- Số thuế truy thu bình quân/đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế.
1 Thủ tục khai thuế theo Luật
4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy quản lý thuế và nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý của công chức Cục thuế
độ nghiệp vụ và năng lực quản lý của công chức Cục thuế
Trình độ về tổ chức bộ máy quản lý thuế và chất lượng đội ngũ cán bộ thuế là một trong những yếu tố quyết định sự vận dụng thành cơng hay thất bại của chính sách thuế. Do vậy việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế và nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức Cục thuế là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả trong quản lý thuế tại Cục thuế.
4.2.1.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế
Thứ nhất, thực hiện chủ trương cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý thuế của Cục thuế sẽ được thực
hiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả cao. Theo đó bộ máy quản lý thuế của Cục thuế cần được tổ chức theo hướng kết hợp mơ hình quản lý theo loại đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân) với mơ hình quản lý thuế theo chức năng như thanh tra, kiểm tra, xử lý cưỡng chế thuế, cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế và thu thuế và mơ hình quản lý theo sắc thuế như quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu có liên quan đến đất.
Với mơ hình này thì đối với quản lý thuế theo chức năng, Cục thuế có 2 phịng kiểm tra thì tổ chức 1 phịng kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế đối với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đặc thù như các DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngồi, DN ngồi quốc doanh có quy mơ lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, phức tạp.
Đồng thời, với các phịng quản lý chun mơn khác, bố trí giao nhiệm vụ quản lý chức năng đối với các DN nêu trên cho cơng chức có chun mơn nghiệp vụ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp để tăng cường nguồn lực cho công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Mạnh dạn ln phiên, ln chuyển vị trí cơng tác của CBCC làm ở các bộ phận thanh tra, kiểm tra nhằm tránh việc quan hệ lâu dài dẫn đến nể nang, dễ dãi, thậm chí thơng đồng với NNT nhằm lách thuế. Thời gian luân chuyển cho 1 vị trí là khơng quá 5 năm, do Cục trưởng Cục Thuế quyết định.
Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phải đầy đủ, rõ ràng, khơng chồng chéo, khơng bỏ sót, quy mơ của từng bộ phận cơ cấu phải hợp lý, tương xứng với khối lượng công việc được phân công và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn mới. Việc đánh giá khối lượng công việc phải rõ ràng, minh bạch, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cho phù hợp, theo hướng tăng cường công chức quản lý thuế, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, đơn đốc số thu cho NSNN, bố trí hợp lý cơng chức thực hiện chức năng gián tiếp trong quản lý thuế. Cụ thể phải áp dụng
triệt để quy chế “một cửa” theo quy định tại Quyết định số 78/2008/QĐ-BTC ngày của Bộ Tài Chính về quy chế một cửa, nhằm giúp cho NNT chỉ phải giao dịch với một nơi và việc xử lý hồ sơ thuế của NNT có sự giám sát của các bộ phận sẽ đảm bảo tránh ùn tắc hồ sơ, giảm phiền hà cho NNT; Chuyển giao phần chít mã vạch hồ sơ khai thuế về bộ phận “một cửa” để kịp thời phát hiện, giải quyết ngay những hồ sơ khai không đúng.
Thứ ba, Cục thuế cần tăng cường thêm bộ phận làm công tác cưỡng chế thuế để thực hiện việc cưỡng chế thu thuế đối với các đối tượng chây ỳ, cố tình dây dưa kéo dài nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước, thực thi các quyết định xử phạt các đối tượng nộp thuế, thực hiện việc thanh lý, phát mãi tài sản của những doanh nghiệp phá sản mà khơng cịn đủ khả năng trả được các khoản nợ thuế; Vì bộ phận quản lý nợ hiện nay vẫn chỉ thực hiện niệm vụ chính là đơn đốc nợ, chưa thực hiện được các biện pháp cưỡng chế nợ thuế một cách quyết liệt.
Thứ tư, Cục thuế cần thành lập phịng Pháp chế thuế, vì ngành thuế là cơ quan thực thi chính sách, pháp luật thuế, trong khi đó chính sách, pháp luật thuế thường xuyên thay đổi, công tác quản lý thuế có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chính sách pháp luật khác, mặt khác hiện nay nhiều phòng, bộ phận có chức năng tham mưu trình người có thẩm quyền xử lý, giải quyết ra quyết định cho nên khơng trách được những vấn đề sai sót. Phịng pháp chế thuế có nhiệm vụ thẩm định lại tất cả những hồ sơ của các phòng, bộ phận tham mưu đề xuất xử lý, trước khi trình người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết, như: hồ sơ đề nghị hoàn thuế, miễn giảm thuế.v.v..đồng thời giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa CQT và NNT, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của NNT; Qua phỏng vấn các chuyên gia về thuế, cụ thể là các lãnh đạo Cục Thuế thì các ý kiến đều cho rằng cần thiết thành lập phòng Pháp chế thuế như một số Cục Thuế đã triển khai.
4.2.1.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý của công chức Cục thuế
Thứ nhất, công tác đào tạo, tuyển dụng công chức cần cải tiến nhiều hơn nữa bởi thực tế cho thấy nhiều cán bộ chưa làm hết năng lực, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều cơng chức không đủ năng lực để đảm đương công việc. Không nên đào tạo tràn lan, chạy theo bằng cấp mà đào tạo chuyên sâu theo chức năng, nhiệm vụ được giao và sử dụng hết năng lực, trình độ đồng thời phải có chế độ đãi ngộ phù hợp.
Thứ hai, công chức Cục thuế hiện nay chủ yếu được đào tạo và làm việc theo cơ chế cũ cho nên cần thiết phải:
Khẩn trương đào tạo và đào tạo lại cán bộ cơng chức hiện có, bằng các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày, các lớp nghiệp vụ chuyên sâu về thuế (bao gồm cả thuế nội địa và thuế quốc tế).
Chọn lọc công chức trẻ được đào tạo cơ bản, cho đào tạo ở bậc cao hơn, có chiến lược lâu dài cho số cơng chức này để họ có đủ khả năng, trình độ đảm đương các vị trí then chốt của ngành trong điều kiện nền kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế.
Với mục đích tăng cường hơn nữa cơng tác tun truyền, giáo dục về chính sách và pháp luật thuế, cơng chức Cục thuế phải thực hiện tự đào tạo, bồi dưỡng hoặc tham gia các lớp tập huấn do Tổng cục thuế để nâng cao trình độ hiểu biết về thuế, ngồi cơng tác đơn đốc thu nộp thuế, mỗi cơng chức thuế cịn trở thành một tuyên truyền viên về chính sách thuế.
Thường xuyên đưa vào các Hội nghị CBCC nội dung về đạo đức nghề nghiệp, những điều cần “xây”, những điều cần “chống” đối với CBCC thuế, về “Tuyên ngôn ngành thuế” để giáo dục CBCC thuế thực hiện tốt hơn sứ mệnh của mình.
Thứ ba, với việc thực hiện chương trình hiện đại hố ngành thuế, Cục thuế đã đưa vào quản lý gần 40 ứng dụng phần mềm tin học, phần lớn công
việc được thực hiện trên hệ thống máy tính và hệ thống mạng. Vì vậy, mỗi cơng chức đều phải có một kiến thức tin học tốt và lực lượng công chức tin học là một bộ phận rất quan trọng trong việc triển khai và bảo trì hệ thống tin học và các ứng dụng tin học. Bộ phận công chức tin học này cần được đào tạo, bồi dưỡng, theo các chương trình phù hợp với từng đối tượng và trình độ khác nhau như:
Đào tạo cơng chức tin học trình độ cao để quản lý các dự án tin học của ngành, phát triển các ứng dụng lớn của ngành, nghiên cứu nắm bắt các thành tựu tin học mới để áp dụng trong ngành; Đào tạo công chức tin học để triển khai các ứng dụng của ngành và vận hành hệ thống, đối tượng được đào tạo là lực lượng cơng chức tin học nịng cốt của Cục thuế; Đào tạo các công chức sử dụng các chương trình ứng dụng, số cơng chức này chủ yếu là công chức bộ nghiệp vụ, không làm chuyên tin học.
Đội ngũ công chức thuế khơng chỉ giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp mà cịn phải sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý thuế, cập nhật thơng tin về NNT, các chính sách thuế, tài chính của Nhà nước kịp thời. Muốn vậy phải nâng cao chất lượng nguồn lực hiện có thơng qua đào tạo tại chỗ, đào tạo lại dưới nhiều hình thức, mạnh dạn tiếp nhận lớp trẻ đã được đào tạo cơ bản thông qua thi tuyển để bổ sung và thay thế nguồn nhân lực hiện có.