Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 144 - 147)

- Căn cứ vào quy hoạch từng ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT XH của địa phương

3.4.4.Các giải pháp khác

d. Không gian ưu tiên phát triển sản xuất muố

3.4.4.Các giải pháp khác

Ngoài những giải pháp trên, để góp phần khai thác và SDHL tài nguyên, bố trí hợp lí không gian phát triển các ngành sản xuất, BVMT tỉnh Quảng Ngãi, có thể thực hiện các giải pháp và các chính sách xã hội như:

Thực hiện các biện pháp BVMT trên toàn tỉnh. Hiện trạng MT Quảng Ngãi đã có nhiều biểu hiện ô nhiễm. Qua phân tích cấu trúc CQ chúng ta thấy rằng khi một hợp phần của CQ này thay đổi sẽ làm thay đổi hợp phần khác và thay đổi CQ. Trong số đó, không khí, nguồn nước bị ô nhiễm có khả năng khuếch tán rất mạnh. Vì vậy, giải pháp là nghiêm cấm sả trực tiếp chất thải chưa xử lí ra MT, nhất là ra các sông suối.

Hiện trạng sạt lở đất dọc theo các tuyến giao thông (CQ số 29, 35, 36…), sạt lở cửa sông ven biển (CQ số 121, 124, 125), giải pháp là lập bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở, xây dựng công trình chống sạt lở, trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn sóng, gió. Hạn chế xâm nhập mặn bằng cách đắp đê ngăn mặn, trồng rừng phòng hộ bảo vệ cồn cát ven biển như đê tự nhiên để ngăn chặn xâm nhập mặn.

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua phân tích yếu tố nhân văn trong các lớp CQ cho thấy, cuộc sống của người dân, nhất là nhân dân miền núi, ven biển rất khó khăn. Nghèo đói, thất nghiệp, thiếu việc làm… là nguyên nhân suy thoái tài nguyên, bất ổn về kinh tế và xã hội. Vì vậy, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân luôn là giải pháp được quan tâm hàng đầu. Giải pháp cu thể: đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, ưu tiên cho các dự án phát triển nông nghiệp, hỗ trợ người dân trong việc áp dụng các mô hình sản xuất mới…

Xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị, phát triển giao thông vận tải, nhằm cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ nông sản kịp thời cho vùng chuyên canh. Xây dựng các tuyến đường đông - tây rút ngắn khoảng cách giữa đồng bằng - miền núi; giao lưu với các tỉnh xung quanh; Xây dựng hồ thủy lợi kết hợp với hồ thuỷ điện, phục vụ định canh, định cư cho vùng kinh tế mới, đảm bảo nguồn nước sản xuất, sinh hoạt ở miền núi và giảm bớt tình trạng ngập úng ở đồng bằng nhằm sử dụng tổng hợp nguồn nước.

Đào tạo nguồn nhân lực và thu hút vốn đầu tư góp phần phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế hộ gia đình. Khai thác các giá trị văn hóa bản địa, bản sắc dân tộc, truyền thống lịch sử cách mạng, phát huy giá trị văn hóa bản địa mỗi vùng miền phục vụ phát triển du lịch…

Để thực hiện được các định hướng trên, thiết nghĩ, phát huy lợi thế so sánh mỗi vùng theo từng đơn vị CQ cần bắt đầu từ việc hình thành vùng nguyên liệu tập trung (sắn, ngô, mía, cao su…) và phát triển rừng sản xuất, nhằm cung cấp nguyên cho các nhà máy chế biến; phát triển du lịch và các ngành kinh tế biển. Đây vừa là nhiệm vụ của từng vùng miền trong liên kết, hợp tác sản xuất, vừa phát huy thế mạnh vốn có ở mỗi nhóm loại CQ nhằm cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả phát triển KT-XH.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết quả ĐGCQ cho phát triển các ngành kinh tế chiến lược của tỉnh Quảng Ngãi ở cấp loại CQ trên bản đồ tỉ lệ 1: 100.000 đã chứng tỏ Quảng Ngãi có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế toàn diện. Ngành nông nghiệp có thế mạnh vượt trội, ngành lâm nghiệp có tiềm năng to lớn và ngành du lịch có lợi thế so sánh lớn nhất thuộc về du lịch biển.

Luận án đã tổng hợp kết quả ĐGCQ cho các ngành sản xuất kinh tế chiến lược và xác định rõ không gian ưu tiên phát triển cho từng loại hình sản xuất trên toàn tỉnh. Các đơn vị CQ thích hợp nhất cho phát triển lâm nghiệp phân bố trên vùng núi phía tây. Những loại CQ thích hợp nhất cho phát triển nông nghiệp phân bố ở đồng bằng và các thung lũng, trũng thấp giữa núi. Không gian thuận lợi cho tiến hành các hoạt động du lịch tập trung ở đồng bằng - ven biển. Khi các ngành kinh tế được bố trí hợp lí trên lãnh thổ sẽ tận dụng được các nguồn lợi tài nguyên trên từng đơn vị CQ phục vụ cho phát triển từng ngành, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại không mong muốn về mặt MT.

Luận án đề xuất định hướng không gian ưu tiên phát triển cho từng ngành kinh tế trên lãnh thổ Quảng Ngãi dựa vào kết quả ĐGCQ cấp loại ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000. Đồng thời, kiến nghị một số biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả hơn từng loại tài nguyên theo các đơn vị CQ và BVMT. Thông qua ĐGCQ cấp dạng cho phát triển cây cao su, luận án xác định được các mức độ thuận lợi của từng dạng CQ huyện Bình Sơn đối với cây cao su, vị trí phân bố cây cao su theo từng dạng CQ và kiến nghị mở rộng diện tích cao su lên 4.280 ha, đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích cao su hiện nay của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 144 - 147)