Tầng dày đất ≥ 100cm 50 –100 cm ≤ 50cm 10Thành phần cơ giớinặng trung bìnhnhẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 127 - 128)

- Mức độ ảnh hưởng của gió tây khô nóng Là một tỉnh ven biển vùng Nam

9Tầng dày đất ≥ 100cm 50 –100 cm ≤ 50cm 10Thành phần cơ giớinặng trung bìnhnhẹ

3.2.3. Kết quả đánh giá

Đơn vị cơ sở được lựa chọn để tiến hành đánh giá là dạng CQ. Việc đánh giá cho cây cao su huyện Bình Sơn chỉ tiến hành trên những dạng CQ có khả năng phát triển nông nghiệp. Những dạng CQ chứa đựng yếu tố giới hạn đối với ngành nông nghiệp đều không thích hợp cho cao su, đó là dạng CQ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Những dạng CQ chứa đựng yếu tố giới hạn đối với cây cao su, đều được xếp vào mức không thích nghi (cao trên 700m, nhiệt độ trung bình năm < 20ºC, lượng mưa trên 3000mm/n, số tháng khô < 2 tháng và > 7 tháng, và những CQ trên đất phù sa, trên đất mặn, đất xám bạc màu, đất xám glay, trên đất cát). Đồng bằng thấp ven sông là những vùng thường xuyên ngập nước, không thích hợp cho trồng cao su… Sau khi đã xác định những dạng CQ chứa đựng yếu tố giới hạn đối với cây cao su và xếp vào mức không thuận lợi, NCS đánh giá cho 59 dạng CQ. Kết quả đánh giá như sau (Phụ lục 3. Bảng 6): Điểm cao nhất là Smax = 3,2 điểm (dạng CQ số 75), điểm thấp nhất là Smin = 2,3 điểm. Khoảng cách điểm giữa các mức độ là 0,3 điểm:

Bảng 3.14. Khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận lợi đối với cây cao su

Bậc Mức độ thuận lợi Khoảng điểm

S1 Rất thuận lợi 2,9 – 3,2

S2 Thuận lợi 2,6 – 2,8

S3 Ít thuận lợi 2,3 – 2,5

Các dạng CQ có mức độ thích hợp khác nhau đối với cây cao su và được phân cấp như sau (bảng 3.15):

Bảng 3.15. Phân hạng mức độ thuận lợi của các dạng CQ đối với cây cao su

Mức độ Rất thuận lợi (S1) Thuận lợi trung bình (S2) Ít thuận lợi (S3)

Số dạng CQ 31, 43, 47, 49, 50, 62, 65, 67, 68, 70, 71, 72, 73, 75, 76, 77, 78, 89 16, 18, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 29, 32, 33, 39, 40, 41, 42, 44, 45, 46, 48, 51, 52, 55, 57, 59, 63, 69, 74, 79, 80, 88, 90. 17, 19, 22, 27, 53, 54, 56, 58, 60, 64

Như vậy, có 18 dạng CQ thích hợp nhất đối với cây cao su, tổng diện tích là 6.861,2 ha (chiếm 18,2% diện tích huyện), tập trung nhiều ở huyện Bình An, Bình Nguyên, Bình Minh, Bình Hải, Bình Trị, Bình Châu; ở mức độ thuận lợi trung bình là 30 dạng CQ, rộng 8316,9 ha (chiếm 22,4%), tập trung ở xã Bình Phú, Bình

Khương, Bình An. Còn lại 10 dạng CQ ở mức độ ít thuận lợi (chiếm 14,05%). Kết quả đánh giá trên chứng tỏ Bình Sơn có tiềm năng lớn cho mở rộng diện tích cao su; Tuy mức độ thuận lợi của ĐKTN ở Bình Sơn không đạt mức tối ưu như ở các tỉnh Đông Nam Bộ, nhưng nhìn chung thiên nhiên Bình Sơn thích hợp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Cây cao su được trồng ở đây đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn bất kì loại cây trồng nào khác: góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân. Giá trị kinh tế của cây cao su trên đất Bình Sơn ngày càng được khẳng định. Việc xác định những dạng CQ thích hợp đối với cây cao su có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với yêu cầu cấp thiết của địa phương.

3.3. Định hướng khai thác, sử dụng hợp lí một số loạitài nguyên theo các đơn vị cảnh quan và bảo vệ môi trường tài nguyên theo các đơn vị cảnh quan và bảo vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu

3.3.1. Cơ sở đề xuất định hướng

3.3.1.1. Quan điểm trong định hướng

Khai thác và SDHL tài nguyên cho phát triển KT-XH bền vững là nhiệm vụ cấp thiết nhằm đảm bảo nhu cầu và lợi ích hiện tại và tương lai. Vậy nên, việc đề xuất định hướng bố trí phát triển các ngành kinh tế mang tính chiến lược của tỉnh được dựa trên các quan điểm hệ thống - tổng hợp; quan điểm phát triển bền vững

(đã trình ở phần mở đầu). Ngoài ra, còn dựa vào một số quan điểm sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 127 - 128)