8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Một số kết luận chung về tính khả thi và tầm quan trọng của các biện
các biện pháp qua khảo nghiệm
Từ kết quả khảo nghiệm chúng tôi nhận thấy cần chủ động thực hiện một số công việc sau để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá môn tiếng Anh: 1. Nâng cao nhận thức để giúp giáo viên và học sinh tham gia tích cực chủ động và hứng thú khi tham gia hoạt động.
2. Mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng tiếng Anh và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá cho giáo viên tiếng Anh, đặc biệt là các kĩ năng: tổ chức, kết hợp giữa nói và chỉ dẫn có kèm các đồ dùng trực quan, máy chiếu.
3. Tổ chức đa dạng các hình thức ngoại khóa, thực hiện kết hợp hoạt động ngoại khóa giữa các bộ môn.
4. Vận động và bằng nhiều hình thức để đóng góp và trang bị cơ sở vật chất, phƣơng tiện hoạt động và kinh phí cho hoạt động ngoại khoá các môn nói chung và ngoại khoá tiếng Anh nói riêng.
5. Thống nhất và triển khai đồng bộ kế hoạch của nhà trƣờng với kế hoạch của tổ chuyên môn tiếng Anh, trao quyền chủ động cho tổ chuyên môn trong tổ chức hoạt động ngoại khoá.
6. Phối kết hợp các lực lƣợng, các biện pháp nói trên, chú trọng cách thức đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Tiếng Anh ở trƣờng THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên, đề tài đƣa ra 6 giải pháp quản lý hoạt động ngoại khóa trong dạy học môn Tiếng Anh sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn này, đó là:
- Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong dạy học bộ môn tiếng Anh cho giáo viên và học sinh
- Biện pháp 2: Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trƣởng, tổ trƣởng bộ môn tiếng Anh trong việc tăng cƣờng quản lý hoạt động ngoại khoá.
- Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng cho giáo viên tiếng Anh về tổ chức hoạt động ngoại khoá
- Biện pháp 4: Xây dựng các điều kiện để tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh
- Biện pháp 5: Tổ chức đa dạng hình thức ngoại khóa tiếng Anh và kết hợp với các bộ môn
- Biện pháp 6: Trao đổi kinh nghiệm giữa các trƣờng
Những biện pháp đƣa ra, qua nghiên cứu thực tiễn sẽ có ý nghĩa đóng góp, bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học QLGD. Đồng thời có giá trị ứng dụng những vấn đề chung và riêng đối với trƣờng THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên, tuỳ đặc điểm của từng cơ sở mà CBQL có thể tham khảo tìm ra những điều phù hợp cho mình trong quá trình công tác.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Trong xu hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, trong đó có môn tiếng Anh đang rất đƣợc quan tâm, việc đổi mới môn tiếng Anh với các hình thức tổ chức dạy học đa dạng, phong phú theo hƣớng phát huy cao độ trí tụê của học sinh là một việc làm rất cần thiết. Hoạt động ngoại khoá tiếng Anh là hình thức tổ chức dạy học và giáo dục có sức hấp dẫn đặc biệt với học sinh. Có thể nói đây là một hoạt động có tác dụng lớn trong việc mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh, hình thành và phát triển cho các em kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động này cũng phải đƣợc xem xét từ góc độ quản lý giáo dục có cơ sở khoa học và thực tiễn.
1.2 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá tiếng Anh của các trƣờng THPT miền núi đã đạt đƣợc những kết quả nhất định nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, là kĩ năng tổ chức và các điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trƣờng. Vấn đề đặt ra là: Giáo viên có năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, học sinh có hứng thú tham gia nhƣng công tác quản lý hoạt động này cần có các biện pháp hữu hiệu.
Tại các trƣờng THPT miền núi ở huyện Võ Nhai, những ngƣời làm công tác quản lí đã biết phối hợp các biện pháp nhƣ tuyên truyền nhận thức, tăng cƣờng tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá, rèn luyện kĩ năng cho giáo viên, trao đổi kinh nghiệm giữa các trƣờng... nhằm đạt đƣợc kết quả. Song các biện pháp đó cho dù đã đƣợc thực hiện nhƣng cách thức tiến hành và hiệu quả đạt đƣợc chƣa nhƣ mong muốn, chƣa đồng đều giữa các trƣờng. Ngay cả những trƣờng vận dụng có hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khoá thì trên thực tế vẫn có những hạn chế cần khắc phục.
1.3 Các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa do chúng tôi đề xuất đã góp phần quan trọng và có tác dụng lớn trong việc thực hiện mục đích
giáo dục đề ra. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Tuyên truyền có tốt thì mới hiểu mức độ cần thiết của việc làm. Các điều kiện tổ chức có tốt thì học sinh mới hứng thú, ngƣời tổ chức mới nhiệt tình và năng lực mới đƣợc phát huy.Ngƣời hiệu trƣởng phải có kế hoạch mới chủ động điều hành công việc. Tổ chức thực hiện kết hợp các bộ môn trong hoạt động ngoại khoá và trao đổi kinh nghiệm với các trƣờng tạo ra tính chất phong phú rút ngắn con đƣờng đi đến mục tiêu....
1.4. Để thực hiện hoạt động ngoại khoá tiếng Anh có hiệu quả cao, các biện pháp phải đƣợc sử dụng đồng bộ, theo thời gian, tuỳ từng hoàn cảnh để lựa chọn biện pháp. Thành công của hoạt động ngoại khoá tiếng Anh là kết quả của việc vận dụng tổng hợp các biện pháp này trong từng hoàn cảnh và đối tƣợng cụ thể và phụ thuộc vào tài năng, sự nhạy cảm của ngƣời hiệu trƣởng nhà trƣờng, của những ngƣời thực hiện.
2. Khuyến nghị
2.1 Đề nghị các cơ sở đào tạo giáo viên sớm hoàn thiện về mặt lí luận, trang bị những kiến thức cần thiết để ngƣời giáo viên hiểu rõ hoạt động ngoại khoá bộ môn trong nhà trƣờng, biết cách tiến hành hoạt động này. Dành thời gian, kinh phí cụ thể cho hoạt động này trong năm học.
2.2 Đề nghị với các cấp quản lí trang bị các điều kiện cần thiết giúp cho hoạt động ngoại khoá tiếng Anh đƣợc tốt hơn.
2.3 Các trƣờng nên có những buổi giao lƣu để học hỏi kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá tiếng Anh.
2.4 Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề về cách thức tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá tiếng Anh.
2.5 Ngƣời hiệu trƣởng cần tích cực tham gia các chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trƣờng hiện nay.
2.6 Các trƣờng THPT ở huyện Võ Nhai cần thực hiện tốt 6 kết luận rút ra sau khảo nghiệm .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo giáo dục thời đại online
http://www.gdtd.vn;http://www.giaoducthoidai.vn
2. Nguyễn Minh Châu, Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá bộ
môn trong nhà trường THPT, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục,Trƣờng ĐHSP Hà Nội.
3. Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB Đại học sƣ phạm.
4. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 ,Hà Nội, 2008.
5. Extracurricular Activities Get Your Child Involved, Kimberly Austin, http://childrentoday.com/
6. Extracurricular activities, www.coollegeboard.com
7. Nguyễn Văn Hộ, (2010), Phát triển chương trình giáo dục hiện đại, Đại
học Thái Nguyên.
8. Học viện Quản lý giáo dục, Khoa học quản lý, 2008
9. Đặng Thành Hƣng, (2/2005), Thiết kế bài học nhằm tích cực hoá học tập,
Tạp chí giáo dục.
10. Nguyễn Đức Lợi (2008), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Tài Chính
Hà Nội -2008.
11. Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
12. Lƣu Xuân Mới, (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Đại học sƣ phạm.
13. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Phạm Hồng Quang, (2005) Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền
núi, NXB Đại học Thái Nguyên
15. Phạm Hồng Quang, (2006) Giáo trình lý luận giáo dục.
16. Phạm Hồng Quang, (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục.
18. Vũ Trí Thức, Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.
19. Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh (2007), kỷ yếu hội thảo hiệu
quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông, TP Hồ Chí Minh.