Bài học rút ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)

Cùng với nhiệm vụ đảm bảo động viên nguồn lực cho NSNN thì cơng cuộc cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thuế trong giai đoạn 2011-2015, với mục tiêu quan trọng là: xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế và phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học theo thơng lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính, đổi mới và ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.

Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành thuế sẽ triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó giải pháp then chốt là: Hiện đại hóa tồn diện cơng tác quản lý thuế về cả phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ, kiểm tra giám sát tuân thủ của NNT; Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, tạo sự thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ cho NNT. Từ việc nghiên cứu thực tiễn về quản lý thuế của một số nước trên thế giới nói trên giúp cho ngành thuế Việt Nam có những bài học kinh nghiệm quý báu:

Thứ nhất, từ việc nghiên cứu mơ hình quản lý thuế tại Niu Dilân rút ra những kinh nghiệm về việc xây dựng mơ hình “một cửa” tập trung và hiệu quả như sau:

Điều kiện thực hiện mơ hình “một cửa” tập trung:

Để xây dựng các trung tâm xử lý tập trung, điều kiện quyết định chính là hệ thống tin học của ngành thuế và các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật khác; Tùy theo từng loại trung tâm mà các yêu cầu có thể khác nhau, nhưng

nguyên tắc chung là hệ thống cơ sở dữ liệu và các phần mềm, ứng dụng tin học phải được xử lý tập trung và thống nhất trên phạm vi toàn quốc, được khai thác và sử dụng hiệu quả.

Đồng thời, CQT phải thay đổi cả về chức năng nhiệm vụ, quy trình làm việc, phân công trách nhiệm rõ ràng và đặc biệt phải có hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của tất cả các bộ phận, các trung tâm đó.

Các yêu cầu chủ yếu đối với việc thiết lập trung tâm dịch vụ thuế:

Về cơ sở dữ liệu, một trong những yếu tố then chốt trong mơ hình tổ chức các trung tâm (bao gồm cả 4 trung tâm của CQT Niu Dilân) là: Tất cả các trung tâm đều truy cập và sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu tập trung; cán bộ ở các trung tâm đều có quyền xem xét và có thể sửa dữ liệu của NNT. CQT có hệ thống máy tính đủ mạnh để có thể theo dõi xem bộ phận nào đã sửa dữ liệu gì, của NNT nào, ai sửa … Cần lưu ý là, nếu không phân quyền cho các cán bộ ở các bộ phận được quyền sửa dữ liệu mà chỉ tập trung vào một đầu mối thì khi NNT có thắc mắc phàn nàn gì đó về số liệu, lại phải gặp bộ phận kia, hoặc chuyển u cầu … thì sẽ khơng đảm bảo được tính nhanh chóng, thuận lợi của dịch vụ hỗ trợ.

Yêu cầu về nhân viên: Tùy thuộc vào mỗi trung tâm mà tiêu chuẩn nhân viên cũng rất khác nhau, ví dụ nhân viên ở trung tâm xử lý kết quả không tiếp xúc trực tiếp với NNT thì khơng cần tiêu chuẩn về giao tiếp, cịn nhân viên ở các trung tâm xử lý cuộc gọi và trung tâm dịch vụ phải được đào tạo cơ bản về các kỹ năng giao tiếp với khách hàng; Đồng thời, còn phải đào tạo cho họ biết cách khai thác, sử dụng các ứng dụng để tìm kiếm thơng tin trả lời cho NNT.

Yêu cầu với văn phòng: Đối với mỗi trung tâm, yêu cầu về văn phòng rất khác nhau; Đối với trung tâm hỗ trợ, phải chọn nơi thuận tiện, dễ đi lại, dễ tìm để NNT có thể đến dễ dàng, quang cảnh phải đẹp, bài trí hài hịa, lịch sự, có những khu vực chức năng riêng biệt như nơi ngồi chờ, bàn đón tiếp, quầy

trả lời …; Đối với trung tâm xử lý cuộc gọi có thể ở trên tầng cao, hoặc ở chỗ nào có thể làm văn phịng được (bàn ghế, máy tính) chỉ phụ thuộc vào cơng nghệ, khơng phụ thuộc vào không gian.

Thứ hai, từ việc nghiên cứu hiện đại hóa quản lý thuế tại Australia mang cho ngành thuế nước ta những kinh nghiệm trong việc thực hiện các mục tiêu trong chương trình cải cách ngành thuế, với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý thuế; Trước hết, cần đánh giá mức độ phức tạp của hệ thống thuế cấp trung ương so sánh với các hệ thống ở địa phương. Mức độ phức tạp đó khơng chỉ địi hỏi năng lực quản lý thay đổi và quản lý dự án ở trình độ cao mà cả cơng nghệ đủ năng lực để vận hành trong hệ thống thuế quốc gia.

Một kinh nghiệm quý báu nữa là nhiều hệ thống đơn giản và ban đầu dễ triển khai về lâu dài lại rất tốn kém hơn bởi các hệ thống này thiếu linh hoạt để nâng cấp và dẫn tới phụ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền để thực hiện bất kỳ thay đổi nào về tính năng nghiệp vụ.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w