8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng cho giáo viên tiếng Anh về tổ chức
chức hoạt động ngoại khoá
Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng chủ yếu giữ vai trò quan trọng nhất
trong việc thực hiện hoạt động ngoại khoá bộ môn, là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động này. Trình độ và năng lực tổ chức của giáo viên là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự thành công của hoạt động ngoại khoá. Thực tế cho thấy chất lƣợng đội ngũ giáo viên môn tiếng Anh hiện nay ở các trƣờng THPT ở huyện Võ Nhai không đồng đều đã ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng dạy học nói chung và hoạt động ngoại khoá tiếng Anh nói riêng. Vì vậy rèn kỹ năng cho giáo viên về tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn là một việc làm hết sức cần thiết, cần đƣợc coi trọng trong hệ thống các biện pháp của hiệu trƣởng. Công việc này phải đƣợc làm một cách thƣờng xuyên và lâu dài.
* Mục tiêu của biện pháp:
Xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh có trình độ vững vàng, có kỹ năng tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá để thu hút học sinh học tốt môn học của mình.
Tổ chuyên môn là đơn vị tự bồi dƣỡng, là môi trƣờng tốt để giáo viên nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá. Chỉ có thể qua thực tế tổ chức và hoạt động, giáo viên mới trƣởng thành về mọi mặt.
* Nội dung và cách thực hiện:
- Phân loại giáo viên: Hiệu trƣởng tiến hành đánh giá, phân loại giáo viên từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Phải tạo ra đƣợc bầu không khí lành mạnh để giáo viên tự giác thực hiện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm. Mọi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, quá trình thực hiện phải có lô gíc chặt chẽ. Qua thực tế hoạt động giáo viên sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng trao đổi nâng cao tay nghề.
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng tổ chức, phƣơng pháp tiến hành hoạt động ngoại khoá.
- Hƣớng dẫn các hoạt động thực hành
Cách thực hiện:
- Cho giáo viên tham dự các buổi hoạt động ngoại khoá các bộ môn khác của nhà trƣờng hoặc các trƣờng bạn (cả buổi thành công và buổi chƣa thành công để rút kinh nghiệm).
- Mời giáo viên có trình độ chuyên môn và tay nghề tốt tới tham gia - cố vấn.
- Trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn..
- Giáo viên lập kế hoạch bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng, nhà trƣờng tạo điều
kiện cung cấp các thông tin cần thiết.
Hình thành và rèn các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho giáo viên tiếng Anh:
Kĩ năng đƣa ra nhiều phƣơng án tổ chức hoạt động và lựa chọn phƣơng án tốt nhất: Thông thƣờng khi gặp các vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động ngoại khoá, ngƣời tổ chức thƣờng đƣa ra cách giải quyết
mang tính suy đoán. Các phƣơng án của hoạt động ngoại khoá đƣợc chuẩn bị trƣớc thì khả năng tiếp thu của học sinh sẽ tăng lên. Nếu ngƣời tổ chức để xảy ra sai sót khi thực hiện hoạt động ngoại khoá thì việc học tập của học sinh sẽ bị cản trở. Ngƣời giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ xem xét thấu đáo cần áp dụng phƣơng án nào, dựa trên mảng kiến thức nào, phải có khả năng nhận biết các phản ứng của học sinh, đánh giá đƣợc tình huống học tập để có sự điều chỉnh kịp thời. Trong khi lên kế hoạch, ngƣời tổ chức đã vạch ra các phƣơng án và khi thực hiện nên cố gắng làm theo những phƣơng án đã xác định trƣớc. Chỉ thay đổi phƣơng án khi cần thiết nếu trong quá trình thực hiện phát sinh những tình huống mới, tránh tuỳ tiện thay đổi các phƣơng án ngay tức thì. Với những bộ môn thực hành, ngƣời tổ chức cần để cho học sinh tự thực hành, cho đến khi học sinh cảm thấy có thể lĩnh hội đƣợc tất cả thì mới chuyển sang nội dung tiếp theo.
Kĩ năng vận dụng các nguyên tắc, các yếu tố tổ chức hoạt động ngoại khoá tạo sự hứng thú cho học sinh.
Để gia tăng hiệu quả học tập cho học sinh trong hoạt động ngoại khoá tiếng Anh, mỗi giáo viên tiếng Anh cần phải nắm rõ các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn nói chung. Cách truyền đạt của giáo viên đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp, kỹ năng nhuần nhuyễn. Ngƣời tổ chức phải ý thức đƣợc hứng thú học tập của học sinh trong ngoại khoá là nhân tố quan trọng nhất đem đến sự thành công. Nhiều giáo viên phản ánh rằng họ cảm thấy bị gián đoạn khi học sinh tỏ ra không thích hoạt động ngoại khoá do mình phụ trách. Muốn khắc phục cần phải hết sức khéo léo trong việc sử dụng 6 nhân tố sau đây:
+ Mức độ tập trung của học sinh trong quá trình tổ chức: Khi học sinh ít chú ý thì các em không thể nào tiếp thu đƣợc nhƣng tập trung quá cao độ thì sẽ bị căng thẳng. Giáo viên cần lƣu ý 4 yếu tố để có thể tăng hoặc giảm mức độ tập trung của học sinh là: Mức độ gần gũi, thời gian, hiểu rõ
vấn đề, nghệ thuật đặt câu hỏi. Khi thấy học sinh tích cực trong các hoạt động thì giáo viên sẽ ít can thiệp.
+ Sắc thái tình cảm: Thông qua các biểu hiện của học sinh ở từng tình huống cụ thể ngƣời tổ chức có thể biết đƣợc học sinh có phải đang sẵn sàng học hỏi hay không . Các em luôn có khuynh hƣớng nỗ lực nếu bản thân thấy thích, tin rằng mình sẽ thành công. Giáo viên nhận biết cảm xúc của học sinh qua các biểu hiện thích thú - trung hoà - chán nản và khéo léo tạo ra mỗi loại khi cần đó là kỹ năng của ngƣời tổ chức. Điều này quan trọng hơn là đơn thuần bổ sung các thiếu sót của chúng.
+ Sự thành công: Để thành công đƣợc học sinh phải cố gắng hết mình. Ngƣời tổ chức ra những bài tập nếu dễ với học sinh các em sẽ không thấy hứng thú. Bài tập khó mà hoàn thành đƣợc thì đó mới là thành công. Sự thành công phụ thuộc vào 2 nhân tố mức độ bài tập đƣa ra và kỹ năng của ngƣời tổ chức. Điều này đòi hỏi ngƣời tổ chức khi nào nên tăng hoặc giảm mức cơ bản, nên để cho học sinh thử sức để nhận biết đƣợc mức độ nào là phù hợp, từ đó ngƣời tổ chức tìm ra đƣợc phƣơng pháp truyền đạt cho phù hợp. Với những học sinh đã đạt đƣợc nhiều thành tích các em cảm thấy tự tin trong việc thể hiện mình, thậm chí thất bại cũng cố vƣơn lên. Ngƣợc lại với học sinh từng thất bại nhiều, các em sẽ bi quan.
+ Sự thích thú với buổi ngoại khoá: Nhân tố này không tự có mà nó phát sinh trong quá trình tổ chức. Ngƣời tổ chức tạo sự thích thú cho học sinh bằng cách làm cho học sinh thích thú với chính mình. Giáo viên đƣa ra những lời bình luận, những trò chơi khởi động (warm up) thu hút sự chú ý của học sinh, liên hệ nội dung của ngoại khoá với thực tế, những gì gần gũi, học sinh biết rõ, hiểu rõ, khen ngợi học sinh về những gì các em đã trình bày... Ngoài ra giáo viên tăng cƣờng tính thiết thực của hoạt động ngoại khoá bằng việc gắn việc học của các em với thực tế cuộc sống.
+ Sự nhận biết kết quả: Giáo viên cần cho học sinh thấy các em đã làm tốt kỹ năng nào, kỹ năng nào cần phải cải thiện và cần phải làm gì để
cải thiện kỹ năng đó. Có nhƣ vậy các em mới thấy khả năng sử dụng tiếng Anh của mình đến đâu, khi làm đƣợc các em sẽ cố gắng hơn. Muốn vậy giáo viên cần phải tập trung vào sự phản hồi, phải đƣa ra nhận xét một cách hiệu quả, quan tâm đến sự cố gắng của các em dù là rất nhỏ.
+ Động lực khách quan, chủ quan: Động lực chủ quan tồn tại ngay trong mỗi học sinh khi các em cảm thấy hài lòng với kết quả ban đầu của mình. Động lực khách quan có đƣợc khi các em tham gia thấy thích thú khi lĩnh hội đƣợc kiến thức. Động lực khách quan chuyển thành động lực chủ quan khi học sinh hài lòng với hoạt động ngoại khoá đã và đang diễn ra. Các em từ chỗ cần phải tham gia đến thích tham gia.
6 nhân tố này chúng tác động qua lại, ngƣời tổ chức cần phải biết kết hợp hài hoà thuần thục trong từng buổi hoạt động ngoại khoá.
Ngoài việc gia tăng động lực cho học sinh, ngƣời tổ chức còn phải biết cách dẫn dắt học sinh vào buổi ngoại khoá nhƣ: Thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ đầu, sử dụng thời gian ở đầu buổi hiệu quả. Ngƣời tổ chức sử dụng các đồ dùng trực quan để học sinh khi tiếp thu đƣợc thuận lợi, đây là cách dạy ngoại ngữ rất có hiệu quả, đặc biệt trong học từ vựng đối với học sinh miền núi. Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh trong quá trình tổ chức hoặc khi kết thúc, tùy theo chủ điểm của buổi ngoại khóa, học cái gì, kỹ năng nào thì kiểm tra cái đó. Từ đó ngƣời tổ chức xác định những sai sót để cải thiện kết quả học tập.
Kiểm tra đánh giá:
Đây là bƣớc quan trọng nhằm phát hiện những tồn tại chƣa thực hiện đƣợc. Qua kiểm tra, hiệu trƣởng sẽ thấy đƣợc những điều bất hợp lí để sửa chữa uốn nắn. Hiệu trƣởng thấy đƣợc tác dụng của hoạt động này trong việc vừa nâng cao tay nghề cho giáo viên, vừa hình thành, phát triển các mặt kiến thức - kĩ năng - thái độ cho học sinh. Kiểm tra đánh giá cũng là một cách để duy trì kỉ luật lao động, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Sau kiểm tra phải có động viên khen thƣởng.
* Dự kiến kết quả:
Rèn luyện kĩ năng cho giáo viên tiếng Anh về tổ chức hoạt động ngoại khoá là một vấn đề quan trọng cần đƣợc các nhà quản lý lƣu tâm nếu muốn hoạt động ngoại khoá tiếng Anh thu đƣợc kết quả. Muốn hoạt động này đƣợc tốt, học sinh hứng thú tham gia thì bất kì nhà trƣờng nào cũng phải có đội ngũ giáo viên thật vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng thực hiện đƣợc trong một sớm một chiều. Nhà quản lý phải có tài, có tâm mới khích lệ đƣợc mỗi giáo viên tự tích luỹ, bổ sung kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho chính mình. Hiệu trƣởng tạo các điều kiện tốt nhất có thể để cho mỗi giáo viên tự giác vƣơn lên.