Hệ phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 44)

- Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan

1.3.2. Hệ phương pháp nghiên cứu

Quá trình thực hiện luận án, NCS áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại của Địa lí học, cả định tính và bán định lượng:

NCCQ và ĐGCQ cần xem xét tổng hợp nhiều yếu tố. Phương pháp này được vận dụng từ khi tổng hợp và phân nhóm tài liệu tham khảo đến phân tích vai trò các nhân tố thành tạo CQ; chuẩn hoá và tích hợp các bản đồ hợp phần để thành lập bản đồ CQ; phân tích các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá và xác định trọng số từng chỉ tiêu đánh giá cho các ngành sản xuất. Cùng với quan điểm hệ thống – tổng hợp, phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống giúp NCS chỉ ra được ngành sản xuất nào là tối ưu nhất và cần được ưu tiên phát triển theo các đơn vị CQ (sau khi đã đánh giá mực độ thuận lợi của ĐKTN cho từng ngành sản xuất), cũng như đưa ra hệ thống định hướng khai thác và sử dụng các loại tài nguyên theo từng đơn vị CQ một cách toàn diện, tổng hợp và đồng bộ vì mục tiêu PTVB cho lãnh thổ nghiên cứu.

1.3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Mục đích khảo sát thực địa nhằm thu thập, hoàn chỉnh tài liệu, kiểm chứng kết quả nghiên cứu so với thực tiễn. Dựa trên các bản đồ hợp phần, NCS vạch ra các tuyến, điểm khảo sát cần được tiến hành. NCS thu thập tư liệu, chụp ảnh về các hợp phần thành tạo CQ, mức độ tác động của con người đến CQ, tình hình khai thác tài nguyên; các mô hình kinh tế (mô hình kinh tế - sinh thái nông hộ, mô hình sản xuất trên đất dốc, trên đất cát ven biển…) theo tuyến khảo sát và điểm chìa khoá.

Trong quá trình thực hiện luận án, NCS khảo sát thực địa theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2008 – 2010), tiến hành nhiều đợt, nhằm làm quen với địa bàn nghiên cứu và thu thập tài liệu tại các huyện trong tỉnh, ghi chép, chụp ảnh những CQ tiêu biểu tại: bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Khe Hai, Khu KT Dung Quất, Trà Xuân – Trà Bồng. Giai đoạn 2 (2011 – 06/2012), tiếp tục thu thập tài liệu, hình ảnh bổ sung cho luận án, gặp gỡ và trao đổi với các cán bộ địa phương, người dân ở những điểm khảo sát. Kiểm tra tính hợp lí của các bản đồ đã xây dựng. Đồng thời, cập nhật số liệu mới về các hoạt động KT-XH trên địa bàn nghiên cứu.

1.3.2.3. Phương pháp bản đồ, phân tích không gian bằng công cụ GIS

“Bản đồ là là trong nghiên cứu Địa lí” (Baranxki - Nhà Địa lí KT-XH và bản đồ học người Nga).Với tầm quan trọng của bản đồ, nên phương pháp bản đồ không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. NCS sử dụng các bản đồ hợp phần để vạch các tuyến khảo sát thực địa, thu thập thông tin phục vụ việc thành lập bản đồ CQ. Kế thừa kết quả nghiên cứu các bản đồ hợp phần đã có (bản đồ địa chất Quảng Ngãi, bản đồ địa hình, bản đồ phân loại đất Quảng Ngãi theo FAO – UNESCO; bản

đồ phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh…), NCS chuẩn hoá các dữ liệu không gian đó và đưa về hệ toạ độ chuẩn (VN 2000) bằng phần mềm mapInfor; tiến hành thành lập các bản đồ hợp phần: bản đồ địa mạo Quảng Ngãi, bản đồ phân loại khí hậu, bản đồ lớp phủ thực vật… Tích hợp bản đồ hợp phần để thành lập bản đồ CQ tỉnh Quảng Ngãi tỉ lệ 1: 100.000 và bản đồ CQ huyện Bình Sơn tỉ lệ 1: 50.000. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện trên các bản đồ: bản đồ ĐGCQ cho phát triển nông nghiệp; bản đồ ĐGCQ cho phát triển lâm nghiệp; bản đồ ĐGCQ cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi; bản đồ ĐGCQ cho phát triển cây cao su; bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển các ngành sản xuất tỉnh Quảng Ngãi và bản đồ kiến nghị không gian ưu tiên phát triển cây cao su huyện Bình Sơn.

1.3.2.4. Phương pháp chuyên gia và đánh giá nhanh nông thôn

Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã xin ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành ở Viện Địa lí (Viện KHCN Việt Nam), Trung tâm thông tin và tư vấn lâm nghiệp Việt Nam; các chuyên gia sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi; Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư Quảng Ngãi… bằng cách trao đổi trực tiếp, sử dụng phiếu lấy ý kiến chuyên gia. Nội dung cụ thể là: các quá trình địa mạo và cách thể hiện các đơn vị địa mạo trên bản đồ; sự phân hóa của sinh vật và thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tỉnh Quảng Ngãi; đặc điểm đất và cách nhóm gộp các loại đất để thành lập bản đồ CQ… Việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với hoạt động sản xuất, lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá, xác định trọng số cho từng chỉ tiêu cũng được NCS thông qua ý kiến các chuyên gia.

Khi khảo sát thực địa, NCS tiếp xúc và trao đổi với cán bộ quản lí, người dân địa phương ở các điểm khảo sát nhằm thu thập nhanh thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tình hình sản xuất, hoạt động KT-XH địa phương. Các thông tin được thu thập, chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung cho luận án.

1.3.2.5. Phương pháp đánh giá cảnh quan

Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành ĐGCQ đã được các nhà CQH xây dựng. Sau khi có kết quả NCCQ, NCS tiến hành các bước ĐGCQ tuần tự từ việc lựa chọn chỉ tiêu, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, thang điểm, xác định các nhân tỏ giới hạn; phương pháp tính điểm, phân chia mức độ thích hợp (thuận lợi)

của các đơn vị CQ với các loại hình sản xuất; nhóm gộp các cấp thuận lợi để thể hiện lên bản đồ… Nội dung cụ thể được trình bày trong mục 1.5.3.

Kết quả đánh giá được thể hiện qua các ma trận (phần phụ lục). Sau khi phân hạng mức độ thuận lợi các CQ cho từng loại hình sử dụng là bước phân tích tổng hợp để lựa chọn và xác định loại hình sử dụng (sản xuất) được ưu tiên nhất cho từng CQ, đề xuất định hướng SDHL tài nguyên và BVMT dựa trên kết quả đã tính toán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w