0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa đang thực hiện

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI KHÓA TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 44 -48 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.1. Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa đang thực hiện

Đội ngũ cán bộ quản lý :

Ba trƣờng THPT trên địa bàn huyện Võ Nhai có tổng số là 8 ngƣời: có 6 ngƣời đã qua các lớp quản lý giáo dục tại Học viện quản lý giáo dục. Có 6 ngƣời làm công tác quản lý từ 5 năm trở lên.

Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đều là những ngƣời giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đề bạt làm quản lý nhà trƣờng. Mặc dù chuyên môn của họ không phải là ngoại ngữ nhƣng có sự trải nghiệm từ các công việc chuyên môn mà còn có khả năng am hiểu những yêu cầu cần thiết của việc tổ chức ngoại khoá bộ môn ngoại ngữ, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tiến hành hoạt động ngoại khoá bộ môn tiếng Anh cho học sinh. Đội ngũ cán bộ quản lý biết cách chọn lựa, xây dựng bồi dƣỡng các tổ trƣởng chuyên môn, nhóm trƣởng chuyên môn và những giáo viên tiếng Anh cốt cán đạt trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác, biết cách thu hút học sinh và làm việc luôn tạo đƣợc uy tín với đồng nghiệp, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động phong trào, khả năng phối kết hợp tốt

với các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý hoạt động này vẫn chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Hiệu trưởng quản lý hoạt động bằng mục tiêu

Thông thƣờng hiệu trƣởng nắm mục tiêu qua tổ trƣởng, nhóm trƣởng chuyên môn, kế hoạch chuyên môn của tổ, của nhóm ngoại ngữ. Tuỳ theo từng buổi ngoại khoá mà hiệu trƣởng yêu cầu tổ trƣởng chuyên môn chỉ rõ những gì học sinh cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ, các điều kiện đảm bảo để tổ chức. Hầu hết cán bộ quản lý ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Võ Nhai khi đƣợc hỏi đều cho biết rằng: Họ giao nhiệm vụ cho tổ, nhóm chuyên môn. Nhóm trƣởng sẽ báo cáo về mục tiêu cần đạt cho lãnh đạo, trình bày quy trình thực hiện và đề xuất các kiến nghị khi tổ chức.

Ví dụ: Tổ ngoại khóa bộ môn, cho học sinh tham gia chơi một số trò

chơi nhƣ; thi viết ra các từ liên quan đến từ chủ điểm - School, học sinh đƣợc chia theo nhóm, có thời gian quy định cho việc viết, liệt kê từ vựng. Sau khi kết thúc thời gian học sinh phải đọc, phát âm các từ đã tìm ra, đặt 2 câu có sử dụng các từ đã tìm, giáo viên đánh giá nhận xét, cho điểm. Mục tiêu của hoạt động này là giúp học sinh ôn và học thêm từ vựng, cách phát âm.

Hầu hết các mục tiêu ngoại khoá bộ môn đặt ra đƣợc thực hiện và quản lí tƣơng đối chặt chẽ. Tuy nhiên, mục tiêu ở những hình thức ngoại khoá có tính quần chúng sự kiểm soát còn lỏng lẻo. Việc các em tham gia những hoạt động có tính quần chúng này chủ yếu là muốn đƣợc thay đổi không khí, thoả mãn tính hiếu kỳ. Chƣa có những thang đo để xác định sự thay đổi tích cực trong chính các em.

Đối với mục tiêu rèn kỹ năng trong hoạt động ngoại khoá tiếng Anh, khi trao đổi với chúng tôi, cán bộ quản lý cho rằng: Để học sinh có đƣợc kỹ năng hay năng lực ngoại ngữ từ việc tham gia hoạt động ngoại khoá thì phải có một quá trình bền bỉ lâu dài. Nhiều nhà quản lý thấy việc rèn kỹ năng cho học sinh là cần thiết, là quan trọng, nhƣng trên thực tế đây vẫn còn là hạn

chế. Bởi chăng nó không chỉ đòi hỏi có thời gian, mà còn đòi hỏi chất lƣợng dạy và học ở các cấp học, nguồn nhân lực- chất lƣợng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, tài chính...Hầu hết các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh tập trung nhiều vào rèn luyện kỹ năng nghe và nói hay còn gọi là giao tiếp cho học sinh. Tuy nhiên cũng chỉ tập trung nhiều vào những học sinh khá giỏi, những đối tƣợng còn lại hiệu quả không cao. Vì thực tế kỹ năng đọc và viết của học sinh còn hạn chết thì việc thực hành nghe và nói là rất khó, hơn thế nữa áp lực về kỳ thi tốt nghiệp khiến cả thầy và trò quan tâm hơn đến rèn luyện kỹ năng đọc, viết.

Còn biện pháp quản lý mục tiêu về mặt thái độ; Các nhà quản lý đều thống nhất rằng: Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá, nhà quản lý đòi hỏi ở ngƣời tổ chức và học sinh đều phải có tính nghiêm túc trong lao động. Từ thái độ trong tổ chức của ngƣời thầy mà có sự ảnh hƣởng lớn đến quá trình thực hiện ở học sinh. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo cũng nhƣ kiến thức chắc chắn, kỹ năng nhuần nhuyễn của thầy sẽ tạo cho các em một tình yêu với môn học, có cố gắng vƣơn lên và thành thạo các kỹ năng theo quy định đối với cấp học, sử dụng tiếng Anh nhƣ một thói quen, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong xã hội hiện nay.

Việc tổ chức ngoại khoá bộ môn giúp việc giao tiếp của học sinh với tập thể trở nên tự tin hơn. Nhà quản lý nếu để ý sẽ nhận rõ điều này và nên có sự tác động để những học sinh thƣờng ngày e ngại khi tham gia hoạt động ngoại khóa có nhiều cơ hội giao lƣu, giao tiếp hơn, các em học thầy, học bạn để hình thành, phát triển kỹ năng cho mình.

Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn thông qua kế hoạch

Qua khảo sát cho thấy:

63% (5/8 ) ý kiến cho rằng kế hoạch phải đƣợc xây dựng từ đầu năm.

25% (2/8) ý kiến cho rằng kế hoạch đƣợc xây dựng từ yêu cầu của giáo viên

Sự không thống nhất ở thời điểm xây dựng kế hoạch đã phản ánh thực tế rằng:

Thông thƣờng các nhà quản lý giao cho bộ phận chuyên môn (tổ trƣởng, nhóm trƣởng) soạn thảo kế hoạch trong một học kỳ, một năm. Tổ, nhóm chuyên môn xác định các hình thức hoạt động ngoại khoá, thời gian tiến hành, phân công ngƣời phụ trách...

Trao đổi với chúng tôi, các thầy cô tổ trƣởng chuyên môn phản ánh rằng: họ là những ngƣời trực tiếp lập kế hoạch, báo cáo với lãnh đạo nhà trƣờng. Tổ nhóm chuyên môn không chỉ hiểu về trình độ, thái độ của học sinh với môn học mà còn thấy đƣợc tính cần thiết của việc tổ chức ngoại khoá. Từ việc biên soạn kế hoạch, nhà quản lý nắm đƣợc thời gian và các điều kiện khác cần cho việc tổ chức, cân nhắc tính khả thi. Từ đó nhà quản lý ấn định thời gian và duyệt chi kinh phí, điều kiện tổ chức.

Tại các trƣờng đƣợc khảo sát, có trƣờng kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn đƣợc xây dựng từ đầu năm, gồm kế hoạch năm, kế hoạch tháng và từng tuần. Khi xây dựng kế hoạch ngƣời phụ trách thông qua tổ nhóm chuyên môn để cả tổ đƣợc biết, cho ý kiến đánh giá tính khả thi và những điều kiện cần để tổ chức. Tất cả kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn của tổ, nhóm phải đƣợc ghi trong nghị quyết và báo cáo với lãnh đạo nhà trƣờng để phê duyệt, thông qua hội nghị công nhân viên chức và đƣợc niêm yết công khai. Khi kế hoạch đã đƣợc phê duyệt, bộ phận đƣợc giao công việc yên tâm thực hiện, giáo viên chủ động về mọi mặt, với các em học sinh đƣợc chuẩn bị tâm thế từ trƣớc.

Trao đổi với chúng tôi, cũng có ý kiến cho rằng không phải hoạt động ngoại khoá ở tất cả các trƣờng đều có kế hoạch đúng quy trình nhƣ vậy. Cụ thể, có nhà quản lý, có nơi chƣa ý thức đƣợc đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, có hiện tƣợng tổ nhóm chuyên môn trình lên ra sao, phê duyệt nhƣ thế, chƣa xét đến tính khả thi. Có khi một tháng có vài ba hoạt động, có tháng lại bị lãng quên. Có khi kế hoạch đƣợc xây dựng gấp rút,

chắp vá, chỉ khi nào thấy cần thiết thì tổ chức thực hiện, không có sự bàn bạc thống nhất nên khi thực hiện chất lƣợng còn thấp. Mặt khác cấu trúc nội dung của kế hoạch chƣa đầy đủ, mới chỉ mang tính hình thức, chƣa có sự phân công công việc rõ ràng, chƣa xác định cụ thể thời gian, hình thức, điều kiện tổ chức, yêu cầu cần đạt ...

Tóm lại, xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá tiếng Anh chƣa đƣợc các nhà quản lý thật sự lƣu tâm và thống nhất; chƣa đặt vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học chung của trƣờng; chƣa thật sự đƣợc coi trọng, mới chỉ quan tâm chung chung, chỉ tập trung quan tâm đến hoạt động chính khóa, giảng dạy theo phân phối chƣơng trình. Và nhƣ thế nhà quản lý chƣa có đƣợc những biện pháp quản lý một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI KHÓA TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 44 -48 )

×