8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Vai trò ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá tiếng Anh trong việc
cao chất lƣợng giáo dục học sinh
Giúp học sinh củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức
Thông qua các hình thức học tập ngoại khóa dễ hiểu, dễ thực hiện giúp học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản trên lớp; những từ vựng, cánh phát âm, cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Từ việc nắm bắt đƣợc những kiến thức cơ bản, học sinh cảm thấy tự tin, hứng thú và sẽ chủ động tìm tòi những kiến thức mới.
Khối lƣợng tri thức nhân loại ngày càng tăng lên nhanh chóng. Các dự báo khoa học cho thấy vào thập niên đầu của thế kỷ 21, cứ khoảng 5 năm tri thức nhân loại lại tăng gấp đôi. Nhà trƣờng không thể cung cấp tất cả nguồn tri thức đó mà chỉ có thể trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản của các môn học. Ngay trong những bài học trên lớp, học sinh cũng chỉ có thể học đƣợc những kiến thúc cơ bản nhất, những khái niệm những quy tắc chung nhất mà thôi. Còn rất nhiều kiến thức khác cần phải nắm, phải hiểu, phải vận dụng đƣợc vào trong thực tế cuộc sống của mình nhƣng lại chƣa đƣợc đƣa và cũng không thể đƣa hết vào trong chƣơng trình. Vì thế ngoại khoá bộ môn là một trong những cách thức, những con đƣờng tốt nhất giúp học sinh bổ
sung, mở rộng, tích luỹ thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết, vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày của bản thân. Mặt khác mỗi học sinh là một chủ thể của quá trình học tập của mình, mang trong mình những tiềm năng to lớn về trí nhớ, lập luận, quan sát, giao tiếp. Hoạt động ngoại khoá bộ môn tạo cho các em khả năng phát huy, đa dạng hoá tất cả những tiềm năng đó. Nó tạo điều kiện để các em tham gia, có dịp thể hiện những hiểu biết của mình, bổ sung, phát triển những tri thức cần thiết. Cụ thể hơn hoạt động ngoại khoá bộ môn nếu đƣợc tổ chức tốt sẽ phát huy đƣợc những tác dụng chủ yếu về mặt cung cấp tri thức sau đây:
- Mở rộng kiến thức môn học
- Bổ sung, cập nhật những kiến thức cần thiết
- Là điều kiện rèn luyện, củng cố và nâng cao các kỹ năng giao tiếp,
tìm tòi, phát hiện và hệ thống hoá thêm những kiến thức khác để làm giàu vốn tri thức cho mình
- Nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống dân tộc, giá trị văn hóa thế giới, của các nƣớc nói tiếng Anh và các nƣớc khác, những ham muốn tìm tòi sáng tạo.
Hoạt động ngoại khoá bộ môn hướng hứng thú vào các hoạt động bổ ích, làm giảm thiểu tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh
Hoạt động này hƣớng các em sử dụng thời gian rảnh rỗi vào những việc có ích, hợp lý trong quá trình học tập của mình . Một sân chơi thú vị với nhiều hình thức phong phú giúp các em giảm bớt việc tham gia những hoạt động không lành mạnh. Thông qua hoạt động ngoại khoá bộ môn giáo viên có thể phát huy đƣợc tính tích cực từ chính những đặc điểm tâm lý của những học sinh yếu kém về đạo đức ( Những học sinh yếu kém về đạo đức thƣờng có nhận thức sai lệch về cuộc sống nhƣng lại có niềm tin mạnh mẽ vào những việc mình làm, thích làm những công việc mang tính hƣớng ngoại, đôi khi ích kỷ, nhƣng với bạn bè chí cốt lại rất nghĩa hiệp, thậm chí sẵn sàng hi sinh vì bạn ) Qua hoạt động ngoại khoá bộ môn nếu giáo viên tin
tƣởng, giao việc, khích lệ sẽ có thể làm thay đổi cách nhìn, cách sống của chính những học sinh đó. Các em sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách vui vẻ, tự nguyện. Mỗi lần nhƣ vậy các em sẽ xích lại gần nhau hơn. Dần dần giáo viên tạo ra đƣợc thói quen và cách ứng xử tốt cho các em. Hoạt động ngoại khoá bộ môn với nhiều hình thức phong phú, lại diễn ra ở nhiều thời điểm, hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi cách thức hoạt động khác nhau, sẽ rèn luyện cho học sinh đức tính thích nghi chủ động, năng động, bƣớc đầu làm quen với việc sƣu tầm tài liệu, tập dƣợt hoạt động và kỹ năng nghiên cứu, giáo dục thói quen quan sát, phán xét, suy luận. Từ đó góp phần tăng cƣờng hứng thú học tập cho học sinh với môn học.
Hoạt động ngoại khoá bộ môn là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới để Việt Nam có thể hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới
Qua hoạt động ngoại khoá bộ môn giáo viên giúp học sinh hình thành đƣợc một số năng lực nhƣ năng lực tổ chức quản lý, năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội. Nó cũng giúp cho học sinh khả năng làm việc độc lâp, khả năng diễn đạt trƣớc đám đông, khả năng phản xạ nhanh … các em hình thành cho mình một cách sống đúng đắn, phù hợp với những chuẩn mực của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, biết hoà đồng với tự nhiên xã hội và cộng đồng, biết đấu tranh với những biểu hiện sai trái của bản thân và của ngƣời khác.
Với những tác dụng to lớn trên đây, nếu tổ chức quản lý tốt hoạt động ngoại khoá bộ môn cho học sinh thì có thể tạo chiếc cầu nối, sự thể nghiệm chặt chẽ giữa lý thuyết với kỹ năng thực hành, góp phần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, tạo hứng thú cho học sinh. Có thể nói hoạt động ngoại khoá bộ môn là hình thức dạy học mang tính tích hợp cao, có tác dụng phát triển kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách toàn diện.
Hoạt đông ngoại khoá bộ môn huy động tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các lực lượng xã hội tham gia vào việc giáo dục học sinh
Sở dĩ các hoạt đông ngoại khoá góp phần đắc lực trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng vì qua các hoạt động này nhà trƣờng gắn kết các lực lƣợng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ nhóm chuyên môn, Hội cha mẹ học sinh… và tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Chất lƣợng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động tích cực của các yếu tố môi trƣờng khác nhau nhƣ môi trƣờng gia đình- môi trƣờng nhà trƣờng và xã hội.