- Số thuế truy thu bình quân/đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế.
1 Thủ tục khai thuế theo Luật
4.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh
Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mơi trường kinh doanh ổn định, có chính sách thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, qua đó tạo nguồn thu bền vững và ổn định cho ngân sách địa phương.
Chỉ đạo các Ban ngành phối kết hợp CQT trong công tác quản lý thu thuế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thu ngân sách, xây dựng quy chế phối hợp giữa CQT và các các cơ quan khác: Tài chính, Kho bạc, Hải quan, Sở Kế hoạch - đầu tư, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ.
KẾT LUẬN
Thuế có vai trị rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Thuế không chỉ đảm bảo cân đối ngân sách mà hơn thế, thuế còn phát huy vai trị như một cơng cụ điều tiết nền kinh tế, định hướng sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của một ngành, một vùng, một lĩnh vực hay một mặt hàng. Tuy nhiên, vai trị đó chỉ được thực hiện và phát huy một cách đầy đủ khi có được bộ máy, biện pháp quản lý thuế hợp lý, có tính hiệu quả cao, phù hợp với bối cảnh kinh tế của đất nước.
Trong thời gian qua, cùng với quá trình cải cách hệ thống thuế cả nước, công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng đổi mới, tổ chức lao động, tổ chức nhân sự, sắp xếp các bộ phận chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế đạt được những thành tích đáng kể. Số thu năm sau cao hơn năm trước, góp phần hồn thành và hồn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách của địa phương và cả nước, từng bước đảm bảo cân đối thu chi ngân sách, dành một phần thích đáng cho việc tái đầu tư mở rộng sản xuất, nuôi dưỡng nguồn thu, phát triển vững chắc nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế trên địa bàn vẫn còn những hạn chế nhất định, trong từng bộ phận chức năng đều có những tồn tại hạn chế, dẫn đến chưa quản lý hết nguồn thu, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra. Điều đó khơng những làm thất thu cho ngân sách Nhà nước, làm tăng sự mất bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế mà còn tạo nên tâm lý và tiền lệ xấu với các đối tượng nộp thuế.
Luận văn đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về thuế, phân tích thực trạng hiệu quả công tác quản lý thuế, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân hạn chế trong quản lý thuế của Cục Thuế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế ở địa phương. Giải pháp đưa ra mang tính đột phá, đó là cấu trúc lại cơ cấu tổ chức thực hiện chức
năng quản lý thuế như: Bổ sung thêm bộ phận pháp chế thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; tăng cường luân phiên, luân chuyển vị trí cơng tác, nhất là vị trí thường xuyên tiếp xúc với NNT, ảnh hưởng đến quyền lợi nghĩa vụ của NNT; Hướng đến quản lý thuế theo mức độ rủi ro thì trước tiên phải thực hiện triệt để quản lý thuế theo mơ hình chức năng, có sự giám sát lẫn nhau, triệt để thực hiện quy chế “một cửa” và “một cửa liên thông”; Thực hiện thanh tra, kiểm tra chéo ĐTNT giữa các đơn vị quản lý; Bổ sung biện pháp cưỡng chế nợ thuế bằng phương pháp thơng báo hố đơn khơng có giá trị sử dụng; Hiện đại hố, tin học hoá quản lý thu thuế, nhằm tạo kho dữ liệu NNT đầy đủ, chính xác giúp cơng tác quản lý thuế hiệu quả.
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh theo mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát huy truyền thống, thực hiện đồng bộ các giải pháp, tranh thủ sự ủng hộ của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành trong tỉnh, nhằm thực hiện hoàn thành và hồn thành vượt mức dự tốn NSNN mà Đảng và Nhà nước giao cho.