- Số thuế truy thu bình quân/đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế.
1 Thủ tục khai thuế theo Luật
4.1.2. Phương hướng
Quản lý thu thuế chính là công việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về việc chấp hành nghĩa vụ thuế Nhà nước của DN và công dân. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hỗ trợ, giúp đỡ NNT hiểu biết và thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế, thông qua thực tiễn để điều chỉnh những vấn đề bất hợp lý về chính sách thuế. Công tác quản lý thuế cần phải triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế để:
- Nhận diện được những thủ đoạn trốn thuế, lách thuế của ĐTNT để có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu chống thất thu ngân sách Nhà nước.
- Phát hiện những bất hợp lý về chính sách để đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn.
- Phải thấy được những vấn đề tồn tại trong cơ chế hành thu, bộ máy tổ chức thu thuế.
Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế :
Thứ nhất: Tăng cường cải cách hành chính, xây dựng cơ chế hành thu phù hợp với phương thức "Tự khai, tự tính, tự nộp thuế" của đối tượng nộp thuế. Tiếp tục cải cách, tổ chức, sắp xếp lại Bộ máy hành thu, nâng cao chất lượng cán bộ công chức để đảm bảo phù hợp với tiến trình cải cách hành chính thuế trong nền kinh tế thị trường hội nhập. Cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận để có thể giám sát lẫn nhau trong thực thi nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cá nhân trong việc xử lý, giải quyết công việc, có biện pháp khen thưởng, động viên kịp thời CBCC có thành tích và xử phạt nghiêm đối với CBCC vi phạm trong công tác quản lý thuế.
Thứ hai: Bên cạnh việc đề xuất Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật thuế, các Thông tư, quy trình quản lý thuế để có giải pháp quản lý thuế tốt hơn, Cục Thuế vận dụng linh hoạt các quy định của Nhà nước về quản lý thuế đồng thời thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế bằng những giải pháp đột phá, sáng tạo.