- Số thuế truy thu bình quân/đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế.
14 Thu khác (bao gồm cả thu tại xã) 15.376 23.029 69.864 150% 303%
2.1. Chi cho con người (H) 2.2 Chi khác (O)
2.2. Chi khác (O) tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng 9,87 4,10 5,77 14,61 8,76 5,85 15,95 9,55 6,40 148% 213% 101% 109% 109% 109% 3. Hiệu quả : 3.1. Tỷ số T/C (E) 3.2. Tỷ số T/H (EH) 3.3. Tỷ số T/O (EO) lần lần lần 260,02 625,95 444,78 265,38 442,61 662,78 271,02 452.65 675,44 102% 71% 149% 102% 102% 101%
(Nguồn: Cục Thuế Tỉnh Bắc Ninh và tính tốn của tác giả)
Qua số liệu ở bảng trên, cho thấy hiệu quả chi phí bỏ ra cho cơng tác quản lý thuế qua quá trình đổi mới hàng năm được tăng lên dần, từ chi phí bỏ ra 1 đồng thu được 260,02 đồng của năm 2009 được tăng lên 265,38 đồng năm 2010 và đến năm 2011 là 271,02. Và từ 1 đồng chi phí cho con người làm công tác quản lý thuế thu được 625,95 đồng của năm 2009, năm 2010 thu được 442,61 đồng và năm 2011 là 452,65 đồng.
Biểu đồ 3.10: Chi phí tiến hành hoạt động thu thuế của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trên một đồng tiền thuế nộp vào NSNN qua các năm từ 2009 - 2011
Như vậy, hiệu quả về tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ thu NSNN tăng từ năm 2009-2011. Nhưng về mặt chi phí cho con người làm cơng tác quản lý thuế có chiều hướng giảm, năm 2009 (EH= 625,95), nhưng đến năm 2010 ( EH=442,61) và năm 2011 (EH= 452,65), nguyên nhân là do năm 2010, 2011 chi phí tiền lương tối thiểu tăng, mặt khác Cục thuế có tuyển dụng thêm hơn 20 cơng chức mới làm nhiệm vụ quản lý thuế, do trong thời gian tập sự, chưa có kinh nghiệm cơng tác nên hiệu quản quản lý thuế còn chưa cao. Đồng thời, năm 2010, 2011 phần chi cho công chức quản lý thuế tăng gấp hơn 2 năm 2009, nhưng số thu lại chỉ tăng gấp hơn 1,5 lần do vậy cũng dẫn đến tỷ số EH năm 2010, năm 2011 giảm so với năm 2009.
Hiệu quả về chi phí khác ngồi chi cho con người trong quản lý thuế có xu hướng tăng lên. Do việc đầu tư xây dựng công sở mới và đầu tư mua sắm thiết bị giảm dần qua các năm, trong khi số thu các năm đều tăng dần, dẫn đến hệ số EO tăng dần từ năm 2009 đến năm 2011.
Tỷ lệ nợ đọng thuế.
Trong công tác quản lý thuế hiện nay, việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ nhằm bảo đảm nguồn thu NSNN và thực hiện công bằng xã hội.
Thời gian qua, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh khơng những đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giải thích, đơn đốc, nhắc nhở NNT thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế của mình, mà cịn phải áp dụng cương quyết các biện pháp chế tài mạnh để bảo đảm chống thất thu cho NSNN.
Tính đến nay, tổng số tiền nợ thuế trên sổ theo dõi nợ thuế của Cục Thuế đã có dấu hiệu cảnh báo tình trạng về nợ đọng thuế gia tăng, tập trung chủ yếu các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh. Điều đáng lưu ý là một số doanh nghiệp để nợ thuế kéo dài, dây dưa, mặc dù CQT đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở song các doanh nghiệp này vẫn cố tình chây ỳ, khơng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế.
Tình hình nợ đọng thuế được thể hiện qua số liệu ở Phụ lục 6, cho thấy tỷ lệ nợ đọng các khu vực DNNN và DN ĐTNN có xu hướng giảm, trong khi đó tỷ lệ nợ đọng của khu vực DN NQD rất cao với tỷ lệ từ 15 đến hơn 20% tổng số thuế phải thu trong năm. Cụ thể năm 2009 tỷ lệ nợ đọng của khu vực DN NQD là 22,25%, năm 2010 giảm xuống 15,18% nhưng năm 2011 lại tăng lên là 21,44%. Tỷ lệ nợ đọng được biều diễn trên biểu đồ 3.8 (trang 61).
Như vậy, tình hình nợ đọng thuế rất cao, hiệu quả quản lý giảm do không động viên kịp thời nguồn thu vào NSNN, tình hình các DN chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước ngày càng tăng, đây là thực trạng của rất nhiều doanh nghiệp NQD do Cục thuế quản lý.
Cục thuế đã tăng cường chỉ đạo và thực hiện một số giải pháp đó là: Phân tích rõ tuổi nợ của các khoản nợ, xem xét, đánh giá về khả năng tài chính của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có số nợ lớn để có những biện pháp chế tài cụ thể.
Đối với khoản nợ thuế khó thu hồi và khoản nợ thuế chờ xử lý, Cục thuế sẽ áp dụng biện pháp quản lý phù hợp. Riêng đối với khoản nợ có khả năng thu được áp dụng nghiêm các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các biện pháp thu nợ và thiết lập hồ sơ bảo đảm chặt chẽ để tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật thuế. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp với cơ quan Công an trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, truy thu thuế cho nhà nước, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống Kho bạc, Ngân hàng thương mại để cung cấp trao đổi thông tin giữa CQT với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, phát hiện các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu mất khả năng thanh toán, để thực hiện các bước theo quy định của pháp luật về cưỡng chế nợ thuế, góp phần tăng thu cho NSNN và ngăn ngừa các hành vi dây dưa, chây ỳ nợ đọng tiền thuế.
Tỷ lệ thất thu thuế.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh về Quy chế phối hợp trong cơng tác chống thất thu thuế khu vực ngồi quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều biện pháp nhằm tăng số thu cho NSNN và giảm tỷ lệ thất thu thuế xuống mức thấp nhất.
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ thất thu thuế
(Số liệu trên biều đồ căn cứ vào số liệu tại Phụ lục 8)
Như vậy, qua số liệu tại bảng trên, ta thấy tỷ lệ thất thu ở vẫn ở mức cao, vì đây mới chỉ là so sánh số thuế truy thu qua các DN được thanh tra, kiểm tra trên tổng số thuế phải thu. Tỷ lệ này có thay đổi tăng, giảm theo từng năm, phụ thuộc vào các biện pháp chống thất thu thuế và các biện pháp khác trong quản lý thuế và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong năm. Tuy nhiên số thu trong năm ngày càng tăng với tỷ trọng lớn, nhưng số thuế truy thu qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế có tăng nhưng với tốc độ khơng bằng tốc độ tăng của số thuế phải thu, vì vậy tỷ lệ số thuế thất thu trên tổng số thuế phải thu sẽ có xu hướng giảm đi.
Số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giúp các đối tượng nộp thuế và CQT thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành.
Thơng qua cơng tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật thuế của các đối tượng nộp thuế và người thu thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực. Kiểm tra thuế và thanh thuế là một trong những công tác thường xuyên liên tục, để đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế nói riêng và hiệu quả quản lý thuế nói chung, thì số thuế truy thu bình quân trên một đợt kiểm tra thuế hay thanh tra thuế là một trong những chỉ tiêu quan trọng, bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ thất thu thuế nhằm đánh giá một các tổng quan hơn hiệu quả trong công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế và hiệu quả quản lý thuế.
Biểu đồ 3.12: Số thuế truy thu bình quân tại 1 đơn vị kiểm tra thuế, thanh tra thuế
(Số liệu trên biểu đồ căn cứ vào Phụ lục 9)
Qua biểu đồ ở trên, cho thấy số thuế truy thu qua mỗi đơn vị kiểm tra thuế, thanh tra thuế còn cao. Đặc biệt là số thuế truy thu qua thanh tra thuế trong năm 2011 trung bình một đơn vị thanh tra trên 400 triệu đồng, đây là số thuế lớn qua kết quả thanh tra. Điều này phản ánh công tác quản lý thuế của Cục thuế còn chưa tốt, còn để thất thu nhiều.