Một số định hướng bảo vệ môi trường theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 138 - 141)

- Căn cứ vào quy hoạch từng ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT XH của địa phương

3.3.3.Một số định hướng bảo vệ môi trường theo hướng bền vững

d. Không gian ưu tiên phát triển sản xuất muố

3.3.3.Một số định hướng bảo vệ môi trường theo hướng bền vững

Mục tiêu ưu tiên trong BVMT luận án hướng đến là BVMT nước, không khí, đất; BVMT ở KKT, KCN, khu đô thị, khu du lịch; BVMT các hệ sinh thái rừng (trong đất liền và ven biển), các hệ sinh thái cửa sông - ven biển. Từ kết quả phân tích cấu trúc, chức năng CQ, hiện trạng khai thác và sử dụng TNTN, cũng như đặt

thù tự nhiên lãnh thổ và các vấn đề MT hiện nay ở Quảng Ngãi [74], luận án kiến nghị một số định hướng BVMT.

Vì Quảng Ngãi là tỉnh giáp biển, địa hình đồi núi chiếm đến ¾ diện tích, nên ĐKTN chịu ảnh hưởng mạnh của các quá trình lục địa – đại dương, môi trường tự nhiên luôn bị biến động và rất nhạy cảm. Các hoạt động KT-XH, khai thác tài nguyên ở miền núi đều ảnh hưởng lớn đến đồng bằng, ven biển. Ngược lại, thiên tai đến từ biển và đại dương không chỉ ảnh hưởng đến MT vùng ven biển mà cả vùng núi, song môi trường tự nhiên bị biến đổi mạnh nhất là những vùng trũng thấp. Vì vậy, những kiến nghị BVMT được luận án đề xuất ưu tiên cho từng vùng lãnh thổ.

+ Vùng đồi núi: bảo vệ rừng, phục hồi rừng là yêu cầu cấp thiết để các CQ ở vùng đồi núi thực hiện chức năng tự nhiên của nó.

- Phục hồi rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhằm hạn chế trượt lở đất, sạt lở núi, lũ quét, điều tiết dòng chảy ở vùng núi, nhất là những CQ trảng cỏ, cây bụi (CQ số 5, 9, 13, 20, 30, 37, 43, 49, 54, 60, 63, 73). Trồng rừng nhằm hạn chế xói mòn, hoang mạc hóa trên vùng đồi (CQ số 95, 101, 107, 110, 113).

- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ đầu nguồn và phòng hộ sản xuất (CQ số 1, 2, 3, 4, 6, 7, 10, 11) và rừng trồng trên núi trung bình (CQ số 8, 12, 19) trên núi thấp (CQ số 29, 36, 42, 48, 53, 55, 58, 62, 68, 72).

- Chuyển đổi cây trồng hoặc thực hiện mô hình nông - lâm kết hợp trên đất dốc, ở các CQ hiện đang trồng cây hàng năm trên núi trung bình (CQ số 17) và trên núi thấp (CQ số 33, 40, 46, 52...).

- Đối với các CQ nương rẫy trên núi trung bình (CQ số 16, 22), trên núi thấp (CQ số 32, 39, 45, 51, 65, 74) cần hạn chế hình thức canh tác nương rẫy, chuyển sang trồng cây lâu năm, hoặc thực hiện nông - lâm kết hợp.

+ Vùng đồng bằng, cửa sông ven biển: môi trường tự nhiên biến đổi mạnh theo mùa: mùa mưa lũ bị ngập lụt, sạt lở cửa sông ven biển, bờ biển... Mùa khô bị thiếu nước, xâm nhập mặn. Tùy từng trường hợp mà có biện pháp cải tạo hợp lí:

- Một số CQ thuộc đồng bằng thấp ven sông bị sạt lở bờ mạnh, trồng rừng tre nứa ven sông hạn chế sạt lở bờ. Những CQ trên đất phù sa giáp cồn cát thường bị cát lấn vào nội đồng, vùi lấp, hiện đang trồng cây hàng năm, cần được chuyển sang trồng cây lâu năm hoặc trồng rừng (CQ số 134, 136...)

- Ven biển, hiện tượng cát bay, di chuyển cồn cát, vùi lấp cửa sông, sạt lở bờ biển... thường xuyên diễn ra. Vì vậy, ngoài các biện pháp công trình (xây dựng đê chắn sóng), cần bảo vệ rừng trồng trên cát, rừng phòng hộ ven biển (CQ số 121, 124), tích cực trồng rừng ngập mặn chắn sóng, chắn gió ở cửa sông, ven biển, trồng rau muống biển ở ven bờ, trồng phi lao cố định cồn cát, hạn chế cát bay lấn vào nội đồng (CQ số 122, 125)...

- Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên cửa sông – ven biển, không xây dựng công trình công nghiệp, khu dân cư ở nơi có rừng ngập mặn, bãi triều, đầm lầy ven biển.

Liên quan đến hoạt động tương tác hỗn hợp sông - biển thường dẫn đến xói lở - bồi tụ bờ biển ở cửa sông (điển hình ở cửa Lở - sông Vệ), mùa khô cửa sông bị cát bồi lấp, mùa mưa khả năng thoát lũ kém, gây ngập úng, đến khi nước lũ mạnh sẽ tự phá vỡ roi cát trước cửa sông. Quá trình bồi lấp – lưu thông cửa sông Vệ là quy luật tự nhiên mang tính chu kì hàng năm, mọi biện pháp nạo vét cửa sông, khai thông luồng lạch là không khả thi. Chỉ cần khơi thông rãnh nhỏ ở cửa sông vào đầu mùa lũ, để nước lũ tự mở rộng và thoát ra.

+ Vùng nông nghiệp và nông thôn: để hạn chế tác động của sản xuất nông nghiệp đến môi trường tự nhiên, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau:

- Thay thế hình thức sản xuất nông nghiệp du canh, nương rẫy ở các CQ vùng núi (CQ số 16, 22, 32, 39, 45, 51, 65, 74) sang hình thức định canh và áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp.

- Chuyển hình thức sản xuất nông nghiệp công nghiệp hóa sang hình thức sản xuất nông nghiệp sinh thái (phát huy tính chất “sống” của đất đai, cây trồng, vật nuôi)

- Tăng cường thâm canh nhưng cần quản lí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Mô hình nuôi tôm trên cát (một số khoanh vi thuộc CQ số 122, 125), tuy hiệu quả kinh tế khá cao nhưng để lại hậu quả khá nghiêm trọng cho MT và CQ khu vực nuôi, nên cần hạn chế và chuyển đổi mô hình sản xuất này.

+ Vùng công nghiệp, vùng du lịch và đô thị

- Trồng rừng trong khu công nghiệp, ven các đô thị, dọc theo tuyến giao thông. Quy hoạch KCN xa khu đô thị, khu dân cư. Cần có đánh giá tác động môi trường cho các công trình khi thực thi. Quy hoạch CQ đô thị, đảm bảo tỉ lệ diện tích cây xanh trong nội thị

- Xử lí chất thải, nước thải do sản xuất công nghiệp trước khi thải ra MT. Thu gom chất thải sinh hoạt ở các khu dân cư và địa điểm du lịch. Nâng cao ý thức BVMT cho người dân.

Để góp phần BVMT tỉnh, bên cạnh những định hướng trên, cần thực hiện các biện pháp: Đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện dự án; giám sát MT; nâng cao năng lực quản lí tài nguyên và MT; nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia BVMT, trồng rừng, SDHL và tiết kiệm tài nguyên…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 138 - 141)