0
Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Thực trạng phát triển KTXH và khai thác tài nguyên ở địa phương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 46 -51 )

thác tài nguyên ở địa phương - Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH;

định hướng phát triển các ngành NHU CẦU THỰC TIỄN

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

ĐGCQ cho phát triển cây cao su ĐGCQ cho

du lịch

ĐGCQ cho

lâm nghiệp nông nghiệpĐGCQ cho

Kết quả ĐGCQ cho phát triển cây cao su Phân tích tổng hợp phát triển các ngành kinh tế

Bản đồ ĐGCQ

phát triển du lịch Bản đồ ĐGCQ phát triển lâm nghiệp Bản đồ ĐGCQ phát triển nông nghiệp phát triển cao suBản đồ ĐGCQ Hệ thống phân loại và chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp phân

vị cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu Phân tích yếu tố thành tạo cảnh quan Các hợp phần tự nhiên và các quá trình tự nhiên Các hoạt động KT-XH và khai thác tài nguyên

Thành lập bản đồ cảnh quan BĐCQ tỉnh

Quảng Ngãi BĐCQ huyệnBình Sơn Phân tích cảnh quan Phân tích cấu trúc Phân tích chức năng Phân tích động lực Bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất

tỉnh Quảng Ngãi Định hướng sử dụng một số loại tài nguyên theo các đơn vị cảnh quan và bố trí hợp lí không gian phát triển

các ngành sản xuất

Một số định hướng bảo vệ môi trường

Bản đồ kiến nghị không gian ưu tiên phát triển cây cao su huyện Bình Sơn

(tỉnh Quảng Ngãi) Định hướng phân bố và mở

rộng diện tích cây cao su huyện Bình Sơn Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở dữ liệu 1. Công tác chuẩn bị

1.4.2. Hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan

1.4.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu

Để xây dựng hệ thống phân loại CQ cho lãnh thổ nghiên cứu, luận án kế thừa hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), tham khảo các hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước; Đồng thời, căn cứ vào kết quả phân tích vai trò các nhân tố thành tạo CQ; đặc điểm phân hóa tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi và tỉ lệ bản đồ CQ được thành lập. Luận án xây dựng hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu gồm 8 cấp có thứ tự như sau:

Hình 1.2. Hệ thống các cấp phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu

Đối với tỉnh Quảng Ngãi - một lãnh thổ không lớn, luận án đặt cấp kiểu CQ trên cấp lớp CQ. Ở đây, luận án lấy chỉ tiêu phân chia cấp kiểu CQ theo chế độ nhiệt - ẩm, cấp lớp CQ theo đặc điểm phát sinh hình thái đại địa hình. Sự phân hóa thiên nhiên Quảng Ngãi chịu sự chi phối mạnh mẽ của đai cao nhưng tất cả các đai cao đó đều nằm trong cùng một chế độ nhiệt - ẩm. Tính chất nhiệt đới nóng ẩm và phân hóa theo mùa bao trùm lên thiên nhiên Quảng Ngãi, quyết định sự hình thành một kiểu thảm thực vật (theo nguồn gốc phát sinh) và cũng chính là một kiểu CQ. Như đã phân tích ở mục 1.1.1.2 (hệ thống phân vị CQ của các tác giả nước ngoài), khi xây dựng hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu, luận án dựa theo cách phân loại CQ của A.G.Ixatrenco (1961, 1991) - đặt cấp kiểu CQ lên trên cấp lớp CQ. Chỉ tiêu chuẩn đoán của từng cấp phân loại cụ thể như sau (bảng 1.2):

Bảng 1.2: Chỉ tiêu các cấp phân loại cảnh quan áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu

T

T Cấp phânloại Chỉ tiêu

1 Hệ CQ hợp với hệ thống hoàn lưu cỡ châu lục.Nền bức xạ, năng lượng bức xạ Mặt trời quyết định chế độ nhiệt - ẩm theo đới, kết2 Phụ hệ CQ thổ.Tương tác giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa, phân bố lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh 2 Phụ hệ CQ thổ.Tương tác giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa, phân bố lại chế độ nhiệt - ẩm của lãnh 3 Kiểu CQ Kiểu thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh.

4 Lớp CQ tự nhiên.Đặc điểm phát sinh hình thái đại địa hình, thể hiện quy luật phân hoá phi địa đới của

Dạng cảnh quan Phụ lớp cảnh quan Loại cảnh quan Hạng cảnh quan Lớp cảnh quan Hệ cảnh quan Phụ hệ

5 Phụ lớp CQ hình, thể hiện qua sự phân hoá đai cao.Được phân chia trong phạm vi cấp lớp, dựa vào đặc trưng trắc lượng hình thái địa6 Hạng CQ Các kiểu địa hình phát sinh với các đặc trưng động lực hiện đại. 6 Hạng CQ Các kiểu địa hình phát sinh với các đặc trưng động lực hiện đại.

7 Loại CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa nhóm quần xã thực vật hiện tại và loại đất.8 Dạng CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa quần xã thực vật hiện tại với tổ hợp đất. 8 Dạng CQ Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa quần xã thực vật hiện tại với tổ hợp đất.

1.4.2.2. Bản đồ cảnh quan

Quan niệm chung về bản đồ cảnh quan. Mỗi đơn vị CQ là một hợp phần

của vỏ Trái đất. Kết quả NCCQ được thể hiện lên bản đồ. Theo Phạm Hoàng Hải: “Bản đồ CQ là một bản đồ tổng hợp, phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các hợp phần riêng lẻ của tự nhiên” [25, tr.59]. Đối với Quảng Ngãi, bản đồ CQ không chỉ phản ánh đặc điểm tự nhiên, mối quan hệ giữa các hợp phần mà còn thể hiện quy luật phân hóa CQ, tiềm năng và đặc điểm một số loại tài nguyên ở từng loại CQ của tỉnh.

Bản đồ CQ được xây dựng ở nhiều tỉ lệ. Mỗi tỉ lệ có cấp cơ sở khác nhau. Khi xây dựng bản đồ CQ tỉnh Quảng Ngãi ở tỉ lệ 1: 100.000, luận án chọn đơn vị cơ sở là cấp loại CQ. Tuy nhiên, khi đánh giá một đối tượng cây trồng cụ thể trên phạm vi nhỏ (cấp huyện), cấp loại CQ chưa phản ánh chi tiết đặc điểm phân hóa của tự nhiên. Vì vậy, để thuận lợi trong việc ĐGCQ cho phát triển cây cao su, từ bản đồ CQ toàn tỉnh (tỉ lệ 1: 100.000), luận án tiếp tục thành lập bản đồ CQ huyện Bình Sơn, ở tỉ lệ là 1: 50.000, với đơn vị cơ sở là dạng CQ.

Ý nghĩa sử dụng bản đồ CQ ở lãnh thổ nghiên cứu. Bản đồ CQ tỉ lệ

1:100.000 phản ánh quy luật phân hóa CQ tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi ở cấp loại CQ, là cơ sở cho ĐGCQ đề xuất định hướng bố trí hợp lí không gian phát triển các ngành sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch). Bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000, mặc dù thể hiện diện tích nhỏ nhưng chi tiết hơn cho một huyện (huyện Bình Sơn) đến cấp dạng CQ, là cơ sở cho ĐGCQ đề xuất không gian phát triển cho một loại hình cụ thể - trồng cây cao su. Vì vậy, mỗi bản đồ CQ có ý nghĩa thiết thực đối với lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng của đề tài.

Quy trình thành lập bản đồ CQ cho lãnh thổ nghiên cứu. Các lớp bản đồ

thành phần được biên tập lại, khái quát hóa theo yêu cầu của đề tài và đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc thành lập bản đồ. Sau khi biên tập, thành lập các bản đồ thành phần, luận án đã tích hợp các lớp thông tin để thành lập bản đồ CQ. Quá trình thành lập bản đồ CQ được NCS thực hiện theo sơ đồ sau (hình 1.3).

Từ kết quả bản đồ CQ toàn tỉnh ở tỉ lệ 1: 100.000, NCS xác định các loại CQ thuộc huyện Bình Sơn, trên từng khoanh vi của mỗi loại CQ ở Bình Sơn, tiếp tục phân chia thành các dạng CQ theo các chỉ tiêu chuẩn đoán của cấp dạng CQ để xây dựng bản đồ CQ huyện Bình Sơn. Đối với bản đồ CQ huyện Bình Sơn, ranh giới khoanh vi các cấp lớn hơn không thay đổi so với bản đồ CQ toàn tỉnh. Bản đồ CQ huyện Bình Sơn phản ánh chi tiết hơn sự phân hóa đơn vị CQ dưới cấp loại.

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu

Sau khi thành lập các bản đồ CQ cho lãnh thổ nghiên cứu, luận án đã phân tích cấu trúc CQ, chức năng, động lực CQ; xác định quy luật phân hoá CQ ở Quảng Ngãi và đặc điểm CQ huyện Bình Sơn. Kết quả này là cơ sở cho luận án tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.

1.4.3. Nội dung nghiên cứu và phân tích cảnh quan

NCCQ chính là nghiên cứu các hợp phần tự nhiên thành tạo nên CQ và mối quan hệ tác động tương hỗ giữa chúng trong CQ. Đó là nghiên cứu và phân tích cấu trúc CQ, chức năng CQ và động lực biến đổi CQ.

+ Cấu trúc CQ, gồm cấu trúc đứngcấu trúc ngang. Đơn vị CQ dù ở cấp nào cũng được cấu tạo bởi các thành phần tự nhiên có quan hệ mật thiết với nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật... NCCQ cần chỉ ra đặc điểm các hợp phần và mối quan hệ giữa chúng trong cấu trúc CQ. Cùng với sự phân hóa các hợp phần trong cấu trúc đứng, còn có sự phân hoá phức tạp theo cấu trúc ngang, giữa các đơn vị luôn có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau từ cao xuống cấp thấp (từ cấp kiểu CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ, đến loại CQ và các dạng CQ).

Bản đồ phân loại cảnh quan tỉ lệ 1: 100.000 phân loại

khí hậu

Độ cao

Địa hình Đất Số liệu khí hậu thuỷ vănSố liệu thảm thực vậtHiện trạng

Kiểu địa hình Loại đất Tài nguyên nước Lớp phủ thực vật

Độ dốc

Độ dày tầng đất

Bản đồ phân loại cảnh quan tỉ lệ 1: 50.000

Thành phần

Phân hóa cấu trúc CQ liên quan đến quy luật biến đổi, phát triển các đơn vị CQ trong toàn hệ thống CQ trên lãnh thổ. Đây là cơ sở để xác định chức năng đặc trưng của CQ phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau.

+ Chức năng CQ được hiểu theo hai nghĩa. Một là, quá trình nội tại trong CQ (tức là khả năng, tiềm năng tự nhiên của CQ); hai là, các lợi ích con người thu được từ các thuộc tính và quá trình của CQ. Theo nghĩa thứ hai, chức năng CQ được hiểu là “khả năng của một CQ cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho xã hội”. Vậy nên, mỗi đơn vị CQ có chức năng tự nhiên nhất định (như điều tiết dòng chảy, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái…) Các chức năng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của con người: phòng hộ BVMT, phục hồi và bảo tồn, sản xuất lương thực thực phẩm, nuôi trồng thủy sản... NCCQ cần phát hiện được các chức năng đó để đưa ra phương án khai thác, SDHL tài nguyên.

+ Động lực CQ, thể hiện sự biến đổi theo thời gian của CQ mà không phụ

thuộc vào sự thay đổi cấu trúc của chúng. Động lực biến đổi CQ phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố có tính chất quyết định nhất đến biến đổi CQ là các quá trình tự nhiên và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Ở Quảng Ngãi, đặc trưng bao trùm lên sự phân hóa theo đai cao, là nhịp điệu mùa của thiên nhiên trên toàn lãnh thổ. Đồng thời, còn có những biến đổi theo chu kì ngày đêm, chịu sự chi phối trực tiếp của sóng và thủy triều vùng cửa sông - ven biển.

1.5. Phương pháp luận đánh giá cảnh quan

Quá trình ĐGCQ được NCS thực hiện qua nhiều bước: xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ đánh giá; nguyên tắc đánh giá và các bước tiến hành đánh giá.

1.5.1. Đối tượng đánh giá cảnh quan

Đối tượng ĐGCQ là đơn vị CQ ở các cấp phân loại khác nhau. Khi ĐGCQ cho phát triển các ngành sản xuất toàn tỉnh, ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000, đối tượng đánh giá là loại CQ. Còn ĐGCQ cho phát triển cây cao su ở huyện Bình Sơn theo bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000, đối tượng đánh giá là dạng CQ.

NCS lựa chọn cây cao su huyện Bình Sơn làm đối tượng đánh giá. Vì cao su được trồng ở Quảng Ngãi - tập trung chủ yếu ở Bình Sơn, bước đầu cho thu hoạch và đem lại hiệu quả cao. Hiện nay, tỉnh có nhu cầu trồng và mở rộng diện tích loại cây này, nhưng chưa xác định rõ vị trí phân bố ở đâu là thích hợp nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.5.2. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc đánh giá cảnh quan

- Mục đích ĐGCQ của luận án là nhằm xác định mức độ thuận lợi từng loại CQ toàn tỉnh Quảng Ngãi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và các dạng CQ huyện Bình Sơn cho phát triển cây cao su, làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị sử dụng tài nguyên hợp lí nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo MT sinh thái, hướng đến PTBV.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 46 -51 )

×