Hệ thống các biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoài khóa trong dạy học môn tiếng anh cho học sinh thpt miền núi tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 74)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Hệ thống các biện pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong dạy học bộ môn tiếng Anh cho giáo viên và học sinh

* Mục tiêu của biện pháp:

Tuyên truyền làm cho giáo viên và học sinh hiểu rõ tác dụng của hình thức tổ chức dạy học, có đƣợc nhận thức đúng đắn về việc tổ chức hoạt động ngoại khoá đối với môn tiếng Anh. Nhận thức đúng thì hành động mới không lệch lạc, mới tránh đƣợc những sai lầm.

* Nội dung và cách thực hiện: Có rất nhiều nội dung cần tuyên truyền. Tuy nhiên, trong nhà trƣờng cần tập trung vào những nội sau:

- Tác dụng của hoạt động ngoại khoá tiếng Anh

- Vai trò của học sinh, giáo viên, phụ huynh và các tổ chức đoàn thể

nhà trƣờng trong hoạt động ngoại khoá đó.

- Các hoạt động ngoại khoá tiếng Anh sẽ tiến hành trong thời gian

tới ( tuyên truyền dƣới dạng tờ rơi, panô, trên internet, thông báo bảng)

Lực lƣợng tham gia tuyên truyền: Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên tiếng Anh vừa là ngƣời tham gia vừa là những ngƣời tuyên truyền tích cực nhất. Trên cơ sở nhận thức đúng, giáo viên bộ môn tiếng Anh và học sinh sẽ cụ thể hoá nó bằng hành động tham gia một cách tự giác và tích cực.

Phƣơng tiện tuyên truyền: Ngƣời làm công tác tuyên truyền phải bám

vào các văn bản có tính pháp quy nhƣ: Luật giáo dục, điều lệ trƣờng THPT, đặc biệt là hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành để tác động vào nhận thức của giáo viên và học sinh.Với giáo viên họ sẽ thấy rõ ý thức trách nhiệm của mình trong công việc, hiểu rõ đó là một hình thức tổ chức dạy học mang lại cho học sinh niềm hứng thú. Với học sinh các em sẽ đƣợc tự nguyện trong việc tham gia các hình thức ngoại khóa bộ môn, thấy rõ tác dụng của nó trong việc củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức - kỹ năng - thái độ.

Các bƣớc tiến hành a) Lập kế hoạch

Đầu tiên, hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn cùng với tổ trƣởng hoặc nhóm trƣởng nhóm tiếng Anh lên kế hoạch tuyên truyền. Tuyên truyền - nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động ngoại khoá tiếng Anh cho giáo viên và học sinh là việc làm thƣờng xuyên, những ngƣời có trách nhiệm trong trƣờng truyền đạt tới giáo viên và học sinh hiểu về tác dụng của nó.

Kế hoạch phải đƣợc lập chi tiết về các nội dung sau:

- Tác dụng của hoạt động ngoại khoá tiếng Anh trong việc mở rộng - củng cố - nâng cao kiến thức - kỹ năng - thái độ cho học sinh.

- Chỉ rõ thời gian tiến hành: Trƣớc và sau buổi hoạt động ngoại khoá , ngƣời phụ trách cần tuyên truyền để giáo viên trong nhóm và học sinh hiểu tác dụng của việc tham gia ngoại khoá.

- Nội dung tuyên truyền phải gắn liền với nội dung buổi ngoại khoá. b) Triển khai kế hoạch:

Thông qua các kỳ họp với cha mẹ học sinh, hiệu trƣởng và giáo viên chủ nhiệm cần truyền đạt tới họ những tác dụng cụ thể của hoạt động ngoại khoá nói chung cũng nhƣ ngoại khoá tiếng Anh nói riêng. Từ đó cha mẹ học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình tham gia hoạt động này. Hiệu trƣởng phải dựa vào các buổi ngoại khoá đã đƣợc tổ chức thành công, đƣợc dƣ luận đánh giá cao để làm cơ sở khích lệ giáo viên và học sinh tham gia. Tuyên truyền có thể thực hiện qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và qua áp phích, panô..., tuyên truyền bằng hoạt động cụ thể. Hiệu trƣởng họp với các tổ trƣởng, nhóm trƣởng, giáo viên chủ nhiệm và cố vấn Đoàn để chỉ đạo việc thực hiện thí điểm hoạt động ngoại khoá tiếng Anh. Từ sự thành công của một chƣơng trình cụ thể, tổ chuyên môn sẽ nhân mô hình đó ra diện rộng. Tuyên truyền phải đi đôi với việc tổ chức, triển khai có kết quả tốt thì mới có tác dụng thiết thực thúc đẩy các buổi ngoại khoá lần sau. Làm tốt công việc này sẽ giúp cho buổi ngoại khoá thu hút đƣợc số đông giáo

viên và học sinh tham gia, đồng thời đặt ngƣời phụ trách phải đào sâu tìm tòi những hình thức mới để học sinh tham gia không bị nhàm chán.

*Dự kiến kết quả đạt đƣợc:

Để chứng minh tác dụng của biện pháp này, chúng tôi đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền trƣớc khi tổ chức ngoại khoá.

Ví dụ: Để tiến hành buổi ngoại khoá tiếng Anh chỉ dành riêng cho khối 12 với chủ đề “The job you like most - công việc mà bạn yêu thích nhất” tiến hành tại trƣờng THPT Trần Phú, hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trƣởng bộ môn tiếng Anh, bí thƣ Đoàn trƣờng đã tiến hành công tác tuyên truyền và mang lại một kết quả tốt. Thông qua thông báo, panô, áp phích, góc tiếng Anh, tranh ảnh trƣờng thông báo chƣơng trình cụ thể để những ngƣời tham gia nắm đƣợc nội dung của chƣơng trình... Kết quả cụ thể là số học sinh tham gia đạt 91,2% (156/ 171). Đa số học sinh đều hứng thú, buổi ngoại khoá kéo dài 3 giờ mà học sinh vẫn đón nhận trong sự hào hứng, sôi nổi. Thông qua buổi ngoại khoá học sinh đƣợc thể hiện những ƣớc mơ, ý tƣởng về công việc tƣơng lai và quan trọng hơn là đƣợc rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh, kĩ năng này ít đƣợc rèn luyện trong các buổi học chính khoá.

Nếu không có công tác tuyên truyền chắc chắn sẽ không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Với những em còn băn khoăn, e ngại do dự thiếu tự tin thì tuyên truyền chính là điểm nhấn khiến các em có thêm động lực tham gia.

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trƣởng, tổ trƣởng bộ môn tiếng Anh trong việc tăng cƣờng quản lý hoạt động ngoại khoá.

3.2.2.1. Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn tiếng Anh

* Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này giúp hiệu trƣởng nhìn thấy tổng thể công việc cần làm trong năm, kỳ, tháng... từ đó hiệu trƣởng đánh giá tính khả thi của từng loại công việc, chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian cho hoạt động này. Hiệu trƣởng thấy đƣợc tổng thể hoạt động ngoại khoá tiếng Anh trong mối quan hệ với hoạt động chính khóa và các hoạt động ngoại khoá các môn học khác.

* Nội dung và cách thực hiện::

- Bồi dƣỡng kĩ năng lập kế hoạch ngoại khoá các bộ môn nói chung, kĩ năng lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá tiếng Anh nói riêng.

+ Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin về các vấn đề liên quan đến công tác lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá: thông tin về môn học và khoa học liên quan, về năng lực của học sinh tiếp thu môn học này, khả năng của giáo viên có thể thực hiện buổi ngoại khoá, điều kiện tổ chức.... Phân tích các thông tin để tìm ra những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và những hạn chế cần khắc phục.

+ Kĩ năng xác định mục tiêu của buổi ngoại khoá: từ yêu cầu của môn học, từ các thông tin thu nhận đƣợc xác định các mục tiêu của buổi ngoại khoá một cách rõ ràng, phù hợp, cụ thể.

+ Kĩ năng đƣa ra các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả + Xác định các bƣớc thực hiện buổi ngoại khoá

- Kế hoạch phải chỉ rõ: + Ngày tháng tổ chức

+ Tên hoạt động ngoại khoá + Mục đích yêu cầu

+ Hình thức tổ chức + Địa điểm

+ Ban chỉ đạo, ban tổ chức + Số học sinh tham gia + Kinh phí cần để hoạt động + Phƣơng án dự phòng.

- Bồi dƣỡng kĩ năng hƣớng dẫn lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch từ dƣới lên, trên xuống cho hiệu trƣởng

Để nâng cao hiệu quả thực hiện và tính khả thi của kế hoạch, đồng thời giảm gánh nặng cho hiệu trƣởng, hiệu trƣởng cần có năng lực chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng từ dƣới lên. Nhóm trƣởng, tổ trƣởng sẽ là ngƣời trực tiếp giúp hiệu trƣởng công việc này. Hiệu trƣởng là ngƣời điều phối một cách hợp lý. Nhóm trƣởng chuyên môn là ngƣời căn cứ vào thực tế đặc thù bộ môn của mình để lên kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá.

Hiệu trƣởng dựa vào bản kế hoạch đƣợc lập từ tổ, nhóm chuyên môn, cân nhắc tính khả thi của từng hình thức tổ chức, đánh giá nó trong mối tƣơng quan với các môn khác. Hiệu trƣởng đƣa các hoạt động ngoại khoá của bộ môn tiếng Anh vào kế hoạch chung của nhà trƣờng. Bên cạnh đó, hiệu trƣởng phê duyệt các kế hoạch của tổ bộ môn và giao cho tổ, nhóm chuyên môn thực hiện. Hiệu trƣởng dựa vào điều kiện cụ thể của nhà trƣờng để buộc các tổ nhóm chuyên môn phải thực hiện đúng kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Trƣờng hợp vì một lý do nào đó phải thay đổi thì phải có kế hoạch, có phƣơng án dự phòng, phải có sự giải trình để quy trách nhiệm.

Kế hoạch tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá bộ môn phải đƣợc lập cụ thể, chi tiết cho từng kỳ và cả năm ngay từ đầu năm. Tổ bộ môn tiếng Anh cần cụ thể hoá lịch hoạt động chung của trƣờng vào bộ môn của mình theo tháng và từng buổi ngoại khoá cụ thể. Song song với kế hoạch tổ chức và quản lý, hiệu trƣởng phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc tổ chức thực hiện. Hiệu trƣởng phải lập ra một ban chỉ đạo để kiểm tra, đánh giá.

Cách thực hiện:

Để giúp nhà trƣờng nâng cao năng lực lập kế hoạch các hoạt động sau cần đƣợc tiến hành:

- Hiệu trƣởng mời chuyên gia về tổ chức hoạt động ngoại khoá đến bồi dƣỡng cho nhà trƣờng về nội dung, hình thức... tổ chức hoạt động ngoại khoá

- Hiệu trƣởng hƣớng dẫn tổ trƣởng chuyên môn lí thuyết và cho họ thực hành lập kế hoạch của tổ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua các kì bồi dƣỡng thƣờng xuyên ...

Nâng cao năng lực lập kế hoạch cho hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lí hoạt động ngoại khoá. Công việc này không chỉ khiến cho hoạt động ngoại khoá tiếng Anh mà hoạt động ngoại khoá các bộ môn khác trong nhà trƣờng đi vào nề nếp mặt khác giúp ngƣời hiệu trƣởng hoàn toàn chủ động trong công tác điều hành.

3.2.2.2. Tăng cường các hoạt động quản lý hoạt động ngoại khóa tiếng Anh (chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá…), có cách thức đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá tiện lợi, chính xác

* Mục tiêu của biện pháp:

Mục tiêu của việc tăng cƣờng công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra hoạt động ngoại khoá nhằm đảm bảo kế hoạch hoạt động ngoại khoá đƣợc thực hiện nghiêm túc và có kết quả. Các hoạt động quản lí hoạt động ngoại khoá tiếng Anh: chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá, thi đua khen thƣởng... giúp đƣa bản kế hoạch hoạt động vào thực tiễn. Các hoạt động này giúp nhà trƣờng thấy đƣợc tinh thần, thái độ làm việc của giáo viên, thấy đƣợc chất lƣợng của ngoại khoá tiếng Anh đối với sự phát triển kiến thức - kỹ năng - thái độ cho học sinh, thấy đƣợc hứng thú của các em trong việc tham gia, thấy đƣợc hình thức, thời lƣợng có phù hợp hay không, nhất là đối với đối

tƣợng học sinh miền núi. Từ thực tế chỉ ra những thiếu sót, những gì cần bổ sung trong hệ thống biện pháp tổ chức và quản lí hoạt động này.

* Nội dung và cách thực hiện:

- Tăng cƣờng các hoạt động chỉ đạo của hiệu trƣởng đối với tổ trƣởng bộ môn tiếng Anh

- Tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, đánh giá, tập trung đánh giá kết quả ngoại khoá tiếng Anh đối với việc củng cố, mở rộng kiến thức, hình thành, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về hoạt động ngoại khoá giữa các trƣờng để xem xét sự thành công và hạn chế lẫn nhau, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

- Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động ngoại khóa tiếng Anh dựa trên đặc điểm học sinh và nhà trƣờng thuộc khu vực miền núi, vùng cao. Bộ tiêu chí đƣợc xây dựng dựa trên năng lực ngoại ngữ của học sinh miền núi, năng lực giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian…tình hình thực tế nhà trƣờng, địa phƣơng.

Cụ thể nội dung và cách thực hiện nhƣ sau:

- Tăng cƣờng các hoạt động chỉ đạo của hiệu trƣởng đối với tổ trƣởng

bộ môn tiếng Anh:

+ Hiệu trƣởng công bố kế hoạch năm học trong đó có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá của toàn trƣờng

+ Hiệu trƣởng đƣa ra các chỉ dẫn và hƣớng dẫn cụ thể, kịp thời để các tổ xây dựng thành kế hoạch của tổ và triển khai.

+ Hiệu trƣởng lên kế hoạch theo dõi cụ thể hoạt động ngoại khoá các môn trong đó có tiếng Anh.

+ Qui định công tác báo cáo với hiệu trƣởng về tiến độ thực hiện và chất lƣợng công việc của tổ chuyên ngành.

+ Kiểm tra kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm: Đây là thao tác để điều chỉnh tiến độ, chỉ ra những vƣớng mắc trong triển khai kế hoạch, phát hiện những sai sót để có phƣơng án phòng ngừa. Hiệu trƣởng nhìn vào kế hoạch để có thể biết đƣợc tiến độ thực hiện hoạt động này đang diễn ra ở các tổ nhóm chuyên môn nhƣ thế nào. Từ việc kiểm tra, hiệu trƣởng sẽ có những hình thức khen thƣởng động viên và đồng thời tìm ra những sai sót trong quá trình thực hiện, dễ dàng hạn chế những hình thức hoạt động kém hiệu quả.

+ Kiểm tra thực tế triển khai

+ Kiểm tra đánh giá không chờ khi kết thúc thực thi kế hoạch mà có thể tiến hành bất kì lúc nào.

+ Qua quan sát và kiểm tra, hiệu trƣởng đánh giá việc giáo viên và học sinh cụ thể hoá nhận thức bằng hành động. Hiệu trƣởng nắm đƣợc số học sinh tham gia các buổi ngoại khoá (ở tổ ngoại khoá bộ môn hay các hình thức sinh hoạt có tính quần chúng), nắm đƣợc tác dụng của công tác tuyên truyền tới giáo viên và học sinh.

- Hiệu trƣởng kiểm tra đƣợc hai mặt: ý thức của giáo viên và học sinh tham gia, đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác tuyên truyền, đồng thời rà soát lại sự phối hợp giữa tuyên truyền và thực tế hoạt động. Đối chiếu với các tiêu chí cụ thể để chỉ ra những thiếu sót cần phải khắc phục trong việc tổ chức và quản lí hoạt động ngoại khoá bộ môn tiếng Anh.

- Hiệu trƣởng đánh giá sự tham gia đầy đủ các buổi ngoại khoá của tổ, sự phân công công việc một cách rõ ràng cho từng thành viên của ban chỉ đạo.

+ Kiểm tra các thao tác và kỹ năng tổ chức của ngƣời phụ trách hoạt động ngoại khoá

+ Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khoá + Đánh giá tay nghề của giáo viên phụ trách.

+ Đánh giá hứng thú của học sinh khi tham gia.

+ Đánh giá tác dụng của buổi hoạt động ngoại khoá đối với sự phát triển các kỹ năng trong tiếng Anh, chất lƣợng học của học sinh qua trắc nghiệm, qua các bài kiểm tra trong tháng và cuối kì.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về hoạt động ngoại khoá tiếng Anh để xem xét sự thành công và hạn chế, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Biện pháp tăng cƣờng các hoạt động quản lí ngoại khoá nhằm tạo ra nề nếp cho Hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh, bổ sung những điều thấy

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động ngoài khóa trong dạy học môn tiếng anh cho học sinh thpt miền núi tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)