0
Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

TIỂU KẾT CHƯƠN G

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 56 -57 )

- Phân cấp thang điểm

TIỂU KẾT CHƯƠN G

1. Quá trình nghiên cứu lịch sử hình thành - phát triển CQH, các hướng nghiên cứu của KHCQ, các trường phái NCCQ trên Thế giới và những đóng góp của KHCQ trong giai đoạn hiện nay, luận án đã là làm sáng tỏ: NCCQ trên Thế giới được tiến hành từ rất sớm nhưng mãi đến những năm sau chiến tranh Thế giới thứ hai mới thực sự phát triển mạnh. Các hệ thống phân vùng và phân loại CQ ra đời đã chứng minh sự lớn mạnh của KHCQ. Nhờ sự hỗ trợ của các khoa học liên ngành, công nghệ thông tin, phương tiện nghiên cứu hiện đại (GIS, GPS, viễn thám…), các nhà CQH có thể tiến hành NCCQ trên quy mô lớn, trên các dạng địa hình phức tạp đạt kết quả chính xác cao; tăng tính khách quan, độ tin cậy cho kết quả NCCQ, ĐGCQ. Trong quá trình phát triển, NCCQ chuyển từ nghiên cứu hình thái cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực. Nhờ vậy, KHCQ đạt được những thành tựu to lớn và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực.

2. Luận án đã chứng minh NCCQ ở Việt Nam được ứng dụng nghiên cứu từ những chương trình lớn của đất nước: phân vùng CQ, phân vùng ĐLTN, phân vùng sinh thái… hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế lớn (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch), quy hoạch đô thị, bảo tồn thiên nhiên… đến quy mô nghiên cứu nhỏ hơn: ĐGCQ phục vụ phát triển một loại cây trồng, vật nuôi, trên diện tích nhỏ (làng, xã hoặc các huyện) ở tỉ lệ bản đồ lớn. Các mô hình xóa đói giảm nghèo, mô hình kinh tế sinh thái nông hộ... đều được đề xuất trên cơ sở NCCQ, ĐGCQ. NCCQ nước ta ngày càng có nhiều người tham gia, ngày càng được triển khai rộng khắp mọi miền đất nước: vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Sapa, vùng gò đồi trung du, vùng đồng bằng, hay vùng cửa sông ven biển…

3. Quá trình tổng quan NCS nhận thấy NCCQ, ĐGCQ tuy được ứng dụng rộng rãi nhưng quan niệm, cách thức tiến hành NCCQ, ĐGCQ chưa thống nhất. Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam hiện tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về CQ, nhiều hệ thống phân loại, nhiều phương pháp đánh giá… Quá trình nghiên cứu và tổng quan lí luận NCCQ giúp NCS lựa chọn cơ sở khoa học để vận dụng lí luận chung vào nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ngãi, nhằm xác định quy luật phân hóa CQ, cấu trúc CQ Quảng Ngãi, đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN cho phát triển các ngành kinh tế của tỉnh ở bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000 và vận dụng lí luận ĐGCQ cấp dạng cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000 phục vụ cho việc đề xuất định hướng SDHL tài nguyên, BVMT lãnh thổ Quảng Ngãi.

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên là: 5.152,67 km² (bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước), gồm 14 đơn vị hành chính. Vùng đồng bằng gồm 6 huyện và 1 thành phố (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và TP.Quảng Ngãi), miền núi có 6 huyện (Trà Bồng, Sơn Hà, Tây Sơn, Tây Trà, Minh Long, Ba Tơ) và 1 huyện đảo Lí Sơn. Quảng Ngãi nằm ở nơi chuyển tiếp từ Đông Trường Sơn xuống biển Đông. ĐKTN phân hoá khá đa dạng và phức tạp, CQTN thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Tính chất này là kết quả tác động tổng hợp của các hợp phần tự nhiên thành tạo CQ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 56 -57 )

×