Kết quả NCCQ và ĐGCQ ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch; kiến trúc đô thị, sử dụng đất, quản lí và SDHL tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã, [118]… Tùy thuộc đặc thù từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, trên thế giới NCCQ và ĐGCQ còn được ứng dụng trong các lĩnh vực: phân phối lại vùng sinh thái, lập bản đồ biến động, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (ở Bắc Mỹ) [118], [124]; nghiên cứu sự tiến hóa của CQ và sinh vật rừng mưa nhiệt đới (ở Nam Mỹ), giảm thiểu suy thoái tài nguyên, biến đổi khí hậu và tài nguyên nước, sự mở rộng của CQ hoang mạc (ở châu Phi) [122], bảo tồn di truyền học, quản lí tài nguyên, khai thác đồng cỏ chăn nuôi, phục hồi lợi ích cộng đồng, bảo tồn di sản văn hoá công nghiệp… (ở Australia) [118], [122], bảo tồn CQ văn hóa, bảo tồn CQ nông thôn truyền thống (ở Nhật Bản và châu Á) [112], [117], quy hoạch nông nghiệp, thay đổi mùa vụ và hoạt động sản xuất… [122], [126] và các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật, triết học, hay các
chương trình nghị sự quan trọng khác [113], hướng đến PTBV của CQ đa chức năng
[119]. Do nhu cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội và đô thị hóa, CQH hỗ trợ việc thiết kế CQ và quy hoạch đô thị. Vì vậy, khái niệm CQ là “phong cảnh” ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với lĩnh vực ứng dụng CQ đô thị và kiến trúc CQ.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Khái quát các hướng nghiên cứu của cảnh quan học nước ta
Nghiên cứu ĐLTN tổng hợp ở nước ta xuất hiện khá sớm, nhưng CQH phát triển muộn hơn. Lí luận CQH nước ta về cơ bản theo trường phái Nga (Xô Viết cũ). Các nhà CQH Việt Nam đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Mỗi giai đoạn phát triển, các công trình có tên gọi khác nhau: phân vùng ĐLTN, phân vùng CQ, CQ địa lí, đặc điểm CQ, CQ sinh thái, nghiên cứu đa dạng CQ, ĐGCQ, phân tích CQ, phân vùng CQ, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN…
Thời kì Pháp thuộc (trước năm 1954), các công trình viết về CQ của các tác giả trong nước còn hạn chế. Chủ yếu là những công trình nghiên cứu trên quy mô toàn quốc và bán đảo Đông Dương thuộc Pháp nhằm phục vụ mục tiêu quân sự và khai thác tài nguyên của Pháp ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam).
Thời kì 1954 – 1975, với sự hỗ trợ của các nhà địa lí Xô Viết, nhiều công trình phân vùng ĐLTN tổng hợp được ra đời. Đầu tiên là “Việt Nam”của T.N. Scheglova (1957). Sau đó là “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam” của V.M. Fridlan (1961) [21]. Tiếp theo công trình của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (năm 1963) Tổ phân vùng ĐLTN thuộc Uỷ ban khoa học Nhà Nước cũng tiến hành phân vùng ĐLTN lãnh thổ Việt Nam (năm 1970). Các công trình trên đã đưa ra những hệ thống phân vùng ĐLTN khác nhau [26], [88].
Khi đất nước thống nhất, NCCQ theo hướng phân vùng vẫn được tiếp tục. Mang tính chất lí thuyết CQ ứng dụng có “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam” (1976) của Vũ Tự Lập [55]. Cùng nội dung, Vũ Tự Lập còn có công trình “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch lãnh thổ” (1982). Theo hướng này phải kể đến “Thiên nhiên Việt Nam” (1977) [76] của Lê Bá Thảo. Ông phân tích đặc trưng, tiềm năng tự nhiên quan trọng nhất của mỗi vùng. Ông nhấn mạnh rằng “Đi đôi với việc khai thác thế mạnh, một vấn đề khác cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước ta là vấn đề bảo vệ các tài nguyên tự nhiên và cải thiện MT sống”. Cùng với phân tích
ĐKTN từng vùng, ông đưa ra định hướng SDHL tài nguyên. Quan điểm phân vùng lãnh thổ kinh tế trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp ĐKTN, TNTN tiếp tục được tác giả đề cập chi tiết trong công trình “Việt Nam – lãnh thổ và các vùng địa lí”(2000)
[77].
Đóng góp to lớn vào lĩnh vực này phải kể đến các công trình của tập thể tác giả Viện Địa lí (Viện KH & CN Việt Nam), các nhà NCCQ của khoa Địa lí trường Đại học KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội). Song song với hai trung tâm nghiên cứu lớn trên, còn có khoa Địa lí - Đại học Sư phạm Hà Nội và khoa Địa lí - Đại học Huế.
Thập niên 80 của thế kỉ XX là giai đoạn CQH nước ta có nhiều bước tiến mới. Cùng với hướng NCCQ tổng hợp là hướng tiếp cận liên ngành. Nổi bật như hướng tiếp cận sinh thái, phải kể đến điều tra tổng hợp lãnh thổ phục vụ lập vùng chuyên canh cây cà phê Đăklăk (1985) dưới sự chủ trì của nhà địa lí học Phạm Quang Anh, hay “Tiếp cận sinh thái trong NCCQ nhiệt đới, gió mùa Việt Nam” của Phạm Hoàng Hải (1992) [36], “NCCQ sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lí lãnh thổ và BVMT” (1993) của Nguyễn Thượng Hùng và các cán bộ Viện Địa lí - Viện KHCN Việt Nam thực hiện [42].
Theo hướng nghiên cứu cơ bản có “Cơ sở CQ học của việc sử dụng hợp lí TNTN, BVMT lãnh thổ Việt Nam” (1997) của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh [25], [129]. Cùng với ĐGCQ là đánh giá tổng hợp ĐKTN và phân hạng thích nghi sinh thái cho một loại hình sử dụng vùng đồi núi tại các địa phương: Nguyễn Văn Vinh (1996) [105], Hà Văn Hành (2002) [33]; Lê Năm, (2004) [65]... Không chỉ dừng lại ở đánh giá mức độ thích hợp (thuận lợi) của ĐKTN đối với hoạt động sản xuất, mà đi vào đánh giá kinh tế sinh thái CQ. Tiêu biểu như “Đánh giá CQ theo hướng tiếp cận sinh thái” của Nguyễn Cao Huần (2005) [38].
Các nhà CQH nước ta đã gắn kết giữa NCCQ cơ bản và CQ ứng dụng, NCCQ và ĐGCQ, đánh giá thích nghi sinh thái và đánh giá kinh tế sinh thái (kế thừa quan điểm đánh giá đất đai của FAO, 1976). Nhiều nghiên cứu chi tiết trên lãnh thổ nhỏ như vùng đệm các khu bảo tồn, đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện [32],[39], đến phạm vi lớn hơn như dải ven biển [27], [43], vùng gò đồi [65], [105], [106] [107]...
Nghiên cứu ĐKTN phục vụ phát triển tổng hợp KT-XH và SDHL lãnh thổ dải ven biển được tiến hành từ lâu. Tiêu biểu như công trình của: Nguyễn Thượng Hùng (1995); Phạm Hoàng Hải (1999; 2003, 2010); Phạm Thế Vĩnh (2004); Đỗ Hoài Nam và nnk (2005) [64]; Phạm Quang Tuấn, Trần Văn Trường (2006); Lại
Vĩnh Cẩm (2008),[10]... Vùng ven bờ, đảo, quần đảo ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng vào phát triển du lịch trên biển đảo, nghề cá, tiềm năng khai thác thuỷ sản... Đặc biệt, Nhà nước có một số chương trình nghiên cứu biển đảo (1999, 2004, 2010) với sự tham gia của các nhà địa lí học và các nhà CQH: [1], [24], [27], [34], [43], [64], [107].
1.1.2.2. Phân tích các kết quả nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án
- Hệ thống phân vị cảnh quan
Cũng như các công trình nghiên cứu trên thế giới, các nhà CQH nước ta đã xây dựng hệ thống phân loại CQ để thành lập bản đồ CQ phục vụ nghiên cứu và đánh giá CQ. Điển hình như hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập (1976) trong “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam”(1976) [55]. Gồm 16 cấp, cấp lớn nhất là “địa lí quyển”, cấp nhỏ nhất là “điểm địa lí”. Mỗi đơn vị đều có chỉ tiêu xác định, rất thuận lợi trong phân vùng ở mọi tỉ lệ trên mọi quy mô lãnh thổ. Tuy nhiên, các cấp phân vị được xây dựng theo quan điểm đơn vị CQ là cá thể, không lặp lại trong không gian. Hệ thống này có những đơn vị bắt buộc với chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa cho cấp phân vị tiếp theo. Vì thế, không thể áp dụng cho bản đồ phân kiểu CQ, không thể nhóm hợp các đơn vị CQ cùng kiểu loại (với cùng biện pháp khai thác sử dụng). Đồng thời, Vũ Tự Lập cũng đưa ra hệ thống phân loại gồm 8 cấp: Hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ
nhóm kiểu phụ kiểu loại phụ loại CQ .
Hệ thống phân loại của Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp (Viện KHCN Việt Nam) áp dụng xây dựng bản đồ CQ Việt Nam, tỉ lệ 1: 2.000.000 (1983) gồm 7 cấp, dựa trên hệ thống phân loại của V.A.Nhicolaev (1979): Khối CQ hệ CQ phụ hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ nhóm CQ
kiểu CQ. Cấp kiểu CQ là cấp cơ sở [4]. Hệ thống này có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn to lớn. Định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên ở những lãnh thổ cùng kiểu là gần giống nhau, mặc dù chúng phân bố xa nhau.
Cũng dựa trên hệ thống phân loại của V.A. Nhicolaev (1979) và quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu, Trương Quang Hải (1991) đã xây dựng hệ thống phân loại CQ gồm 5 cấp: Hệ CQ lớp CQ nhóm CQ kiểu CQ loại CQ áp dụng cho xây dựng bản đồ CQ miền Nam Việt Nam, tỉ lệ 1: 1.000.000.
Quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu loại được các nhà khoa học Viện Địa lí (Viện KHCN Việt Nam) và Khoa Địa lí (ĐH Quốc gia Hà Nội) áp dụng để xây dựng bản đồ CQ ở các tỉ lệ [59], các công trình được tiếnhành trên quy mô lớn
[25], [49] cả nước hoặc cấp vùng: chương trình Tây Bắc, chương trình Nam Bộ, chương trình Tây Nguyên... đều có sự lồng ghép giữa phân loại CQ, thành lập bản đồ CQ và ĐGCQ. Khi “Nghiên cứu xây dựng bản đồCQ các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam” (1993) Nguyễn Thành Long và các tác giả Viện Địa lí đưa ra hệ thống phân loại áp dụng cho xây dựng bản đồ CQ Việt Nam ở nhiều tỉ lệ. Ứng với các mục đích nghiên cứu và phạm vi lãnh thổ, số lượng các cấp phân vị là khác nhau [59].
Cũng bàn về hệ thống phân vị, chỉ tiêu phân loại, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) xây dựng hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ cả nước ở tỉ lệ bản đồ 1:1.000.000 gồm 7 cấp: Hệ CQ phụ hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ kiểu CQ phụ kiểu CQ loại (nhóm loại) CQ
[25]. Song song với xây dựng hệ thống phân loại CQTN, việc xây dựng hệ thống phân loại CQ nhân sinh. Đồng thời, có nhiều nghiên cứu về tác động của con người đối với CQ như Nguyễn Ngọc Khánh (1992); Phạm Quang Anh, (1995) [4], hay những công trình NCCQ nhân sinh của Nguyễn Cao Huần và Trần Anh Tuấn (2000); Nguyễn Đăng Hội (2003) .
Cũng như các hệ thống phân loại của các tác giả trên thế giới, các hệ thống của các tác giả trong nước cũng có số lượng cấp phân loại không giống nhau; thứ tự các cấp phân loại không đồng nhất. Lãnh thổ càng nhỏ, sự phân loại càng chi tiết.