Nhóm giải pháp về đăng ký thuế, kê khai thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 95)

- Số thuế truy thu bình quân/đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế.

1 Thủ tục khai thuế theo Luật

4.2.3. Nhóm giải pháp về đăng ký thuế, kê khai thuế

Đăng ký thuế

Việc cấp mã số thuế sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quan hệ mua bán, hợp đồng kinh tế, quản lý chặt chẽ việc sử dụng hoá đơn chứng từ, làm các thủ tục về hành chính kinh tế, xuất nhập khẩu. Mã số thuế không chỉ dùng cho cơ quan thuế mà được thiết lập thống nhất theo địa phương hành chính, phân ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê; được sử dụng thống nhất cho các ngành, các cấp, các cơ quan cấp phép hành nghề kinh doanh, do đó sẽ thuận lợi cho việc đối chiếu, cung cấp, sử dụng thông tin lẫn nhau và nhất là khi ứng dụng tin học trong cơng tác quản lý hành chính, thuế.

Để có thể quản lý tốt NNT, trước hết Cục thuế tiến hành rà soát lại các đối tượng đã cấp mã số thuế nhưng khơng cịn hoạt động kinh doanh để thơng báo đóng mã số thuế. Thực hiện đối chiếu để hiệu chỉnh thống nhất thông tin về đối tượng như: địa chỉ, phương pháp tính, ngành nghề, giấy phép kinh doanh, vốn,... Đồng thời cơng khai hố thủ tục đăng ký và quy trình cấp mã số thuế tại cơ quan thuế để NNT biết.

Cục thuế thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT. Mỗi NNT phải có một hồ sơ đầy đủ, các thông tin về đối tượng nộp thuế như doanh nghiệp lớn hay nhỏ, kinh doanh mặt hàng nào, có nộp thuế đúng hay khơng,... càng nhiều thơng tin càng tốt. Những thông tin này không chỉ giúp cơ quan thuế quản lý tốt mà còn giúp cho các cơ quan chức năng khác kiểm tra nắm bắt khi cần thiết.

Tiến hành cấp mã số thuế cho tất cả các đối tượng nộp thuế thuộc diện quản lý thuế, thực hiện việc quản lý theo từng đối tượng nộp thuế, không lập sổ bộ phân chia theo từng sắc thuế mà lập bộ thuế theo từng mã số đối tượng nộp thuế; một đối tượng nộp thuế có thể nộp nhiều loại thuế khác nhau.

Xây dựng quy trình kết nối thơng tin về NNT với cơ quan Kho bạc thông qua mã số thuế để quản lý số thuế đã nộp vào NSNN. Nâng cấp hệ thống đăng ký cấp mã số thuế, từng bước thực hiện dịch vụ thơng tin cho NNT tìm hiểu chính sách chế độ nhằm tăng độ tin cậy giữa cơ quan thuế với NNT.

Thực hiện phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế theo hướng tập trung lên Cục thuế quản lý các cơ sở kinh doanh lớn thực hiện chế độ hoá đơn, kế toán và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phân quyền quản lý toàn diện, tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý thuế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kê khai thuế

Thứ nhất, khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành kê khai qua mạng và 100% NNT thực hiện kê khai bằng phần mềm hỗ trợ kê khai nhằm giảm bớt các sai sót do nhập dữ liệu và tính tốn của NNT và cơng tác nhập liệu và kiểm tra của bộ phận kê khai của Cục thuế.

Thứ hai, chuẩn hóa các quy trình, mẫu biểu kê khai thuế, giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc kê khai thuế, thực hiện hướng dẫn đầy đủ khi NNT có vướng mắc, khơng chuyển vướng mắc sang các bộ phận không nắm rõ chính sách và tình hình thực tế của NNT.

Thứ ba, đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh lớn bảo đảm 100% doanh nghiệp đều thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ kê khai nộp thuế theo quy định; đồng thời đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp theo kết quả phản ánh trên sổ sách kế tốn. Để đạt được mục tiêu trên, các Phịng thuộc Cục thuế cần kết hợp kiểm tra việc kê khai nộp thuế với kiểm tra thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, phát hiện và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, những doanh nghiệp khai khống giá trị mua bán hàng hố khơng lập hố đơn hoặc lập nhưng ghi giá thấp hơn giá thực tế thanh toán nhằm trốn lậu thuế, đồng thời kiểm tra kịp thời báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp để họ nộp ngay số thuế phát sinh vào ngân sách.

Mọi đơn vị kinh doanh có qui mơ lớn và vừa phải bắt buộc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế tốn hố đơn, chứng từ để có căn cứ xác định đúng đắn doanh thu, thu nhập tính thuế. Trong hố đơn có ghi mã số của đơn vị bán hàng, đơn vị mua hàng, và hoá đơn phải được lưu trữ đúng chế độ, thuận tiện cho việc kiểm tra, xác minh tài liệu, số liệu khi có vấn đề nghi vấn.

Thứ tư, phát triển hệ thống quản lý ấn chỉ thuế trên mạng máy tính tồn ngành, phục vụ cho công tác kiểm tra chéo, phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng hoá đơn giả hoá đơn bất hợp pháp nhằm phục vụ tốt công tác kiểm tra sau hồn thuế, tránh thất thốt NSNN.

Cục thuế mạnh dạn khuyến khích các doanh nghiệp tự in hố đơn và đăng ký với cơ quan thuế, việc quản lý, kiểm tra được dễ dàng hơn. Đối với các doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp trực tiếp thì tiến tới cũng phải bắt buộc doanh nghiệp tự in hoá đơn và đăng ký cơ quan thuế để quản lý, vì sử dụng hố đơn do Tổng Cục thuế phát hành dễ dẫn đến thực trạng mua bán, cho nhượng, làm giả như hiện nay.

Cục thuế cần phối hợp với các ngành chức năng như Công an, Quản lý thị trường, Tài chính... để tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm, sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, đồng thời cần có chính sách mạnh mẽ khuyến khích, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có cơng tố giác, phát hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ khơng xuất hố đơn chứng từ (tiền trích thưởng từ tiền phạt). Thực tế hiện nay hành vi vi phạm về sổ sách kế toán theo chuẩn mực kế toán là phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng ngành thuế qua thanh tra, kiểm tra phát hiện ra nhưng lại khơng có thẩm quyền xử phạt về hành vi vi phạm chế độ kế toán. Hành vi vi phạm này thuộc thẩm quyền của cơ quan Tài chính, nên cần có quy chế phối hợp giữa cơ quan Thuế và Tài chính trong lĩnh vực xử phạt vi phạm chế độ kế toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w