đất phù sa ngòi suối, phù sa được bồi và không được bồi (CQ số 80, 82, 84, 86, 87), đất có chất lượng tốt, độ dốc nhỏ (3- 8°) và ở độ cao thấp (100 - 200m), thuận lợi cho canh tác. Việc trồng cây hàng năm vừa đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, vừa sử dụng tốt tài nguyên đất. Tuy nhiên, diện tích CQ trảng cỏ - cây bụi thứ sinh trên nhiều loại đất khác nhau ở thung lũng còn khá nhiều,

chúng cần được phục hồi tự nhiên hoặc cải tạo đưa vào sản xuất (loại CQ số 79, 83) góp phần mở rộng diện tích canh tác cho tỉnh. Ngoài trồng cây hàng năm và lúa nương, có thể kết hợp làm ruộng bậc thang, trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Các CQ trong nhóm này còn thực hiện chức năng định cư, với nhiều điểm quần cư nhỏ lẻ.

+ Chức năng sản xuất nông nghiệp và định cư

Chức năng quan trọng này thuộc về loại CQ ở vùng đồi thấp và đồng bằng. Đất phù sa màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, vừa thuận lợi cho cư trú của con người, vừa dễ dàng canh tác và sản xuất lương thực. Những CQ này chịu tác động của con người từ rất sớm, mang đậm nét CQ nhân văn. Mức độ khai thác của con người trên từng CQ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của chúng.

Nhóm loại CQ thuộc phụ lớp CQ đồi thấp trên hạng CQ lớp phủ bazan bề mặt đồi, lượn sóng (độ dốc 3-8°),có lợi thế nhất cho định cư, sản xuất công nghiệp –

dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, những công trình kiên cố…(CQ số 116, 117, 119) và sản xuất lương thực (CQ số 118, 120).

Cùng với chức năng này, trên đồng bằng cao còn có các nhóm loại CQ trên đất Xa, Ba (CQ số 126, 127, 128, 129, 130), trên đất phù sa không được bồi hàng năm của hạng CQ đồng bằng cao (CQ số 132, 135). Các loại CQ này nằm ở độ cao thấp, mùa mưa lũ thường bị lũ lụt và ngập úng, nhất là những vùng ven sông Trà Khúc, Trà Bồng, sông Vệ, sông Thoa, Trà Câu. Tuy nhiên, hàng năm được bồi đắp lượng phù sa lớn, thuận lợi cho trồng trọt. Các CQ còn lại (CQ số 134, 138, 139) đều được hình thành trên đất có nguồn gốc phù sa, tầng dày lớn, bằng phẳng nên

chức năng chính của chúng là sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện một tỉnh có đất đồng bằng chiếm tỉ lệ nhỏ (1/3 diện tích tự nhiên) như Quảng Ngãi thì chức năng này của các CQ càng có vai trò quan trọng hơn.

+ Chức năng sản xuất và phát triển công nghiệp, dịch vụ

Những CQ giữ chức năng này chứa đựng nhiều yếu tố khá đặc biệt, hoặc có mỏ quặng, khoáng sản, hoặc có đập thủy điện. Chúng thường gần quốc lộ hoặc có đường giao thông lớn chạy qua, gần nguồn nước – nguyên – nhiên liệu (vùng sản xuất nông - lâm ngư nghiệp tập trung), gần nơi tiêu thụ. Địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc khai thác, lưu thông hàng hóa... Đó là các CQ số 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 126, 127, 128, 129, 130. Yêu cầu đảm bảo cho việc xây dựng nhà xưởng, kho, bến bãi, cơ sở hạ tầng khác phục vụ sản xuất, cần phải thực hiện trên các CQ có nền địa chất rắn chắc, độ dốc vừa phải, mặt bằng rộng… đó là những CQ số 116, 117, 118, 119, 120.

Gắn liền với hoạt động dịch vụ, du lịch, các CQ có thêm chức năng thẩm mỹ, giải trí. Tài nguyên du lịch được khai thác từ chính đặc điểm nổi bật ở mỗi CQ:

phong cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bãi tắm, suối nước nóng… và những yếu tố nhân văn ở mỗi loại CQ: chiến tích cách mạng, di tích lịch sử… là tiền đề cho phát triển du lịch. Các CQ này phần lớn tập trung ở đồng bằng ven biển (CQ số 124, 125, 135…). Tài nguyên du lịch thường tập trung theo điểm (ở một số khoanh vi thuộc một số loại CQ). Các CQ có thể thực hiện đồng thời nhiều chức năng. Song song với phát triển công nghiệp, dịch vụ là phát triển nông nghiệp, định cư... Trong số đó phải kể đến các khoanh vi ở phía Đông Bắc tỉnh (CQ số 111, 116, 120), tiếp giáp cảng nước sâu Dung Quất, CQ số 119 có nhà máy lọc dầu số I của nước ta. (Nhà máy lọc dầu Dung Quất nằm trên nền rắn vững chắc, bên cạnh cảng nước sâu Dung Quất và có nhiều thuận lợi khác)

+ Chức năng sản xuất muối

Ở Quảng Ngãi, loại CQ thực hiện chức năng này có đặc điểm khá đặc biệt: CQ số 123, gồm 1 khoanh vi thuộc Sa Huỳnh – Đức Phổ, hình thành trên đất cát, hiện trạng là cây bụi hoặc không có lớp phủ. Lượng mưa thấp (1773mm), nhiệt độ cao (26°C), số giờ nắng dồi dào nhất tỉnh (2548 giờ/năm, tháng ít nắng nhất, tháng 12, cũng đạt 105 giờ). Vậy nên, khả năng bốc hơi lớn, rất thuận lợi cho làm muối. Diện tích đồng muối là 140 ha, năng suất đạt 59 tấn/ha. Phía ngoài có đê bao chắn bảo vệ ruộng muối, đê dài 1570m.

+ Chức năng nuôi trồng thuỷ hải sản

Chức năng nuôi trồng thuỷ hải sản là đặc thù của CQ ven biển Quảng Ngãi. Chúng hình thành trên vùng đồng bằng trũng thấp ven sông và ven biển, có độ dốc nhỏ 1- 2º, ngập nước thường xuyên, khá ổn định và thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Các khoanh vi này phân bố rải rác trên nhiều loại CQ. Tiềm năng lớn nhất vẫn thuộc về các CQ ngập nước cửa sông - ven biển, các đầm phá gần cửa sông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 95 - 99)